Trẻ hay ốm vặt và những điều ba mẹ cần biết

Chăm sóc con cái không phải là chuyện dễ dàng, nhất là đối với việc chăm sóc trẻ nhỏ. Do cơ thể chưa phát triển toàn diện nên nhiều trẻ hay ốm vặt, điều này đã trở thành nỗi lo lắng của không ít ông bố bà mẹ. Vậy khi trẻ hay ốm vặt bố mẹ phải làm sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết ngay dưới đây nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Trẻ hay ốm vặt
Trẻ hay ốm vặt

1. Trẻ như thế nào được gọi là hay ốm vặt?

Trẻ bị coi là hay ốm vặt nếu trẻ bị ốm thường xuyên, hầu như xảy ra hàng tháng và thường phải dùng đến thuốc. 

Trẻ hay ốm vặt thường mắc phải một số bệnh như cảm cúm, viêm họng, viêm phổi… và hay bị lặp đi lặp lại. Điều này có thể khiến cho trẻ mệt mỏi, biếng ăn, chậm lớn… 

2. Trẻ hay ốm vặt vào giai đoạn nào?

Trẻ em được chia ra thành nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, từ lúc sơ sinh cho đến lứa tuổi đi học. Mỗi giai đoạn trẻ có đặc điểm khác nhau, nên trẻ hay ốm vặt các bệnh khác nhau trong từng giai đoạn.

2.1. Giai đoạn từ 6 tháng - 3 tuổi

Theo các chuyên gia về nhi khoa, đây gọi là giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” của trẻ. Bởi vì hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của bé chưa được phát triển hoàn thiện, rất yếu ớt nên trẻ rất dễ mắc bệnh. 

Các kháng thể của trẻ nhận được từ cơ thể mẹ (như IgG) trong 3 tháng cuối thai kỳ đã giảm đi rất nhiều. Do đó, cơ thể trẻ không đối phó được với các tác nhân xấu từ ngoài môi trường khiến cho trẻ hay ốm vặt.

Trẻ sau 6 tháng tuổi dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, viêm màng não, sởi… Ngoài ra, trẻ hay ốm vặt còn có thể bị tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài, nôn… do chức năng tiêu hóa chưa hoàn thiện.

2.2. Giai đoạn 3 - 6 tuổi

Mặc dù hệ thống miễn dịch của bé đã dần hoàn thiện nhưng đây là giai đoạn cơ thể trẻ nhạy cảm đối với các bệnh nhiễm khuẩn, đường hô hấp,… 

Đây là độ tuổi trẻ sẽ đi nhà trẻ, thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường có rất nhiều trẻ khác, cầm nắm nhiều đồ vật cho vào miệng... Do đó, bé dễ bị lây chéo những căn bệnh về đường hồ hấp, bệnh lây nhiễm… với các bé khác. 

Một số bệnh do lây nhiễm do sinh hoạt trong môi trường tập thể như cúm, viêm phế quản, ho gà… 

Trẻ hay ốm vặt thường mắc các bệnh về hô hấp ở giai đoạn 3 - 6 tuổi
Trẻ hay ốm vặt thường mắc các bệnh về hô hấp ở giai đoạn 3 - 6 tuổi

2.3. Trẻ trên 6 tuổi

Khi trẻ trên 6 tuổi, hệ thống miễn dịch của trẻ về cơ bản đã hoàn thiện, không còn dễ dàng bị tấn công. Nhờ vậy, trẻ sẽ không còn ốm liên tục như những giai đoạn trước. 

Tuy nhiên, đây là giai đoạn trẻ phát triển nhanh nên có nhu cầu lớn về dinh dưỡng, đặc biệt là phải cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất. Nếu không đáp ứng đầy đủ sẽ khiến cho trẻ thiếu chất, sức đề kháng của cơ thể kém vẫn có thể gây ra tình trạng trẻ hay ốm vặt. 

Trẻ có thể mắc các bệnh nhiễm trùng cấp, bệnh về đường hô hấp. Đặc biệt, trẻ dễ mắc các bệnh về học đường như tật khúc xạ, vẹo cột sống… 

3. Nguyên nhân làm trẻ hay ốm vặt

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hay ốm vặt của trẻ. Biết rõ được nguyên nhân, ba mẹ mới tìm ra được giải pháp để giúp trẻ khỏe mạnh hơn.

3.1. Hệ miễn dịch của trẻ yếu và chưa hoàn thiện

Sau khi sinh, trẻ có “hệ miễn dịch thụ động” do nhận được một lượng kháng thể miễn dịch từ mẹ qua sữa. Trong quá trình lớn lên, hệ miễn dịch của trẻ mới được hoàn thiện dần. 

Do đó, trong những năm đầu đời cơ thể của trẻ còn non nớt, thể trạng còn yếu nên có sự nhạy cảm cao với điều kiện bên ngoài và sức chịu đựng kém dẫn tới trẻ hay ốm vặt. 

Các vắc xin tiêm phòng có thể giúp tăng khả năng miễn dịch của trẻ với một số bệnh, tuy nhiên không phải là tất cả. Trẻ vẫn dễ mắc các bệnh như: cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp trên… do nhiều loại virus, vi khuẩn.

Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện là một nguyên nhân làm trẻ hay ốm vặt
Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện là một nguyên nhân làm trẻ hay ốm vặt

3.2. Hệ tiêu hóa kém

Việc tiêu hóa thức ăn của trẻ chưa được tốt như người lớn do hệ vi khuẩn đường ruột chưa hoàn thiện, các men tiêu hoá chưa đủ. Trẻ không hấp thu được đủ chất dinh dưỡng cần thiết dẫn đến cơ thể không khỏe mạnh, trẻ hay ốm vặt. 

Hệ tiêu hóa kém, trẻ dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đầy bụng khó tiêu… làm cho trẻ mệt mỏi.

3.3. Sự hạn chế sử dụng thuốc đối với trẻ

Trẻ em là đối tượng nhạy cảm, vì cơ thể đang phát triển nên rất nhiều loại thuốc chống chỉ định đối với trẻ em, do có những tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, có những căn bệnh với người lớn chỉ cần uống thuốc là khỏi, nhưng với trẻ em thì không. 

Đặc biệt với các loại thuốc kháng sinh, việc sử dụng nhiều dễ dẫn tới mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, làm cho hệ tiêu hóa trẻ kém đi. Kết quả là thể trạng của trẻ không thể được cải thiện, dễ mắc bệnh hơn. 

3.4. Biếng ăn, chán ăn 

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn như do sinh lý, tâm lý hay bệnh lý… Điều này dẫn đến trẻ không hấp thu đủ chất dinh dưỡng, các cơ quan hoạt động không tốt làm cho trẻ hay ốm vặt.

Ba mẹ cần chú ý thay đổi khẩu phần đa dạng và đầy đủ dinh dưỡng. Đặc biệt cần tránh việc “ép ăn” khiến cho trẻ có tâm lý “sợ ăn”. 

Biếng ăn là nguyên nhân gây tình trạng trẻ hay bị ốm vặt 
Biếng ăn là nguyên nhân gây tình trạng trẻ hay bị ốm vặt 

4. Nên làm gì khi trẻ hay bị ốm vặt?

Chăm sóc trẻ đúng cách sẽ ngăn ngừa tình trạng trẻ hay ốm vặt. Một số phương pháp dưới đây ba mẹ có thể tham khảo.

4.1. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ 

Tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể là cách giúp giải quyết tình trạng trẻ hay ốm vặt. Để làm điều này ba mẹ cần nâng cao hệ miễn dịch đường tiêu hoá do 70 - 80% hệ miễn dịch của cơ thể nằm ở thành ruột (sản sinh ra IgA). Nhờ đó giúp đường tiêu hoá khoẻ mạnh và trẻ hấp thu tốt các chất dinh dưỡng. 

4.2. Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ để trẻ phát triển toàn diện. Đặc biệt lưu ý cung cấp các vitamin và khoáng chất, các acid amin thiết yếu để trẻ hoàn thiện hệ miễn dịch và giúp trẻ ăn ngon hơn. 

Ngoài ra cần cho trẻ uống đủ nước và ăn các loại rau củ, cung cấp chất xơ để phòng ngừa táo bón. 

4.3. Tiêm vacxin phòng bệnh cho trẻ

Hiện nay các chuyên gia nhi khoa khuyến cáo trẻ dưới 3 tuổi nên tiêm các mũi vaccine phòng ngừa bệnh: viêm gan B, bệnh lao, uốn ván, sởi, bạch hầu, thủy đậu, ho gà, bại liệt,... Tiêm vaccine sẽ giúp trẻ chủ động phòng ngừa bệnh, giảm tình trạng hay ốm vặt và nguy cơ mắc các bệnh nặng.

Tiêm vaccine giúp giảm nguy cơ ốm vặt
Tiêm vaccine giúp giảm nguy cơ ốm vặt

4.4. Tránh để trẻ tiếp xúc với mầm bệnh

Tránh để trẻ tiếp xúc với người lớn hoặc trẻ bị bệnh, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp trên. Bố mẹ cần đảm bảo nơi trẻ đi học có một chính sách hợp lý về việc giữ trẻ em ốm cách ly với những bé khỏe mạnh. 

Tập cho trẻ giữ tay sạch sẽ: thường xuyên rửa tay sẽ làm giảm đáng kể bệnh đường hô hấp và tiêu hóa ở trẻ em. Tập cho bé có thói quen rửa tay sạch sẽ với xà phòng trong vòng 15 - 20 giây trước khi ăn, sau khi chơi, sau khi đi vệ sinh…

Tránh để trẻ chạm tay vào mặt: virus cảm lạnh và cúm vào cơ thể qua mũi, mắt và miệng. Hướng dẫn trẻ không chạm tay lên những khu vực này và sử dụng các vật dụng cá nhân riêng như: bàn chải đánh răng, ống hút, ly… để giữ vệ sinh cho bản thân, tránh lây bệnh từ môi trường xung quanh. 

4.5. Có một chế độ sinh hoạt hợp lý cho trẻ

Ngủ đủ giấc: các bé cần khoảng 14 giờ ngủ một ngày; trẻ mẫu giáo cần 11 - 13 giờ. Các bác sĩ cho rằng trẻ ngủ trễ, thiếu ngủ gần như tăng gấp đôi nguy cơ bị cúm và bị cảm lạnh. Vì thế, bố mẹ hãy tạo cho bé thói quen đi ngủ sớm và đủ giấc, 

Cho trẻ tập các bài thể dục đơn giản cũng giúp nâng cao thể chất của trẻ. Tập thể dục thường xuyên giúp trẻ khỏe mạnh hơn, giảm tỷ lệ mắc các bệnh thông thường. 

5. Lưu ý khi trẻ hay bị ốm vặt

Để giúp bé có một sức khỏe tốt hơn, ba mẹ cần lưu ý một số điều sau khi trẻ hay bị ốm vặt:

  • Phát hiện và điều trị sớm, kịp thời mỗi khi trẻ mắc bệnh, tránh để bệnh kéo dài dẫn đến biến chứng nguy hiểm. 
  • Đối với trẻ hay ốm vặt, cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho bé, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, không tự dùng một cách bừa bãi có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho trẻ.
  • Nên giữ nhà cửa, vật dụng, đồ chơi sạch sẽ. Bố trí một không gian đủ rộng rãi, thoáng mát để trẻ vận động, chơi đùa. Giữ cho bầu không khí bé thở luôn trong lành, tránh xa khói thuốc lá, bụi không khí…
  • Tham khảo một số sản phẩm bổ sung tốt cho trẻ như sữa công thức giàu dinh dưỡng, tăng đề kháng, men vi sinh, men tiêu hóa… 
Giữ nhà cửa sạch sẽ giúp bé khỏe hơn
Giữ nhà cửa sạch sẽ giúp bé khỏe hơn

Ốm vặt là một tình trạng thường gặp ở trẻ em, tuy nhiên bố mẹ cũng không cần quá lo lắng vì tình trạng này có thể được cải thiện nếu chăm sóc trẻ đúng cách. Hy vọng qua bài viết này, các bậc phụ huynh đã hiểu hơn về nguyên nhân cũng như tìm được giải pháp phù hợp để giúp trẻ khỏe mạnh hơn. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0867 995 518 để được hỗ trợ tốt nhất nhé. 

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Nghẹt mũi ở trẻ
Nghẹt mũi khiến các trẻ khó chịu và mệt mỏi thường xuyên khuấy khóc, ngủ không ngon giấc. Xem thêm.
Làm thế nào để hết nghẹt mũi khi ngủ?
Bệnh nghẹt mũi gây ra cảm giác khó thở, bức bối đặc biệt vào ban đêm trước khi đi ngủ. Xem thêm.
 Chữa nghẹt mũi cho bà bầu
Nghẹt mũi trong quá trình mang thai thường khiến cho các bà bầu vô cùng khó chịu. Xem thêm.
Cách trị nghẹt mũi tại nhà
Nghẹt mũi gây ra cảm giác mệt mỏi khó chịu làm người bệnh mất tập trung, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Cách trị nghẹt mũi
Cách trị nghẹt mũi an toàn hiệu quả và cải thiện cảm giác khó chịu cho người bệnh. Xem thêm.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi