Cách trị nghẹt mũi cho bé an toàn và hiệu quả
Khi trẻ xuất hiện tình trạng nghẹt mũi thường khiến cho các bậc phụ huynh vô cùng quan tâm và lo lắng. Để cung cấp cho các bậc phụ huynh những thông tin đầy đủ và chính xác nhất về nguyên nhân cũng như các cách trị nghẹt mũi cho trẻ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
1. Nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nghẹt mũi mà cha mẹ nên biết để tránh nhầm lẫn và đưa ra các cách xử lý khi bé bị nghẹt mũi một cách an toàn và hiệu quả.
Các nguyên nhân gây ra nghẹt mũi gồm:
- Thời tiết thay đổi: Đặc biệt là vào mùa đông, thời tiết khô và se lạnh làm cho trẻ dễ mắc các bệnh về hô hấp hơn đặc biệt là tình trạng nghẹt mũi. Các bà mẹ cần chú ý mặc ấm cho con đặc biệt vào khoảng thời gian gần sáng, lúc đó nhiệt độ xuống rất thấp.
- Môi trường sống thay đổi: Khi đến trường với môi trường thay đổi nhiều trẻ dễ bị mắc các bệnh như nghẹt mũi, dị ứng và ngứa mũi.
- Nhiễm virus: Trẻ em là những đối tượng rất dễ bị mắc cúm do nhiễm virus, do sức đề kháng và hệ miễn dịch của bé còn chưa được phát triển hoàn chỉnh.
- Viêm mũi dị ứng: Khi mắc viêm mũi dị ứng trẻ thường xuất hiện các biểu hiện nghẹt mũi, chảy nước mũi và trong mũi xuất hiện các dịch nhầy.
- Dị vật trong mũi: Trẻ ham chơi và vô tình nhét dị vật vào trong mũi. Trường hợp này rất nguy hiểm vì ngoài gây nghẹt mũi nó còn có thể bị chảy máu.
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nghẹt mũi
Ở các trẻ còn bé, nhất là dưới 12 tháng tuổi, thì sự biểu lộ cảm xúc và ngôn ngữ của bé còn nhiều hạn chế, do đó cũng khiến cho các bậc phụ huynh khó nhận biết được tình trạng của trẻ.
Vì vậy, nếu thấy bé có xuất hiện các dấu hiệu dưới đây, thì có thể bé đã bị mắc nghẹt mũi.
- Khó khăn trong việc thở, thở khò khè
- Rất khó để ru được bé ngủ và khi ngủ thường không sâu giấc
- Sự xuất hiện của các triệu chứng ho, hắt hơi và chảy nước mũi
- Khi được mẹ bế đứng trẻ có cảm giác thoải mái và dễ thở hơn
3. Cách trị nghẹt mũi cho bé
Nghẹt mũi khiến trẻ khó chịu thường xuyên quấy khóc, ngủ không ngon giấc khiến cho các bậc phụ huynh rất lo lắng và mệt mỏi.
Dưới đây là tổng hợp một số cách trị nghẹt mũi cho bé mà các cha mẹ nên tham khảo:
3.1. Làm sạch mũi của trẻ
Đẻ giúp cho trẻ nhanh khỏi thì trước hết cha mẹ cần phải làm sạch mũi cho con bằng cách lấy bỏ hoàn toàn lớp chất nhầy bên trong mũi trẻ.
Mẹ có thể lấy tăm bông sạch sau đó nhúng nước ấm rồi nhẹ nhàng từ từ chấm và lau nhẹ mũi cho bé.
3.2. Dùng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% nhỏ cho trẻ
Khi trẻ xuất hiện biểu hiện nghẹt mũi, thì việc sử dụng nước muối cho trẻ là một trong những phương pháp vô cùng đơn giản lại hiệu quả và an toàn cao.
Cách trị nghẹt mũi cho bé bằng nước muối được thực hiện như sau:
- Bước 1: Đặt bé nằm ngửa trong lòng mẹ, nếu có thể nên để đầu bé hơi nghiêng ra sau (để tự nhiên không ép trẻ).
- Bước 2: Tiến hành nhỏ vào mỗi bên mũi từ một đến hai giọt.
Chú ý: Các mẹ nên chú ý không nên dùng nước muối nhỏ mũi cho trẻ trên 4 ngày. Nếu nhỏ lâu ngày sẽ khiến cho tình trạng của trẻ càng trở nên tồi tệ hơn vì nước muối sẽ làm khô niêm mạc của trẻ.
3.3. Hút mũi
Đối với trẻ còn nhỏ từ 24 tháng trở xuống thường chưa biết cách xì để đẩy lớp dịch nhầy ra ngoài. Do đó, cần sự giúp đỡ của bố mẹ trong việc hút bỏ lớp chất nhầy đó ra giúp mũi thông thoáng.
Các bước tiến hành việc hút mũi bằng bóng hút:
- Bước 1: Để bảo vệ lớp niêm mạc trong quá trình hút thì nên nhỏ vào mỗi bên mũi trẻ từ một đến 2 giọt nước mũi sinh lý.
- Bước 2: Cầm dụng cụ hút mũi bằng cách đặt ngón cái ở dưới đáy, ngón trỏ và ngón giữa giữ ở trên đầu. Sau đó, dần dần dùng lực bóp ngón tay cái để đẩy không khí từ bên trong bình ra ngoài. Tay giữ nguyên vị trí.
- Bước 3: Tiến hành đặt ống hút vào một bên mũi của trẻ. Sau đó, nhả ngón cái ra để tạo một lực hút giúp hút dịch nhầy ra bên ngoài.
- Bước 4: Nhấc phần ống hút ra ngoài rồi bóp mạnh vào phần bầu của bình để loại phần dịch nhầy ra khỏi bình. Sau đó, rửa sạch lại ống hút.
Quy trình tương tự với bên mũi còn lại.
3.4. Chú ý độ ẩm trong phòng
Nếu trẻ ở trong phòng quá khô và thiếu không khí thì tình trạng của bé rất khó để cải thiện. Vì vậy, các chuyên gia đã khuyên rằng nên để trẻ ở phòng thoáng đãng, sạch sẽ và có thể tạo độ ẩm bằng các máy thông dụng.
3.5. Day cánh mũi trẻ
Việc dùng tay day cánh mũi cho trẻ có thể giúp trẻ có được các cảm giác dễ chịu hơn. Cụ thể, tay của mẹ sẽ từ từ nhẹ nhàng vuốt dọc đều 2 bên sống mũi của trẻ, và nhớ là trước đó nên nhỏ nước muối sinh lý để tăng hiệu quả.
3.6. Xông hơi
Phần dịch nhầy trong khoang mũi của trẻ sẽ được làm loãng bằng hơi nước. Ngoài ra, khi xông hơi còn giúp cho mũi của bé được cung cấp độ ẩm và ấm hơn.
Có thể xông hơi bằng máy xông hơi hoặc đơn giản hơn tốn ít chi phí thì mẹ có thể xả cho nước nóng vào chậu và bế bé ngồi bên cạnh cho trẻ ngửi hơi nước bốc lên.
Chú ý trong quá trình xông hơi cần cẩn thận để trẻ không bị bỏng.
3.7. Vỗ nhẹ lên lưng trẻ
Chỉ đơn giản là dùng tay vỗ nhẹ lên lưng trẻ cũng sẽ giúp cho trẻ dễ chịu hơn, do việc vỗ lưng giúp cho chất nhầy trong ngực của trẻ giảm bớt.
3.8. Sử dụng gừng và mật ong
Gừng và mật ong rất tốt cho bé trong việc hỗ trợ cải thiện tình trạng khó thở.
Mẹ có thể lấy một miếng gừng nhỏ, rửa sạch rồi cắt 1 lát mỏng, đem giã nát sau đó cho thêm 1 ít nước ấm và một chút mật ong. Cho trẻ uống ngày ba lần vào sáng, trưa, chiều và mỗi lần một muỗng cafe.
3.9. Nâng cao đầu khi ngủ
Việc nâng cao đầu cho trẻ khi ngủ rất đơn giản nhưng lại có hiệu quả cực kỳ. trong việc giúp trẻ dễ thở và ngủ ngon hơn.
Đơn giản mẹ có thể đặt một chiếc khăn bên dưới đầu trẻ giúp đầu trẻ cao hơn một chút.
3.10. Đưa trẻ đi khám
Nếu đã sử dụng nhiều phương pháp mà tình trạng nghẹt mũi của bé vẫn kéo dài và mức độ ngày càng nặng thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.
Các bác sĩ sẽ đưa ra các chẩn đoán và hướng dẫn điều trị phù hợp cho trẻ.
4. Các lưu ý trong quá trình chữa nghẹt mũi cho bé
Trong quá trình điều trị nghẹt mũi cho trẻ, các bậc phụ huynh nên chú ý tránh các điều sau để đảm bảo sức khỏe cho trẻ và giúp trẻ nhanh khỏi trẻ:
- Cha mẹ tuyệt đối không miệng để hút mũi vì hành động đó sẽ làm tăng lượng vi khuẩn xâm nhập vào mũi của trẻ, dẫn đến phát sinh nhiều bệnh lý khác.
- Không tự mua thuốc khánh sinh cho trẻ uống.
- Các mẹo dân gian không rõ nguồn gốc chưa có kiểm chứng, tuyệt đối không dùng cho trẻ.
- Hạn chế quấn tã nhiều lớp cho trẻ làm trẻ bị nóng và khó thở.
- Nên tắm thường xuyên, nhiều bố mẹ thường có suy nghĩ là khi trẻ bị ốm cần phải kiêng tắm. Tuy nhiên, suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm vì càng lúc này trẻ càng cần phải được vệ sinh sạch sẽ tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Lời khuyên của các chuyên gia là tắm nước ấm cho trẻ, nên tắm nhanh và chọn nơi kín gió.
Trên đây là các thông tin về cách trị nghẹt mũi cho bé, hy vọng qua bài viết trên mọi người đã có cho mình những kiến thức hữu ích. Hãy like và chia sẻ bài viết trên cho mọi người xung quanh bạn cùng tìm hiểu nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành.
Mọi câu hỏi của bạn liên quan đến các sản phẩm của Thiên Tri vui lòng gọi điện đến hotline 0867 995 518 để được tư vấn ngay nhé.