Cách chữa nghẹt mũi cho bà bầu đơn giản và hiệu quả

Nghẹt mũi trong quá trình có thai tưởng là đơn giản, nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những ảnh hưởng không nhỏ cho sự phát triển của bé. Nghẹt mũi làm các bà bầu khó chịu, dễ bị mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống. Để biết thêm về các cách chữa nghẹt mũi cho bà bầu hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
 Cách chữa nghẹt mũi cho bà bầu đơn giản và hiệu quả
 Cách chữa nghẹt mũi cho bà bầu đơn giản và hiệu quả

1. Nguyên nhân gây tình trạng nghẹt mũi khi mang thai

Bà bầu thường mắc nghẹt mũi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó thì có 4 nguyên nhân chính hay gặp trong cuộc sống gồm:

1.1. Viêm mũi thai kỳ

Đây là trường hợp mà bà bầu bị mắc viêm mũi kéo dài trên 6 tháng mà không kèm theo các biểu hiện khác của bệnh nhiễm trùng hô hấp. Viêm mũi thai kỳ thường khỏi hoàn toàn sau khi sinh hai tuần. 

Nguyên nhân của tình trạng này là do trong quá trình mang thai hormone estrogen được tiết nhiều hơn bình thường, dẫn đến niêm mạc mũi bị sưng và hàm lượng chất nhầy tăng lên.

Ngoài ra, sự tăng của lưu lượng máu cũng khiến cho các mao mạch máu ở trong mũi sưng lên và phát triển thành tình trạng nghẹt mũi.

Theo kết quả nghiên cứu, hiện tượng viêm mũi thai kỳ là tình trạng hay gặp ở các bà bầu chiếm khoảng 30% trên tổng số. Tình trạng này thường xuất hiện ở khoảng tuần thứ 13 đến 21 hoặc ở cuối thai kỳ. 

Hiện tượng viêm mũi thai kỳ thường bị các bà bầu nhầm sang viêm mũi bệnh lý và tiến hành sử dụng thuốc. Do đó, các bà bầu phải hết sức lưu ý để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. 

Viêm mũi thai kỳ
Viêm mũi thai kỳ

1.2. Viêm xoang

Khi bà bầu xuất hiện nghẹt mũi đi kèm với các biểu hiện như sốt, nhức đầu, sổ mũi.. thì có thể là mẹ đã mắc bệnh viêm xoang. 

Khi đó, để đảm bảo sức khỏe và được chẩn đoán chính xác, các mẹ nên đi khám bác sĩ.Tốt nhất mẹ nên đi kiểm tra để được chẩn đoán chính xác.

1.3. Nhiễm trùng hoặc cảm lạnh

Nghẹt mũi đi kèm với hắt hơi, sổ mũi đau đầu… thì rất có thể là mẹ bầu bị cảm hoặc bị nhiễm trùng.

1.4. Dị ứng

Khi mang thai cơ thể thường nhạy cảm với một số đồ vật hơn bình thường và dễ xảy ra hiện tượng dị ứng. Biểu hiện dị ứng thường là nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi...

2. Mẹ bầu bị nghẹt mũi ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Tình trạng nghẹt mũi khiến cho việc thở bằng mũi của mẹ bầu khó khăn, thường xuyên phải thở bằng miệng.

Khi nghẹt mũi sẽ dẫn đến việc oxy không cung cấp đủ cho cơ thể của mẹ bầu và dẫn đến các biến chứng như sau: 

  • Nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp
  • Có khả năng bị tiền sản giật
  • Thai nhi trong bụng mẹ không được cung cấp đủ oxy dẫn đến không được phát triển bình thường
  • Nghẹt mũi thường nặng và khó thở hơn về đêm làm cho bà bầu không ngủ ngon giấc, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Lâu ngày dẫn đến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng và suy nhược. Khi gặp tình trạng này thì ít nhiều sức khỏe của mẹ và thai nhi đều gặp ảnh hưởng
Nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp ở bà bầu
Nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp ở bà bầu

Tuy nghẹt mũi do nguyên nhân viêm mũi thai kỳ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và thường khỏi sau khi sinh. Nhưng nếu kéo dài lâu ngày cũng sẽ tác động không tốt đến sự phát hiện bình thường của thai nhi.

Khi mẹ bị mắc bệnh nghẹt mũi bệnh lý, sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của bé. Đây là điều kiện thuận lợi để cho virus và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây ra các ảnh hưởng đối với thai nhi gây nhiễm trùng hoặc suy dinh dưỡng cho thai nhi. 

Vì vậy, dù là mắc nghẹt mũi do nguyên nhân gì mẹ bầu cũng cần phải luôn quan tâm đến sức khỏe của mình, không được phép chủ quan để thai nhi trong bụng không bị ảnh hưởng.

3. 10 cách chữa nghẹt mũi cho bà bầu hiệu quả tức thì

Dưới đây là các cách chữa nghẹt mũi cho bà bầu được các bác sĩ khuyên dùng:

3.1. Súc miệng bằng nước muối

Muối là chất có tác dụng sát khuẩn rất tốt. Vì vậy, nên súc miệng nước muối hằng ngày để giúp cơ thể bạn ngăn ngừa được các vi khuẩn gây viêm mũi tấn công đi xuống vùng họng. và giúp mũi của mẹ bầu sạch hơn.

Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối

3.2. Nhỏ nước muối

Nghẹt mũi thường gây ra bởi tình trạng dịch nhầy xuất hiện rất nhiều ở trong lỗ mũi khiến khó thở. Do đó, tiến hành nhỏ mũi sẽ giúp mũi của các mẹ bầu sạch  hơn, làm loãng dịch nhầy và dễ dàng ra ngoài hơn.

Nên nhỏ nước muối 2 đến ba ngày một lần để nhanh đạt kết quả tốt nhất.

3.3. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước có tác dụng làm loãng dịch đặc ở mũi và hỗ trợ cải thiện tình trạng nghẹt mũi khó chịu trong thời kỳ khi mang thai. 

Để đảm bảo sức khỏe, mẹ bầu nên uống nước ấm hoặc nước ấm pha mật ong và chanh. Nó sẽ đem lại kết quả chữa nghẹt mũi tốt hơn so với nước lọc bình thường.

3.4. Trà gừng

Gừng đặc biệt tốt cho bà bầu khi bị nghẹt mũi do nó có tác dụng chống viêm rất tốt. Trà gừng mật ong giúp làm ấm và cải thiện hệ hô hấp khi mang thai khó chịu. 

3.5. Bổ sung vitamin C

Vitamin C được biết đến là chất có tác dụng tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, giúp chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn. 

Mẹ bầu bị nghẹt mũi trong quá trình mang thai nên  chú ý bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin C, để cơ thể nhanh bình phục hơn. Trong số đó thì nước cam là thực phẩm cực tốt cho mẹ, chứa nhiều vitamin và tăng cường sức đề kháng.

Bổ sung vitamin C
Bổ sung vitamin C

3.6. Xông hơi

Xông hơi là là một trong các cách chữa nghẹt mũi cho bà bầu rất tốt, nó giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi nhanh chóng. 

Mẹ có thể tiến hành xông trực tiếp với nồi nước nóng, hoặc dùng khăn sau đó nhúng nước ấm rồi đắp lên mặt và hít thở đều.

3.7. Kê gối cao khi ngủ

Đây là phương pháp giảm nghẹt mũi và giúp bà bầu dễ ngủ hơn. 

Khi ngủ, mẹ bầu nên kê cao đầu, đảm bảo sao cho mũi của mẹ bầu cao hơn tim để giúp ngủ ngon hơn nhờ khi kê gối cao đầu thì sẽ có trọng lực giúp mũi trút chất nhầy ra ngoài và cải thiện giảm nghẹt tốt.

3.8. Tập thể dục

Thể dục, thể thao hàng ngày giúp mẹ bầu nâng cao sức khỏe và giảm các triệu chứng khó chịu của nghẹt mũi. Tuy nhiên, mẹ nên cân nhắc tình trạng thời tiết nếu ô nhiễm thì nên hạn chế ra ngoài để tránh kích ứng đường hô hấp.

 3.9. Máy phun sương

Máy phun sương giúp điều chỉnh độ ẩm thích hợp và giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn, hỗ trợ giảm cảm giác khó chịu của tình trạng nghẹt mũi khi mang thai..

3.10. Tránh đồ cay nóng

Đồ ăn, gia vị cay như tiêu, ớt, mù tạt sẽ khiến cho tình trạng nghẹt mũi của mẹ bầu trở nên trầm trọng hơn do nó là nguyên nhân dẫn đến nước mũi chảy nhiều hơn. Vì thế, mẹ bầu hạn chế nhất có thể những đồ ăn này để đảm bảo sức khỏe.

Tránh ăn đồ cay nóng
Tránh ăn đồ cay nóng

>> Xem thêm: Cách trị nghẹt mũi tại nhà

4. Mẹ bầu có nên sử dụng thuốc chữa nghẹt mũi

Nếu nghẹt mũi khi mang thai do tình trạng viêm mũi thai kỳ thì mẹ sẽ không cần sử dụng thuốc mà nó sẽ tự khỏi sau khi mẹ bầu sinh em bé. Mẹ lúc này cần ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và giữ tinh thần thoải mái để chờ đón khoảnh khắc em bé của mình chào đời. 

Nếu nghẹt mũi do nguyên nhân bệnh lý gây ra, mẹ nên đi khám để có những chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. 

Mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống có thể có những thuốc sẽ tác động tiêu cực đến thai nhi.

Dưới đây là một số cách chữa nghẹt mũi cho bà bầu theo mẹo dân gian mà mẹ bầu có thể tham khảo:

Tỏi

Trong tỏi có chứa các thành phần có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng và chống viêm tốt. Mẹ bầu có thể hàng ngày giã tỏi và xông mũi bằng cách ngửi nhiều lần, nhưng tốt nhất vẫn là ăn trực tiếp hoặc chế biến các món với tỏi.

Rau kinh giới, lá tía tô

Hai lá này có tác dụng rất tốt trong việc điều trị cúm nhờ vào vị cay và tính ấm. 

Có thể tiến hành đơn giản bằng cách sắc nước uống hoặc nấu cháo để có thể giữ ấm cho cơ thể. 

Hành

Là chất có tính sát khuẩn mạnh, hành được biết đến là vị thuốc giúp trị cảm hiệu quả và cũng rất tốt cho việc chống động thai.

Chữa nghẹt mũi bằng hành
Chữa nghẹt mũi bằng hành

5. Những lưu ý cho bà bầu khi sử dụng thuốc chữa nghẹt mũi?

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ thường yếu và nhạy cảm hơn so với bình thường nên rất hay gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Do đó, khi bị nghẹt mũi, mẹ bầu nên lưu ý các điều dưới đây:

5.1. Không được tự ý dùng thuốc

Như đã nói, các thuốc điều trị nghẹt mũi có thể có chứa các thành phần gây hại và biến dị cho thai nhi.

Do đó, mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống mà phải đi khám để được chẩn đoán và điềua trị an toàn, chính xác.

Bà bầu cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, uống đúng liều đúng cách để vừa giúp hết bệnh vừa an toàn cho thai nhi.

5.2. Dùng thuốc rửa mũi, xịt mũi phù hợp

Việc sử dụng các thuốc rửa mũi, xịt mũi sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng nghẹt mũi, giúp mẹ bầu thoải mái hơn. Tuy nhiên, để lựa chọn được loại thuốc xịt mũi an toàn cho mẹ và thai nhi thì nên đi khám và hỏi ý kiến của bác sĩ.

Tình trạng nghẹt mũi trong quá trình mang thai rất phổ biến và thường không quá nguy hiểm nhưng mẹ cũng không được chủ quan. Hãy để ý đến những dấu hiệu của cơ thể và đi khám ngay.

Trên đây là các thông tin về cách chữa nghẹt mũi cho bà bầu, hy vọng qua bài viết trên mọi người đã có cho mình những kiến thức hữu ích. Hãy like và chia sẻ bài viết trên cho mọi người xung quanh bạn cùng tìm hiểu nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành.

Mọi câu hỏi của bạn liên quan đến các sản phẩm của Thiên Tri vui lòng gọi điện đến hotline 0867 995 518 để được tư vấn ngay nhé.

Bình chọn
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Nghẹt mũi ở trẻ
Nghẹt mũi khiến các trẻ khó chịu và mệt mỏi thường xuyên khuấy khóc, ngủ không ngon giấc. Xem thêm.
Làm thế nào để hết nghẹt mũi khi ngủ?
Bệnh nghẹt mũi gây ra cảm giác khó thở, bức bối đặc biệt vào ban đêm trước khi đi ngủ. Xem thêm.
Cách trị nghẹt mũi tại nhà
Nghẹt mũi gây ra cảm giác mệt mỏi khó chịu làm người bệnh mất tập trung, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Cách trị nghẹt mũi
Cách trị nghẹt mũi an toàn hiệu quả và cải thiện cảm giác khó chịu cho người bệnh. Xem thêm.
Nghẹt mũi
Bệnh nghẹt mũi đem lại những cảm giác khó chịu do người bệnh không thể thở được bằng mũi mà phải thở bằng miệng.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi