Tăng sức đề kháng cho bé - những lưu ý mẹ cần quan tâm

Tăng sức đề kháng cho bé luôn là một trong những việc được chú trọng đối với cả phụ huynh và y bác sĩ trong những năm đầu đời của trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi vì hệ miễn dịch của các con đang trong giai đoạn hoàn thiện dần dần. 

Vậy làm thế nào để có thể tăng sức đề kháng cho bé một cách an toàn và hiệu quả, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau.

Tại sao cần phải tăng sức đề kháng cho bé ?
Tại sao cần phải tăng sức đề kháng cho bé ?

1. Tại sao cần phải tăng sức đề kháng cho bé ?

Sức đề kháng được hiểu một cách đơn giản là khả năng phòng và chống lại các tác nhân có hại xâm nhập từ bên ngoài vào cơ thể. Sức đề kháng yếu là hiện tượng cơ thể dễ bị các tác nhân như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập và gây bệnh. 

Ở trẻ em, sức đề kháng yếu là cơ hội, điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và phát triển. Đối với trẻ em dưới 1 tuổi, sức đề kháng của các bé còn yếu nên dễ bị nhiễm các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, ho hen, sổ mũi, sốt, viêm họng,... 

Cho nên tăng sức đề kháng cho bé là vấn đề cần thiết bởi vì ngoài việc nâng cao sức khỏe cho các con, nó còn tạo điều kiện cho các bé phát triển toàn diện và khỏe mạnh hơn. 

Hơn nữa, trẻ em là nhóm đối tượng cần được quan tâm rất nhiều, các con chưa thể tự mình bảo vệ tốt cho bản thân trong khi cơ chế tự miễn dịch còn yếu. Nếu chúng ta không tìm các biện pháp hỗ trợ giúp tăng sức đề kháng cho bé thì sức khỏe của trẻ em sẽ không được ổn định trong quá trình phát triển. 

Do vậy, cần thiết phải áp dụng các biện pháp nhằm tăng sức đề kháng cho bé hợp lý. 

>> Xem thêm: Các cách tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

2. Các cách tăng sức đề kháng cho bé 

Trẻ nhỏ thường dễ bị mắc các bệnh lý về hô hấp và tiêu hóa bởi vì các bệnh này thường do nguyên nhân từ vi khuẩn, virus và các ký sinh trùng ngoại lai xâm nhập và gây bệnh. Các bé thường dễ bị lây mắc các bệnh này bởi vì hệ tiêu hóa của các con còn chưa phát triển đầy đủ tất cả các chức năng, đặc biệt là ở trẻ dưới 1 tuổi. 

Do vậy, tăng sức đề kháng cho bé là việc làm cần thiết nhất trong việc hỗ trợ quá trình phát triển của con. Các vị phụ huynh có thể tham khảo các biện pháp nhằm tăng sức đề kháng cho bé đơn giản, dễ thực hiện như các thông tin dưới đây:

Có nhiều cách giúp trẻ tăng sức đề kháng khác nhau
Có nhiều cách giúp trẻ tăng sức đề kháng khác nhau

2.1. Thực hiện tiêm vacxin cho bé đầy đủ và đúng lịch

Để tăng sức đề kháng cho bé và hạn chế các nguy cơ mắc cũng như lây nhiễm bệnh, phụ huynh cần phải tìm hiểu về các mũi vacxin trong chương trình tiêm chủng quốc gia để sẵn sàng tiêm cho con ngay từ khi em bé mới chào đời.

Việc tuân thủ lịch trình tiêm vacxin là biện pháp phòng ngừa đơn giản nhất từ khi trẻ em còn là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Bởi vì, những mũi tiêm đầu đời này ngoài có tác dụng kích thích cơ thể trẻ sinh ra các kháng thể tự nhiên để tăng cường sức đề kháng giúp chống lại bệnh nhanh và hiệu quả. 

2.2. Xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý cho trẻ

Để tăng sức đề kháng cho bé, phụ huynh nên chú ý bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất bằng cách cung cấp cho các con những thực phẩm tăng sức đề kháng cho bé tự nhiên như hoa quả tươi, trái cây. 

Có một chế độ ăn uống khoa học, cân bằng là chìa khóa quan trọng để tăng sức đề kháng cho bé. Các bạn không cần thiết phải bổ sung bất kỳ loại thuốc hay vitamin nào khác chỉ với mục đích nhằm tăng cường đề kháng. 

Những thực phẩm chứa nhiều vitamin C và caroten có thể giúp tăng sức đề kháng cho bé như cà rốt, gấc, cam, chanh, dứa, đu đủ,... Các chất này khi vào trong sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra các tế bào bạch cầu và interferon. Đây đều là các nhân tố giúp bảo vệ cơ thể và nhằm nâng cao sức đề kháng cho bé. 

Ngoài ra, nếu bạn cho trẻ ăn một chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, nhiều hoa quả và rau củ thì tỉ lệ mắc bệnh ung thư giảm đáng kể. 

Xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý cho trẻ
Xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý cho trẻ

2.3. Chăm sóc tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ

Các bậc cha mẹ nên tìm hiểu và cung cấp, bổ sung các loại thực phẩm giàu probiotics như các loại sữa chua, rau củ lên men, quả bơ,.... trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ em. 

Probiotics là một lợi khuẩn trong đường ruột, chúng có vai trò quan trọng trong việc chống lại các hại khuẩn làm tổn hại tới sức khỏe của cả trẻ em và người lớn. 

Các lợi khuẩn có tác động tích cực tới hệ thống miễn dịch và có khả năng điều chỉnh các phản ứng miễn dịch, do đó khi được bổ sung lợi khuẩn probiotics thường xuyên thì sức đề kháng của trẻ được tăng cường. Từ đó sức khỏe đường ruột cũng được cải thiện đáng kể. 

2.4. Bổ sung đủ nước cho trẻ em

Nước là một yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết đối với cơ thể con người. Ở trẻ em, nước còn tham gia nhiều hơn vào quá trình phát triển của bé. 

Cơ thể bị mất nước có thể dẫn đến việc mất cân bằng trong quá trình trao đổi chất, làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Do đó, cơ thể dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn, vi rút gây hại. 

Để tránh tình huống này xảy ra cho trẻ em, các mẹ cần chú ý nhắc nhở các con uống đủ nước mỗi ngày. 

Nước còn có tác dụng trong việc giúp các tế bào hoạt động hết công suất bởi vì nó giúp oxy hóa máu dễ dàng hơn. Không những vậy, việc bổ sung đủ nước hàng ngày còn giúp cơ thể của các bé luôn khỏe mạnh, giúp hình thành khả năng miễn dịch tốt chống lại các tác nhân xấu từ bên ngoài tấn công. 

Ngoài ra, uống nước hàng ngày còn giúp thận đào thải các độc tố thông qua quá trình bài tiết nước tiểu, đồng thời não cũng được tăng cường trao đổi chất, lưu thông dịch não tủy. 

Bổ sung nước đầy đủ là một cách giúp tăng sức đề kháng cho trẻ
Bổ sung nước đầy đủ là một cách giúp tăng sức đề kháng cho trẻ

2.5. Khuyến khích trẻ vận động và luyện tập thể dục thể thao

Vấn đề vận động rất tốt cho sức khỏe của trẻ. Các bậc phụ huynh cần phải tăng cường khuyến khích các con vận động mỗi ngày. 

Trên thực tế, hiện nay vì các bố mẹ thường rất bận rộn với công việc nên thường cho các con chơi các trò chơi điện tử, hoặc dành phần lớn thời gian để xem tivi. Việc này khiến cho các bé càng ngày càng lười vận động, khiến sức đề kháng của trẻ có thể bị ảnh hưởng. 

Tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên có thể giúp các bé:

  • Loại bỏ phần lớn các loại hại khuẩn trong đường hô hấp trên, giảm thiểu đáng kể nguy cơ bị cảm cúm ở trẻ.
  • Ngăn việc phát triển của các vi khuẩn xấu trong cơ thể.
  • Hỗ trợ các tế bào bạch cầu lưu thông hiệu quả trong cơ thể, từ đó tăng cường hàng rào miễn dịch cho bé.
  • Tăng cường giải phóng các hormon nội sinh, giúp các bé cảm thấy vui vẻ, năng động cả ngày.

2.6. Nhắc nhở các bé chú ý giữ gìn vệ sinh tay chân

Việc giữ vệ sinh tay chân tuy không giúp tăng sức đề kháng cho bé từ bên trong nhưng hỗ trợ nhiều trong việc hạn chế các tác nhân gây hại từ bên ngoài tiếp xúc và xâm nhập vào cơ thể. Chính vì vậy mà hệ miễn dịch của trẻ em sẽ ít nguy cơ bị tổn hại hơn. 

Trên bàn tay của mỗi người có chứa hàng triệu vi khuẩn, đặc biệt ở đối tượng trẻ em, số lượng này có thể cong gia tăng nhiều hơn. Bởi vì các con không tự ý thức được vấn đề vệ sinh, thường xuyên chơi các trò chơi phải tiếp xúc. Do đó, việc nhắc nhở các bé chú ý vệ sinh tay chân thường xuyên là cần thiết. 

Giữ gìn vệ sinh tay chân là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mà lại mang đến hiệu quả cao trong việc nâng cao sức đề kháng cho bé, hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh như tiêu chảy cấp, lỵ, tả, cảm cúm, tay chân miệng,... 

Nhắc nhở các bé chú ý giữ gìn vệ sinh tay chân để tăng sức đề kháng
Nhắc nhở các bé chú ý giữ gìn vệ sinh tay chân để tăng sức đề kháng

Chỉ với vài chục giây rửa tay bằng xà phòng là có thể giúp giảm thiểu rủi ro nhiễm khuẩn rất tốt cho bé. Vậy nên các bậc phụ huynh cần lưu ý quan tâm đến vấn đề này. Bởi vì rửa tay có thể giúp giảm tới 30 - 40% nhiễm khuẩn hô hấp và bệnh tay chân miệng ở trẻ em.

Mỗi ngày không chỉ trẻ em mà tất cả mọi người trong gia đình nên rửa tay trước khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh. Đặc biệt trong tình hình dịch bệnh COVID - 19 đang diễn ra căng thẳng như hiện nay, mỗi gia đình nên tăng cường rửa tay, ngay cả sau khi mới đi ở ngoài về. 

2.7. Chú ý chăm sóc tốt cho giấc ngủ cho trẻ em

Thời gian ngủ là quãng thời gian vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Bởi vì, trong lúc ngủ, cơ thể có thời gian để phục hồi các chức năng. Ở trẻ em thì giấc ngủ càng quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi vì, cơ thể trẻ sẽ có điều kiện phát triển, tự phục hồi trong mỗi giấc ngủ. 

Nếu cơ thể bị thiếu ngủ, sức khỏe của trẻ sẽ bị suy yếu. Để bảo đảm giấc ngủ ngon cho trẻ, các phụ huynh cần chú ý:

  • Xây dựng và duy trì cho trẻ một thời gian biểu cho việc ngủ cố định hàng ngày. Đây là việc không hề đơn giản, nhưng khi trẻ đã quen thì giấc ngủ của trẻ sẽ được chăm sóc một các tự nhiên và đảm bảo hơn.
  • Có thể tạo cho trẻ các thói quen sinh hoạt lành mạnh trước giờ ngủ như đọc sách, đọc thơ, hát,…
  • Tạo cho các bé một không gian ngủ yên tĩnh, thông thoáng và ánh sáng dịu nhẹ.
  • Không cho trẻ xem tivi hay chơi điện thoại trước khi đi ngủ.

2.8. Tránh cho trẻ tiếp xúc khói thuốc

Trong khói thuốc có chứa tới hơn 4000 loại độc tố mà đa số đều có thể gây ra phản ứng kích thích hoặc thậm chí là có thể tiêu diệt các tế bào bạch cầu trong cơ thể. 

Ngoài ra, hệ miễn dịch của trẻ còn chưa được hoàn thiện chức năng và vẫn rất non nớt nên khi tiếp xúc với khói thuốc, các bé chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng xấu nhiều hơn. 

Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá
Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá

Theo các nghiên cứu, các em bé mà thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc thì có nguy cơ đột tử cao hơn, tăng tỉ lệ mắc các bệnh viêm phế quản, nhiễm trùng tai và bệnh hen suyễn. 

Thêm vào đó, việc hít phải khói thuốc sẽ còn ảnh hưởng đến sự phát triển các tế bào thần kinh của trẻ, từ đó gây tác động xấu tới trí thông minh và não bộ của các bé. 

>> Xem thêm: Thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ tốt nhất hiện nay

3. Lưu ý khi sử dụng các cách tăng sức đề kháng cho bé 

Bài viết vừa đề cập đến các biện pháp giúp tăng sức đề kháng cho bé. Phần lớn các cách tăng sức đề kháng kể trên đều khá đơn giản và dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, làm thế nào để sử dụng các phương pháp đó hiệu quả nhất thì các bậc cha mẹ cần chú ý các vấn đề sau:

  • Nếu trong gia đình có trẻ nhỏ thì cần hạn chế tối đa việc hút thuốc trước mặt các con. Tốt nhất bạn nên bỏ thuốc vì hút thuốc không chỉ có hại cho trẻ em mà còn gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của tất cả mọi người.
  • Khi cho các con tập thể dục thì cần chú ý tới mức độ vận động hàng ngày, tránh việc tập luyện quá sức khiến các bé bị mệt. Điều này có thể gây ra tác dụng ngược.
  • Không nên tắm ngay sau khi các bé nô đùa, vận động ra mồ hôi nhiều. Cần để cho bé có thời gian nghỉ ngơi, hồi phục và khô mồ hôi trước khi tắm. Để tránh trường hợp cảm lạnh khi tắm.
  • Tăng cường các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và miễn dịch. Nhưng các mẹ cần chú ý đến khẩu vị của các con. Nếu thực phẩm tốt nhưng không hợp với các bé thì sẽ gây ra hiện tượng chán ăn, gầy yếu, sụt cân. Từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến sức đề kháng của bé.
  • Cần cân bằng giữa việc ăn uống, sinh hoạt, vui chơi trong cuộc sống hàng ngày của bé. Nên chú ý đến những thực phẩm bé thích và từ đó tìm hiểu các cách chế biến tốt cho sức khỏe và đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất.

Tăng sức đề kháng cho trẻ là việc cần thiết
Tăng sức đề kháng cho trẻ là việc cần thiết

Tăng sức đề kháng cho bé là một vấn đề rất quan trọng và không hề dễ dàng đòi hỏi một quá trình lâu dài với phụ huynh. Với những thông tin cơ bản được đề cập, bài viết mong rằng các bậc cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng hiệu quả nhất.

Mọi thắc mắc của bạn về Thiên Tri vui lòng gọi đến hotline 0867 995 518 để được tư vấn trực tiếp.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Nghẹt mũi ở trẻ
Nghẹt mũi khiến các trẻ khó chịu và mệt mỏi thường xuyên khuấy khóc, ngủ không ngon giấc. Xem thêm.
Làm thế nào để hết nghẹt mũi khi ngủ?
Bệnh nghẹt mũi gây ra cảm giác khó thở, bức bối đặc biệt vào ban đêm trước khi đi ngủ. Xem thêm.
 Chữa nghẹt mũi cho bà bầu
Nghẹt mũi trong quá trình mang thai thường khiến cho các bà bầu vô cùng khó chịu. Xem thêm.
Cách trị nghẹt mũi tại nhà
Nghẹt mũi gây ra cảm giác mệt mỏi khó chịu làm người bệnh mất tập trung, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Cách trị nghẹt mũi
Cách trị nghẹt mũi an toàn hiệu quả và cải thiện cảm giác khó chịu cho người bệnh. Xem thêm.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi