Toàn bộ những điều bạn nên biết về nghẹt mũi

Nghẹt mũi là một bệnh lý đường hô hấp gây khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là vào ban đêm khiến cho bệnh nhân mất ngủ. Khi tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể. Để biết thêm thông tin cần thiết về nghẹt mũi hãy theo dõi bài dưới đây nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Nghẹt mũi
Nghẹt mũi

1. Nghẹt mũi là gì?

Nghẹt mũi là tình trạng người bệnh bị khó thở nguyên nhân là do các mao mạch máu ở bên trong của mũi bị sưng và có sự xuất hiện của các chất nhầy, do đó, làm cản trở hạn chế sự lưu thông của người bệnh. 

Người bệnh chủ quan nghĩ rằng đây là tình trạng đơn giản nhưng nếu không được chữa trị kịp thời để lâu ngày có thể dẫn đến nguy cơ bị viêm nhiễm khoang mũi, khó điều trị dứt điểm. 

Bên cạnh đó, khi bị nghẹt mũi người bệnh còn sẽ bị thêm một số triệu chứng khác như đau họng, ù tai, đau đầu, sổ mũi, chảy nước mũi thường xuyên, nghẹt mũi một bên.

>>> Xem thêm: Sổ mũi là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách khắc phục

2. Triệu chứng của nghẹt mũi

Khi bệnh nhân bị nghẹt mũi sẽ xuất hiện cảm giác khó thở. Viêm ở bên trong các mô của khoang mũi làm cho đường mũi bị sưng làm thu hẹp luồng không khí làm bệnh nhân phải thở bằng mũi. 

Hiện tượng viêm và bị sưng ở bên trong mũi còn làm cho các dịch nhầy khó khăn trong việc chảy ra hơn, làm cho thể tích dịch nhầy bị tích tụ. 

Nghẹt mũi thường đi kèm với các biểu hiện khác của bệnh cảm lạnh như chảy nước mũi hoặc nhức đầu. Khi mắc bệnh sẽ khiến cho bệnh nhân khó chịu khó hoàn thành được các công việc một cách trơn tru, và cảm giác mệt mỏi cả ngày.  

Các triệu chứng thường gặp:

  • Mũi bị nghẹt hoặc chảy nước mũi.
  • Đau các xoang bên trong mũi.
  • Dịch không chảy ra được bị tích tụ ở bên trong mũi.
  • Mô bên trong mũi sưng.

3. Nghẹt mũi ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân như thế nào?

Khi bị nghẹt mũi thì việc hít thở của bệnh nhân rất khó khăn và phải thở bằng miệng. Nghẹt mũi gây ra các ảnh hưởng trong cuộc sống đối với bệnh nhân và dẫn đến các tác hại như:

  • Người mệt mỏi, mất ngủ: Do mũi bị tắc nên người bệnh không thở được và hiện tượng tắc mũi càng nghiêm trọng hơn vào ban đêm, khiến bệnh nhân mất ngủ, gây cảm giác mệt mỏi, thiếu sức sống. 
  • Thiếu oxy não: Do mạch máu trong mũi bị sưng làm cho lượng không khí đi qua mũi bị hạn chế do đó dẫn đến hiện tượng thiếu oxy lên não. Nếu hiện tượng này kéo dài lâu sẽ dẫn đến hiện tượng đau đầu chóng mặt. 
  • Viêm thanh quản, viêm họng: Khi bị nghẹt mũi, người bệnh có xu hướng thở bằng miệng, lâu ngày làm cho cổ họng bị khô, không khí đi vào không được làm sạch đi vào thanh quản của người bệnh sẽ gây nên hiện tượng họng, kéo dài sẽ gây viêm phế quản.
Người mệt mỏi mất ngủ
Người mệt mỏi mất ngủ

4. Nghẹt mũi nguyên nhân do đâu?

Nghẹt mũi thường do các nguyên nhân dưới đây gây ra:

Cảm lạnh

  • Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa, cơ thể không bắt kịp được với sự thay đổi nhanh chóng này sẽ làm người bệnh bị cảm lạnh với các biểu hiện nghẹt mũi đi kèm với các biểu hiện như đau rát họng, ho, sổ mũi.

Người bị dị ứng hoặc thay đổi môi trường sống

  • Khi tiếp xúc với các đồ vật hoặc những thứ dị ứng với người bệnh thì sẽ xuất hiện tình trạng nghẹt mũi, hắt hơi, khó chịu.
  • Khi ở quen một địa điểm với các nhiệt độ khí hậu nhất định thì khi chuyển thay đổi nơi sống sẽ làm cho cơ thể bị khó chịu do không kịp thích nghi với vùng khí hậu mới và làm cho đối tượng xuất hiện các chứng nghẹt mũi, mệt mỏi.  

Chất lượng không khí

  • Chất lượng không khí ngày càng kém là đang là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến các bệnh về đường hô hấp đặc biệt là ở các thành phố lớn. 
  • Khi xuất hiện các đợt không khí quá ẩm hay quá khô sẽ dễ khiến cho tình trạng nghẹt mũi càng ngày càng nặng hơn. 
Chất lượng không khí kém
Chất lượng không khí kém

Bệnh viêm nhiễm đường hô hấp

  • Các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp phổ biến thường gặp là viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm thanh quản… đều có xuất hiện triệu chứng nghẹt mũi, tùy từng cá nhân mà biểu hiện ra các mức độ nặng nhẹ khác nhau.
  • Trong số các bệnh hay gặp thì viêm xoang là tình trạng hay gặp nhất, thường xuất hiện ở người trưởng thành, hay bị nghẹt mũi, bệnh nhân sẽ bị đau hàm và khứu giác do tác hại của bệnh. 

Thay đổi nội tiết tố khi đang mang thai

  • Phụ nữ khi mang thai thường dễ bị nghẹt mũi ngứa mũi. Không có biện pháp đặc hiệu để chữa dứt điểm nghẹt mũi mà có thể cải thiện tình trạng bằng các phương pháp tự nhiên ở các đối tượng này. 

5. Nghẹt mũi thường kéo dài trong bao lâu?

Khoảng thời gian bị nghẹt mũi ở bệnh nhân phụ thuộc vào nguyên nhân mắc bệnh. Nếu bệnh nhân bị cảm cúm thì hiện tượng nghẹt mũi sẽ khỏi trong vòng 5 đến 10 ngày, có thể lâu hơn.

Nếu nghẹt mũi là do dị ứng thì thời gian khỏi bệnh có thể lâu hơn, phụ thuộc vào việc tiếp xúc của bệnh nhân với dị nguyên gây dị ứng đó.

6. Cách điều trị các triệu chứng

Khi nghẹt mũi sẽ gây khó chịu, làm giảm chất lượng công việc và cuộc sống của bệnh nhân. Việc sử dụng thuốc là một trong những cách trị nghẹt mũi giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Một số loại thuốc điều trị nghẹt mũi thường dùng:

  • Bệnh nhân bị nghẹt mũi do cảm lạnh hoặc cảm cúm: thường dùng các loại thuốc có tác dụng co các mô bị sưng.
  • Trường hợp nghẹt mũi do dị ứng: Sinex Saline Ultra Fine Nasal Mist có tác dụng hiệu quả trong trường hợp này.

Các biện pháp khắc phục tại nhà để điều trị nghẹt mũi:

  • Sử dụng máy làm ẩm hoặc máy hóa hơi.
  • Uống nhiều chất lỏng.
  • Xông hơi bằng nước ấm với tinh dầu Tràm.
  • Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho sạch sẽ và sát khuẩn.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước

7. Làm thế nào để phòng nghẹt mũi?

Để tránh bị nghẹt mũi gây ra các cảm giác khó chịu cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa cảm lạnh, cảm cúm.

Dưới đây là một số cách thông dụng giúp phòng chống nghẹt mũi:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước, trong trường hợp không có xà phòng và nước nên dùng cồn từ 60% trở lên để sát khuẩn tay.
  • Chịu khó lau dọn các bề mặt mà bạn thường xuyên chạm vào như tay nắm cửa hoặc công tắc đèn, hạn chế gặp người bệnh.
  • Hạn chế tối đa việc hít những chất độc hại để ngăn việc nghẹt mũi ngày càng diễn biến nặng.
  • Tránh xa các vật có nguy cơ gây dị ứng làm nghẹt mũi.
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể, ăn nhiều hoa quả có chứa vitamin C cho cơ thể tăng sức đề kháng.
  • Vệ sinh mũi hàng ngày, sử dụng nước muối sinh lý để ngăn các chất bẩn tích tụ.
  • Ăn ngủ đúng giờ, chịu khó tập thể dục.

8. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Thông thường tình trạng nghẹt mũi sẽ giảm dần và khỏi theo thời gian. Tuy nhiên nếu kéo dài quá 1 tuần đến 10 ngày và xuất hiện các triệu chứng sốt cao, chảy máu mũi,... thì bệnh nhân nên đến cơ sở gần nhất để được khám và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.

Khi nào nên đi khám bác sĩ
Khi nào nên đi khám bác sĩ

Trên đây là các thông tin về bệnh nghẹt mũi, hy vọng qua bài viết trên mọi người đã có cho mình những kiến thức hữu ích. Hãy like và chia sẻ bài viết trên cho mọi người xung quanh bạn cùng tìm hiểu nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành.

Mọi câu hỏi của bạn liên quan đến các sản phẩm của Thiên Tri vui lòng gọi điện đến hotline 0867 995 518 để được tư vấn ngay nhé.

Xếp hạng: 5 (4 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Nghẹt mũi ở trẻ
Nghẹt mũi khiến các trẻ khó chịu và mệt mỏi thường xuyên khuấy khóc, ngủ không ngon giấc. Xem thêm.
Làm thế nào để hết nghẹt mũi khi ngủ?
Bệnh nghẹt mũi gây ra cảm giác khó thở, bức bối đặc biệt vào ban đêm trước khi đi ngủ. Xem thêm.
 Chữa nghẹt mũi cho bà bầu
Nghẹt mũi trong quá trình mang thai thường khiến cho các bà bầu vô cùng khó chịu. Xem thêm.
Cách trị nghẹt mũi tại nhà
Nghẹt mũi gây ra cảm giác mệt mỏi khó chịu làm người bệnh mất tập trung, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Cách trị nghẹt mũi
Cách trị nghẹt mũi an toàn hiệu quả và cải thiện cảm giác khó chịu cho người bệnh. Xem thêm.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi