Viêm họng là bệnh gì? và tất tật các thông tin bạn cần biết

Viêm họng là bệnh lý phổ biến ở cả trẻ em và người lớn, thường gặp khi thay đổi thời tiết. Bệnh gây ra cảm giác đau rát, khó chịu ở cổ họng, khiến cơ thể mệt mỏi. Việc nắm được những thông tin như nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng và điều trị bệnh viêm họng sẽ giúp bạn chủ động hơn khi gặp phải.

Mục lục [ Ẩn ]
Thông tin về viêm họng mà bạn nên biết
Thông tin về viêm họng mà bạn nên biết

1. Bệnh viêm họng là bệnh gì?

Họng là một cửa ngõ rất quan trọng nối cơ thể với môi trường bên ngoài. Nơi đây là một mắt xích trong việc lưu thông không khí và thức ăn. Ngoài ra, chúng còn có vai trò trong cả hệ miễn dịch do có chứa hệ thống hệ bạch huyết.

Virus, vi khuẩn có thể đi từ miệng, mũi, thông qua họng vào đường hô hấp, đường tiêu hóa. Do đó, họng dễ bị tổn thương bởi nhiều tác nhân xấu.

Bệnh viêm họng có tên tiếng anh là Pharyngitis. Đây là tình trạng niêm mạc hầu họng bị viêm sưng, gây khó chịu, đau rát và vướng khi nhai nuốt.

Đa số các trường hợp bị viêm họng là do virus gây ra. Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, bệnh có thể khởi phát do dị ứng, vi khuẩn hoặc do một số yếu tố kích thích khác.

2. Các loại viêm họng

Là một bệnh lý phổ biến, nó có rất có rất nhiều dạng khác nhau như viêm họng hạt, viêm họng giả mạc, viêm họng xung huyết,... Do vậy, chúng ta cần phân biệt rõ các dạng bệnh để tìm hướng điều trị đúng và phù hợp nhất.

2.1. Viêm họng do virus

Viêm họng do nhiễm virus chiếm khoảng 80% trên tổng số ca bệnh. Các virus thường gây bệnh này là influenza virus, herpes simplex, adenovirus, rhinovirus hay virus parainfluenza,…

Bạn hoàn toàn có thể nhận biết bệnh viêm họng do virus gây ra nhờ một vài triệu chứng điển hình dưới đây:

  • Ngứa rát họng, đau họng, cổ họng khô khan.
  • Đau nhức cơ thể, phát ban.
  • Sổ mũi, hắt hơi, đau đầu.
  • Ho, sốt, mệt mỏi, kèm theo cảm cúm hoặc cảm lạnh.
  • Sưng to hạch bạch huyết.
  • Ăn uống không ngon miệng.

Đối với trường hợp này thì các triệu chứng có thể thuyên giảm dần trong 3 - 5 ngày. Người bệnh cần được chăm sóc đúng theo chỉ định từ bác sĩ để tránh những trường hợp không mong muốn có thể xảy ra.

Nguyên nhân chính gây viêm họng là do virus
Nguyên nhân chính gây viêm họng là do virus

2.2. Viêm họng đỏ

Bệnh viêm họng đỏ là một dạng viêm họng cấp tính, đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc họng bị sưng đỏ và tấy lên. Các triệu chứng thường xuất hiện một cách bất ngờ, đột ngột và diễn biến rất phức tạp.

Các triệu chứng điển hình như sau:

  • Sốt từ 38 - 39°C. Khô, nóng, đau rát cổ họng, thường xuyên khát nước.
  • Mũi tắc nghẹt, chảy dịch nhầy, hắt hơi liên tục.
  • Người ớn lạnh, đau nhức toàn cơ thể, chán ăn.
  • Đau buốt ở đầu, đôi khi còn nhói lên tai.
  • Nổi hạch ở cổ, dùng tay ấn vào sẽ thấy đau.
  • Niêm mạc họng sưng đỏ, xuất hiện các mao mạch nhỏ và bị phù nề thành sau họng.

Viêm họng đỏ hay xuất hiện ở trẻ nhỏ và dễ tái phát nhiều lần nếu chưa được điều trị triệt để.

2.3. Viêm họng trắng

Viêm họng trắng hay viêm họng có đốm trắng là một thể bệnh nặng của viêm họng thông thường, dấu hiệu điển hình là các hốc mủ trắng (lấm tấm hoặc thành mảng lớn) ở vùng họng. 

Nhìn chung, bệnh này được đánh giá là tương đối nguy hiểm, việc điều trị khó khăn và cần nhiều thời gian. Đối với tình trạng này chúng ta có thể nhận biết qua các dấu hiệu đặc trưng sau:

  • Người bệnh có thể sốt nhẹ đến sốt cao. Khi bệnh nặng, tình trạng sốt sẽ kéo dài cần có biện pháp phù hợp giúp hạ sốt.
  • Có cảm giác ngứa âm ỉ tại họng.
  • Xuất hiện tình trạng đau rát cổ họng nghiêm trọng. Cơn đau đặc biệt khó chịu khi người bệnh ăn uống, nói chuyện hoặc nuốt nước bọt.
  • Trong cổ họng có đờm. Hơi thở người bệnh có mùi hôi do các ổ viêm tạo mủ trong vòm họng.
  • Tùy mức độ viêm sẽ có hiện tượng xuất tiết dịch nhầy. Chất nhầy có màu vàng, xanh, hoặc trắng đục.
  • Các đốm trắng trên niêm mạc họng dễ nhìn thấy khi soi đèn.

Các biểu hiện sốt, đau họng, mỏi người,... của bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác ở giai đoạn đầu, cần sự thăm khám chuyên khoa để chuẩn đoán chính xác.

Viêm họng có đốm trắng ở vùng họng
Viêm họng có đốm trắng ở vùng họng

2.4. Viêm họng giả mạc

So với các bệnh viêm họng được nêu trên thì loại này có phần hiếm gặp hơn. Nguyên nhân chính gây bệnh là do bị trực khuẩn Klebs - Loeffler.

Khi mắc bệnh, vùng niêm mạc tại cổ họng sẽ xuất hiện màng giả mạc dày, có màu trắng xám và bám rất chắc. Đây cũng chính là dấu hiệu đặc trưng giúp phân biệt nó với các loại khác.

2.5. Viêm họng hạt

Đây cũng là một trong những loại thường gặp. Viêm họng hạt có đặc trưng là tình trạng viêm nhiễm kéo dài liên tục, kèm theo phình các mô lympho ở thành sau họng.

Khi bị bạn bị mắc phải loại này thì bạn có thể xuất hiện một số biểu hiện như:

  • Ho khan không đờm, ho kéo dài.
  • Khô cổ, đau rát cổ họng.
  • Thành họng xuất hiện nhiều chấm hay hạt có kích thước khác nhau. Có thể là những hạt lấm tấm nhưng đôi khi lại là những hạt lớn.
  • Cảm giác ngứa ngáy, vướng mắc rất khó chịu trong cổ họng.

2.6. Viêm họng cấp tính

Viêm họng cấp tính có thể do nguyên nhân nhiễm trùng hoặc không. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp là nhiễm trùng do tác nhân virus, vi khuẩn gây ra, trong đó nguyên nhân virus là phổ biến hơn.

Khi mắc phải loại này, bạn có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu sau:

  • Đau họng, khô rát cổ họng, khó nuốt, buồn nôn.
  • Ho, hắt hơi, sổ mũi, đau đầu..
  • Chán ăn, đau nhức toàn thân.
  • Phát ban, nổi hạch.

Với các trường hợp cấp tính do virus thì triệu chứng sẽ giảm dần và bệnh tự khỏi sau 3 ngày. Nếu nguyên nhân là vi khuẩn thì sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm phát sinh.

Đau đầu, mệt mỏi là biểu hiện thường gặp của viên họng cấp tính
Đau đầu, mệt mỏi là biểu hiện thường gặp của viên họng cấp tính

2.7. Viêm họng mạn tính

Trái ngược với dạng cấp tính, viêm họng mạn tính đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm lâu dài ở niêm mạc họng. Đây có thể là hệ quả của các đợt viêm cấp tính bị tái phát nhiều lần và không đáp ứng với các thuốc điều trị.

Các dấu hiệu để nhận diện của loại này bao gồm:

  • Đau họng dai dẳng trong nhiều tuần liền.
  • Khô họng, nóng rát, ngứa, hay có cảm giác vướng mắc ở cổ họng.
  • Khàn giọng, giọng nói bị thay đổi.
  • Nuốt đau và khó nuốt.
  • Ho có đờm kéo dài.
  • Cảm giác nóng rát ngay tại vùng ngực vị trí sau xương ức.

2.8. Viêm họng xuất tiết

Viêm họng xuất tiết là một trong những thể bệnh của viêm họng mạn tính. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng cổ họng sưng đỏ, có dịch nhầy tiết ra dính vào thành sau họng và các nang lympho bắt đầu xuất hiện hạt nhỏ.

Ngoài ra, bạn có thể nhận biết viêm họng xuất tiết qua những dấu hiệu sau:

  • Ngủ dậy luôn có cảm giác vướng ở cổ họng và thường có xu hướng khạc để loại bỏ đờm.
  • Khi nhai hay nuốt có cảm giác nghẹn.
  • Cổ họng khô, nóng rát, ngứa ngáy rất khó chịu.
  • Thường bị ho, đặc biệt hay ho vào ban đêm.
  • Giọng nói khàn đặc.

2.9. Viêm họng quá phát

Viêm họng quá phát là một thể của viêm họng mạn tính. Bệnh đặc trưng bởi các dấu hiệu sau:

  • Mép sau thanh quản bị dày lên gây ho khan, khàn tiếng và xuất tiết nhiều.
  • Niêm mạc họng bị dày lên và có màu đỏ.
  • Thành sau họng có các nang lympho phát triển mạnh mẽ, quá sản dày thành những. đám nề, màu đỏ hay và lồi cao.
  • Cạnh trụ sau của amiđan, niêm mạc phù nề dày lên làm thành trụ giả.
  • Hay buồn nôn, ù tai.
Bệnh nhân bị ù tai khi bị viêm họng quá phát
Bệnh nhân bị ù tai khi bị viêm họng quá phát

2.10. Viêm họng teo

Cũng giống như viêm họng xuất tiết hay viêm họng quá phát, viêm họng teo cũng là một thể của viêm họng mạn tính. Bệnh có đặc trưng là:

  • Viêm nhiễm lâu ngày nên chuyển sang teo. Tuyến chất nhầy và nang tân xơ hoá
  • Niêm mạc nhẵn mỏng, trắng có mạch máu nhỏ
  • Eo họng dần rộng ra
  • Dịch nhầy khô lại, biến thành vảy dính vào niêm mạc. Bệnh nhân luôn đằng hắng hoặc ho luôn miệng

3. Triệu chứng viêm họng

Triệu chứng của bệnh viêm họng có thể khác nhau ở mỗi người, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ viêm nhiễm gặp phải. Thông thường, viêm họng có các triệu chứng đặc trưng như sau:

  • Cơ thể sốt, đau đầu, mệt mỏi.
  • Khô họng, có cảm giác ngứa họng. Đau rát cổ họng, đặc biệt là khi nuốt - đây là biểu hiện đặc trưng nhất khi họng bị viêm.
  • Ho khan hoặc ho có đờm, có cảm giác đau rát cổ họng nhiều hơn khi ho.
  • Sưng đau và nổi hạch dưới cằm, cổ.
  • Luôn có cảm giác khó nuốt, giọng khàn khó nói chuyện.
  • Cổ họng đặc biệt nhạy cảm, rất dễ buồn nôn, nôn.

Khi viêm họng chuyển sang thể mạn tính có thể gặp triệu chứng:

  • Ho ra máu do xuất huyết niêm mạc họng.
  • Hơi thở có mùi khó chịu do ổ viêm tạo mủ.
  • Khó thở thường xuyên, phát ban, sốt cao.
  • Khàn giọng kéo dài trên 2 tuần.

Dù viêm họng ở thể nặng hay nhẹ, bạn cũng cần đi thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh từ đó có hướng điều trị chính xác.

Triệu chứng viêm họng phụ thuộc vào loại viêm họng mà bạn mắc phải
Triệu chứng viêm họng phụ thuộc vào loại viêm họng mà bạn mắc phải

4. Nguyên nhân gây viêm họng

Cổ họng là cửa ngõ nối bên trong và bên ngoài cơ thể. Do đó, vị trí này thường xuyên phải tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus qua đường ăn uống hay qua đường thở. 

Gần 80% số trường hợp bị viêm họng là do bị nhiễm virus, ngoài ra còn một vài nguyên nhân khác như:

  • Không khí ô nhiễm, thay đổi thời tiết thay đổi.
  • Viêm họng nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, thường gặp nhiều ở trẻ em.
  • Dị ứng với các tác nguyên môi trường như lông động vật, nấm, phấn hoa, khói bụi.
  • Do trào ngược dạ dày thực quản gây tổn thương, viêm nhiễm tại cổ họng.
  • Niêm mạc họng bị kích ứng bởi hóa chất, khói thuốc, đồ ăn cay nóng, nước lạnh.
  • Niêm mạc họng bị chấn thương do hóc thức ăn, la hét nhiều, nói nhiều.

5. Biến chứng viêm họng

Tai - mũi - họng thông nhau, vì vậy, khi họng bị viêm dễ gây bệnh cho hai bộ phận còn lại. Cụ thể, khi bị viêm họng mà không được điều trị cẩn thận, người bệnh có thể gặp một hoặc nhiều biến chứng sau:

  • Tại họng: Áp xe thành sau họng, áp xe amidan, viêm tấy quanh họng, viêm tấy quanh amidan.
  • Tại các cơ quan lân cận: Nếu vi khuẩn tại họng không được tiêu diệt sẽ nhanh chóng gây viêm cho khu vực xung quanh như viêm xoang, viêm mũi, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi. 
  • Tại các cơ quan xa họng: Trong trường hợp mắc viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết bêta nhóm A (Streptococcus A) nếu không được chữa trị triệt để sẽ gây thấp tim, thấp khớp, viêm cầu thận.

Để tránh những biến chứng trên xảy ra, ngay từ khi mới đau họng, mệt mỏi, bạn cần chuẩn đoán chính xác xem mình đang mắc loại viêm họng nào.

Viêm họng có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau
Viêm họng có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau

6. Các phương pháp chẩn đoán viêm họng

Nhìn chung, để chẩn đoán viêm họng, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và cận lâm sàng như sau:

Khám lâm sàng: Thăm khám xem bệnh nhân có các biểu hiện của viêm họng như: 

  • Sốt, mệt mỏi, đau mỏi toàn thân.
  • Đau rát họng, có thể có ho khan hoặc ho có đờm.
  • Họng đau nhiều, nhất là khi nuốt, kể cả chỉ nuốt chất lỏng. Giọng khàn, đau khi nói chuyện.
  • Quan sát vòm họng thấy niêm mạc họng đỏ, có dấu hiệu xuất tiết.
  • Hạch tại vùng góc hàm sưng nhẹ, đau khi ấn vào.

Khám cận lâm sàng: Các xét nghiệm cận lâm sàng giúp xác định chính xác nguyên nhân và mức độ nặng của bệnh.

  • Xét nghiệm công thức máu: Ở giai đoạn đầu, bạch cầu trong máu không tăng, nhưng đến giai đoạn có bội nhiễm thì bạch cầu đa nhân trung tính sẽ tăng cao.
  • Nuôi cấy vi khuẩn: Xét nghiệm dịch họng để xác định loại vi khuẩn gây bệnh. Từ đó đưa ra kháng sinh đồ phù hợp để đạt hiệu quả cao trong điều trị.

7. Các phương pháp điều trị bệnh viêm họng

Khi cổ họng bị viêm đau, người bệnh có thể lựa chọn chữa viêm họng theo phương pháp Tây y hoặc theo Y học cổ truyền.

7.1. Các loại thuốc chữa viêm họng theo Tây y 

Tại bệnh viện, các bác sĩ chuyên khoa thường kê đơn cho người bệnh sử dụng các loại thuốc sau:

  • Thuốc chứa paracetamol (tên khác là Acetaminophen) hoặc các thuốc chống viêm non steroid như ibuprofen. Các thuốc này có tác dụng giảm đau, hạ sốt nhanh.
  • Thuốc kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn như: Penicillin, Amoxicillin, Cephalexin,…
  • Viên ngậm giúp giảm ho, ổn định pH tại niêm mạc họng, giảm ngứa và giảm đau rát.
  • Thuốc súc họng có thành phần kháng sinh, kháng viêm vừa giúp tan đờm, sát khuẩn họng, vừa giảm phù nề.
  • Ngoài ra, viêm họng do nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản sẽ được kê thêm các loại thuốc chống trào ngược dạ dày hoặc viêm họng do dị ứng sẽ được kê thuốc chống dị ứng.

Thuốc Tây tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nên được chỉ định trong thời gian tối đa 10 ngày. Người bệnh cần thăm khám và tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc Tây tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nên chỉ được dùng tối đa 10 ngày
Thuốc Tây tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nên chỉ được dùng tối đa 10 ngày

7.2. Chữa viêm họng theo dân gian

Trong dân gian có rất nhiều các mẹo chữa viêm họng từ thảo dược quanh nhà như:

  • Pha nước mật ong, chanh tươi uống hàng ngày giúp làm dịu cổ họng, giảm ho và đau rát. 
  • Sử dụng tỏi và mật ong. Tỏi và mật ong đều có tính kháng khuẩn. Bạn có thể cắt lát tép tỏi tươi và ngâm với mật ong trong vài phút, sau đó, ngậm cả tỏi và mật ong.
  • Dùng lá tía tô: Lấy lá tía tô, hoa khế, hoa đu đủ đực rửa sạch, đem hấp cách thủy với nước và đường phèn. Sau đó chắt lấy nước uống 2 lần mỗi ngày.
  • Hoặc chỉ đơn giản là súc miệng bằng nước ấm pha muối loãng, hay dung dịch nước muối sinh lý mỗi ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ.

8. Chăm sóc và phòng ngừa bệnh viêm họng

Ngoài áp dụng các biện pháp điều trị chuyên sâu, bạn nên phối hợp đồng thời với chế độ chăm sóc và phòng ngừa bệnh tại nhà. Kết hợp cả 2 yếu tố vừa có thể tăng sức đề kháng, lại giúp phục hồi thể trạng và rút ngắn thời gian điều trị.

8.1. Chăm sóc bệnh nhân viêm họng

Các biện pháp chăm sóc đối với bệnh nhân viêm họng gồm:

  • Học tập và làm việc vừa sức, hạn chế stress.
  • Nên ăn thức ăn mềm, dễ nuốt. Bổ sung thêm rau xanh, trái cây giàu vitamin C, A, E như cam, xoài, bơ, rau ngót, bắp cải,…
  • Tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá, đồ lạnh, nước uống có ga, đồ ăn cay nóng. Hạn chế thức ăn cứng và khó nuốt, thức ăn có tính kích ứng họng,…
  • Đánh răng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối. Súc miệng với nước muối sinh lý thường xuyên.
  • Nên trang bị thêm máy tạo độ ẩm để làm dịu niêm mạc đường hô hấp.
  • Tránh la hét và hạn chế giao tiếp trong thời gian điều trị để cổ họng được nghỉ ngơi.
Đánh răng 2 lần mỗi ngày
Đánh răng 2 lần mỗi ngày

8.2. Phòng ngừa bệnh viêm họng

Viêm họng hay các bệnh lý ở đường hô hấp trên như viêm amidan, viêm thanh quản đều có khả năng tái phát cao. Do đó, sau khi khỏi bệnh, bạn nên phòng ngừa bệnh tái lại với một số biện pháp đơn giản như: 

  • Rửa sạch tay với xà phòng ngay sau khi đi vệ sinh hoặc khi tiếp xúc với vật dụng công cộng. Đồng thời cần rửa sạch tay trước khi ăn để tránh nhiễm khuẩn đường hô hấp và rối loạn tiêu hóa.
  • Hạn chế tiếp xúc với người đang bị viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Không dùng chung vật dụng (khăn, thìa, ly, chén,…) với người khác.
  • Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người.
  • Tập thể dục thường xuyên, ăn uống và sinh hoạt khoa học để nâng cao khả năng miễn dịch.
  • Với các bé nhỏ nên vệ sinh mũi và tai thường xuyên.
  • Điều trị triệt để cảm cúm, cảm lạnh, viêm tai giữa, viêm amidan,…
  • Điều trị trào ngược dạ dày thực quản.

9. Các câu hỏi thường gặp

Khi bị viêm họng bạn đừng quá lo lắng, những câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng viêm khó chịu này.

  • Làm gì khi bị viêm họng?

Khi cảm thấy vùng họng sưng, đau, bạn cần đi khám bác sĩ. Đồng thời áp dụng các biện pháp chăm sóc bệnh nhân viêm họng đã được đề cập ở trên.

Ngoài ra, trường hợp tình trạng viêm xuất hiện các biểu hiện sau bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay:

  • Khan tiếng, đau họng kéo dài nhiều ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Sốt cao trên 39℃.
  • Xuất hiện máu trong nước bọt, đờm.
  • Đau họng khiến bạn cảm thấy khó thở.
Nên đi khám bác sĩ khi bị viêm họng lâu ngày không khỏi
Nên đi khám bác sĩ khi bị viêm họng lâu ngày không khỏi
  • Viêm họng có lây không?

Câu trả lời là có. Nguyên nhân chính gây viêm họng là virus, sau đó là do liên cầu khuẩn (Streptococcus).

Những vi sinh vật này có khả năng lây lan nhanh và truyền từ người này sang người kia qua giọt bán của nước bọt hoặc dịch tiết của mũi. Vì vậy, bạn nên hạn chế tiếp xúc với người bệnh và đeo khẩu trang ở nơi đông người để tránh bị lây bệnh.

  • Viêm họng kéo dài bao lâu?

Thời gian điều trị bệnh viêm họng có thể kéo dài từ 3 - 4 ngày hoặc 1 tuần tùy thuộc vào sức khỏe của người bệnh và phương pháp điều trị.

Trong trường hợp điều trị đúng cách và duy trì các thói quen sống lành mạnh, triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm sau thời gian ngắn. 

Ngược lại, nếu bệnh nhân chủ quan và chữa trị không đúng cách có thể khiến bệnh tái phát nhiều lần, chuyển thành viêm họng mạn tính.

  • Viêm họng sốt mấy ngày?

Thông thường, bệnh nhân viêm họng chỉ sốt trong vòng 2 - 3 ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh không được điều trị kịp thời thì tình trạng sốt có thể kéo dài từ 5 - 7 ngày.

Thông thường người viêm họng thường sốt từ 2 - 3 ngày
Thông thường người viêm họng thường sốt từ 2 - 3 ngày

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về bệnh viêm họng. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có cho mình các thông tin hữu ích để phòng và điều trị bệnh hiệu quả. Bạn đừng quên chia sẻ để mọi người đều có thêm kiến thức về căn bệnh này nhé.

Mọi câu hỏi của bạn về Thiên Tri có thể gọi ngay đến hotline 0867 995 518 để được tư vấn ngay trực tiếp.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Các tiêu chí lựa chọn siro ho cho bé
Lựa chọn loại siro an toàn, hiệu quả tốt giúp trẻ giảm ngay triệu chứng ho. Tìm hiểu thêm>>
Tất tật những điều bạn nên biết về bệnh Lao màng phổi
Lao màng phổi là một trong những bệnh lao ngoài phổi nguy hiểm. Tìm hiểu thêm>>>
Phác đồ điều trị lao hiệu quả nhất hiện nay
Cần điều trị bệnh kịp thời để bệnh không tiến triển nặng hơn và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Các triệu chứng lao phổi thường gặp
Triệu chứng của lao phổi có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác.
Những điều bạn cần biết về bệnh lao phổi
Lao phổi là một trong những tình trạng bệnh lao thường gặp nhất.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi