Làm thế nào để hết nghẹt mũi khi ngủ?
Nghẹt mũi khi ngủ là tình trạng phổ biến hay gặp và nó khiến cho người bệnh bức bối khó chìm vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc. Mất ngủ lâu ngày có thể khiến cơ thể suy nhược và dễ mắc các bệnh về tâm thần. Do đó, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm được các kiến thức về nguyên nhân gây ra nghẹt mũi khi ngủ và các biện pháp khắc phục triệu chứng này nhé.
1. Nguyên nhân do đâu bạn bị nghẹt mũi khi ngủ?
Đa số mọi người đều không biết nguyên nhân tại sao mình lại bị nghẹt mũi khi ngủ. Và dưới đây là các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.
Dị tật bẩm sinh
Trẻ sơ sinh thường có nguy cơ mắc bệnh này, biểu hiện là ở cửa sau cánh mũi của trẻ có một tấm màng mỏng hoặc bị bịt kín xung quanh bởi một khối xương kín.
Một số bệnh lý
Viêm xoang: Rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị nghẹt mũi bắt nguồn từ viêm xoang.
Viêm mũi dị ứng: Những người nhạy cảm với thời tiết hoặc môi trường thường dễ bị mắc bệnh này
Cảm cúm: Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nghẹt mũi ở các bệnh nhân.
Viêm Amidan: Bệnh này có nguyên nhân xuất phát từ sự xâm nhập của virus và vi khuẩn
Trào ngược dạ dày thực quản: Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản có nguy cơ phát triển bệnh nghẹt mũi khi ngủ rất cao
Các chuyên gia đã nghiên cứu và chỉ ra rằng bệnh trào ngược dạ dày và bệnh viêm mũi có sự liên quan đến nhau và thường tình trạng nghẹt mũi sẽ bị nặng hơn về đêm.
Nguyên nhân là do vào khi ngủ, tư thế nằm sẽ khiến cho dòng chảy ngược chiều được tạo điều kiện dẫn đến.
Một số tác nhân bên ngoài:
Ngoài các nguyên nhân kể trên thì tình trạng nghẹt mũi còn có thể bắt nguồn từ các tác động bên ngoài như: ô nhiễm, không khí khô, khói thuốc lá, nấm mốc… những thứ này sẽ kích thích mũi và làm cho nó bị sưng nề vào ban đêm và gây hiện tượng nghẹt mũi.
2. Cách ứng phó khi bị nghẹt mũi về đêm
Nghẹt mũi khi ngủ khiến bệnh nhân mất ngủ và ngủ không ngon giấc, dễ khiến tâm trạng trở nên căng thẳng khó chịu.
Dưới đây là một số biện pháp bạn nên áp dụng để cải thiện tình trạng này và có được giấc ngủ ngon hơn.
2.1. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Đây là cách điều trị nghẹt mũi khi ngủ vừa đơn giản lại rất hiệu quả. Nước muối có bán ở tất cả các hiệu thuốc trên toàn quốc, do đó bệnh nhân có thể dễ dàng mua và sử dụng.
2.2. Tắm nước nóng trước khi đi ngủ
Khi xông hơi, hơi nước nóng bốc lên giúp các xoang mũi được thông thoáng hơn. Do hơi nước làm loãng dịch nhầy khô, giúp nước mũi có thể chảy ra ngoài và sẽ giúp cho tình trạng nghẹt mũi được cải thiện, dễ ngủ hơn.
Ngoài ra tắm nước nóng cũng là một cách thư giãn trước khi ngủ, giúp bệnh nhân dễ vào giấc ngủ hơn.
2.3. Kê cao gối khi ngủ
Triệu chứng nghẹt mũi thường có xu hướng nặng hơn vào ban đêm trước khi đi ngủ vì lúc đó mũi và xoang khó thoát hơi thở hơn.
Và nó dẫn đến lượng chất nhầy đọng lại trong mũi nhiều hơn, gây ra tình trạng khó thở nhiều hơn, hoặc đau đầu vào sáng sớm.
Việc kê cao đầu lên khi ngủ sẽ giúp cho không khí thoát ra bên ngoài của các xoang dễ hơn.
2.4. Tránh sử dụng rượu bia
Rượu bia là một trong các tác nhân kích thích làm cho tình trạng nghẹt mũi trở nên nặng hơn. Và khiến tình trạng nghẹt mũi ở bệnh nhân càng trở nên khó chịu hơn.
Ngoài ra thì rượu bia là các chất kích thích thần kinh nên nó làm cho tinh thần tỉnh táo và càng trở nên khó ngủ hơn.
2.5. Để đồ dùng bên giường
Khi cảm cúm thì tình trạng tắc nghẽn không phải là điều duy nhất làm cho bạn trở nên khó ngủ. Đối với đa số mọi người thì việc thức dậy uống nước, lấy khăn giấy hỉ mũi có thể gây gián đoạn giấc ngủ.
Việc chuẩn bị một hộp khăn giấy, một sọt rác và một cốc nước ngay bên cạnh giường mỗi đêm sẽ giúp cho bạn không bị tốn nhiều thời gian gián đoạn giữa đêm và ngủ ngon hơn.
2.6. Uống đủ nước
Nước giúp cho dịch nhầy trong mũi loãng hơn do đó việc uống đủ nước mỗi ngày cũng giúp cho tình trạng nghẹt mũi khi ngủ nhanh chóng cải thiện.
2.7. Ăn mật ong
Khi nghẹt mũi đa số bệnh nhân phải thở bằng miệng khiến cho cổ họng bị khô và đau. Do đó, việc sử dụng mật ong sẽ giúp bao phủ cổ họng và làm giảm cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.
2.8. Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa
Giữ gìn nhà cửa sạch sẽ giúp cho bụi bặm và vi khuẩn khó tấn công được vào hệ hô hấp. Thường xuyên giặt dũ giường chiếu và chăn đệm để có được giấc ngủ thoải mái và dễ chịu hơn, tránh bị bụi bặm đi vào mũi trong khi ngủ.
2.9. Sử dụng thuốc
Nếu tình trạng nghẹt mũi kéo dài và khiến bạn thường xuyên mất ngủ nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Trong quá trình sử dụng, tuyệt đối tuân thủ liều lượng và thời gian theo chỉ dẫn của bác sĩ không tự ý dùng thuốc hoặc tăng giảm liều cho nhanh khỏi.
Ngoài ra thì bệnh nhân nên thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe và hệ thống miễn dịch. Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá.
Trên đây là các thông tin tình trạng nghẹt mũi khi ngủ, hy vọng qua bài viết trên mọi người đã có cho mình những kiến thức hữu ích. Hãy like và chia sẻ bài viết trên cho mọi người xung quanh bạn cùng tìm hiểu nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành.
Mọi câu hỏi của bạn liên quan đến các sản phẩm của Thiên Tri vui lòng gọi điện đến hotline 0867 995 518 để được tư vấn ngay nhé.