Ho - Tất tật những điều bạn nên biết

Ho là triệu chứng thường gặp ở nhiều tình trạng bệnh khác nhau và đặc biệt dễ gặp nhất là trẻ em. Vậy, triệu chứng ho thường xảy ra khi nào? những nguyên nhân nào khiến chúng ta gặp phải tình trạng này?... Để trả lời cho các vấn đề này thì mời bạn đọc hãy cùng Thiên Tri tham khảo qua bài viết sau nhé.

Mục lục [ Ẩn ]

Nguyên nhân chủ yếu gây ho là gì?
Nguyên nhân chủ yếu gây ho là gì?

1. Ho là gì?

Ho là một phản xạ có điều kiện của cơ thể, có thể được lặp đi lặp lại nhằm giúp làm sạch cổ họng hoặc giúp cơ thể loại bỏ các dị vật trong đường thở ra ngoài.

Triệu chứng này có thể xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, tình trạng này có thể thỉnh thoảng cũng sẽ xuất hiện ở những người khỏe mạnh nhưng nếu tình trạng này kéo dài trên vài tuần và có thể kèm theo các chất nhầy có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nào đó.

Ho không phải là một bệnh mà là một triệu chứng đi kèm của một tình trạng bệnh lý, thông thường là của các bệnh có liên quan đến đường hô hấp, tuy nhiên, trong một vài trường hợp nó có thể là biểu hiện của các bệnh liên quan đến thần kinh hoặc tim mạch.

2. Phân loại ho

Ho có thể được phân loại theo thời gian, đặc điểm, tần suất và thời điểm xuất hiện. 

  • Theo thời gian: Triệu chứng này được phân thành 3 loại là cấp tính, bán cấp và mãn tính. Ho cấp tính nếu các cơn ho xuất hiện dưới ba tuần, bán cấp nếu xuất hiện từ 3 - 8 tuần và mãn tính là kéo dài hơn tám tuần.
  • Theo đặc điểm: Chúng được phân loại thành có đờm hoặc không có đờm.
  • Theo thời điểm xuất hiện: Tình trạng này có khi chỉ xảy ra vào ban đêm (khi đó nó được gọi là ho về đêm), ho cả đêm lẫn ngày hoặc chỉ xuất hiện vào ban ngày.

Một số cơn ho có thể tồn tại các đặc trưng của bệnh nhất định, tuy nhiên chúng chưa được chứng thực là có ích trong việc chẩn đoán ở người lớn nhưng chúng thường được sử dụng ở trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, ho khan được xem là một biểu hiện chung của bệnh Croup hay ho Staccato được mô tả cổ điển bởi bệnh viêm phổi do chlamydia ở trẻ sơ sinh.

Ho được phân loại theo nhiều cách khác nhau
Ho được phân loại theo nhiều cách khác nhau

3. Nguyên nhân gây ho

Ho được xem là một phản ứng của cơ thể có tác dụng bảo vệ sức khỏe. Nó có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, mỗi một nguyên nhân khác nhau sẽ gây nên các cơn ho khác nhau như. Nguyên nhân phổ biến nhất gây nên các cơn ho cấp tính và bán cấp là nhiễm trùng đường hô hấp do virus. 

Ở người lớn, bị ho mãn tính tức là thời gian xuất hiện triệu chứng đã kéo dài hơn 8 tuần mà hơn 90% trường hợp có nguyên nhân là do chảy dịch mũi sau, hen suyễn, viêm phế quản tăng bạch cầu ái toan, trào ngược dạ dày và nguyên nhân chính gây nên các cơn ho mãn tính của người lớn cũng tương tự như ở trẻ nhỏ là viêm phế quản do vi khuẩn.

Vì vậy, sau đây Thiên Tri xin đưa ra các nguyên chính gây nên các cơn ho hầu hết ở trẻ nhỏ và người lớn, hãy tiếp tục theo dõi nhé.

3.1. Nhiễm trùng

Tình trạng này xuất hiện có thể là triệu chứng của việc nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh thông thường, COVID - 19, viêm phế quản cấp tính, viêm phổi, ho gà hoặc lao. Trong phần lớn các trường hợp cấp tính thì cảm lạnh là nguyên nhân chủ yếu gây nên và bệnh lao là tình trạng ít gặp nhất.

Ho gà đang được xem là một trong những tình trạng khiến các cơn ho của người bệnh trở nên khó chịu nhất.

Sau khi nhiễm trùng đường hô hấp thì người đó có thể bị xuất hiện triệu chứng này, thường là các cơn ho khan, không có đờm. Các triệu chứng đi kèm có thể bao gồm tức ngực, ngứa cổ họng,...

Nhiễm trùng là một nguyên nhân gây ho ở cả người lớn và trẻ nhỏ
Nhiễm trùng là một nguyên nhân gây ho ở cả người lớn và trẻ nhỏ

3.2. Bệnh đường hô hấp

Ho do dị ứng thường gặp phải ở những người có tiền sử gia đình bị dị ứng. Mỗi người có thể bị dị ứng với một tác nhân khác nhau và ho là một trong những phản ứng thường gặp khi bị dị ứng. Kèm theo triệu chứng này, người bị dị ứng có thể xuất hiện kèm theo nhiều tình trạng khác như: Khó thở, ngứa, phát ban,...

Hen suyễn là một nguyên nhân gây nên ho mãn tính ở cả người lớn và trẻ em. Triệu chứng này có thể là triệu chứng duy nhất mà người bệnh thường biểu hiện khi mắc phải căn bệnh này, Ngoài triệu chứng này, người mắc bệnh hen suyễn còn có thể có các triệu chứng đi kèm khác như: Thở khò khè, khó thở và xuất hiện cảm giác tức ngực.

Viêm phế quản mãn tính là tình trạng ho dai dẳng, có đờm, chất nhầy và diễn ra ít nhất trong 2 năm liên tiếp. Đây là tình trạng thường gặp ở người hút thuốc lá vì khói thuốc là gây viêm nhiễm, khiến cơ thể tạo ra các chất nhầy trong đường thở và khó để đào thải ra ngoài, do đó, nó là biện pháp giúp cơ thể đào thải các chất đó ra ngoài.

3.3. Ô nhiễm không khí

Ho cũng có thể xảy ra một người sống trong vùng có bầu không khí bị ô nhiễm, bao gồm khói thuốc lá, khí thải công nghiệp, khí thải xe cộ,... chúng gây ảnh hưởng rất lớn đến hệ hô hấp và hệ thống tim mạch của một người.

3.4. Trào ngược dạ dày thực quản

Ở những người thường xuất hiện các cơn ho không rõ nguyên nhân thì các bạn nên xem xét đến khả năng bản thân mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Triệu chúng này có thể xảy ra khi acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản.

Ngoài triệu chứng này thì người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng kèm theo khác như ợ chua, hoặc có cảm giác trào ngược acid trong ngực mặc dù không quá phổ biến.

Nhiều người bị ho do mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Nhiều người bị ho do mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản

3.5. Thuốc ức chế men chuyển

Thuốc ức chế men chuyển là loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh huyết áp cao, đôi khi nó có thể gây tình trạng ho cho người sử dụng như một tác dụng phụ của thuốc và tình trạng này sẽ hết khi ngừng thuốc.

3.6. Các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân chủ yếu và thường gặp đã nêu trên, một số người có thể xuất hiện triệu chứng này do một số nguyên nhân khác như:

  • Rối loạn tic hô hấp ở trẻ
  • Rối loạn thần kinh hoặc do các tình trạng có liên quan đến mô phổi như giãn phế quản, xơ nang, bệnh phổi kẽ,...

Bên cạnh đó, triệu chứng ho cũng có thể xuất hiện do các khối u phổi hoặc các khối u trung thất lành tính hoặc ác tính.

4. Các triệu chứng đi kèm ho

Ho không phải là bệnh mà là triệu chứng của bệnh, do đó, ngoài xuất hiện triệu chứng này, người bệnh có thể có nhiều triệu chứng đi kèm theo như:

Các triệu chứng cấp tính bao gồm: 

  • Ho ngất (ho làm giảm lượng máu lên não, khi ho kéo dài và mạnh, làm lượng máu lên não ít đi, không cung cấp đủ oxy cho não và dẫn đến tình trạng ngất).
  • Mất ngủ
  • Nôn do ho
  • Xuất huyết dưới kết mạc hoặc đỏ mắt
  • ...

Các triệu chứng mãn tính bao gồm:

  • Thoát vị bụng hoặc vùng chậu
  • gãy xương dưới do mệt mỏi
  • Viêm bờ mi
  • Ho mãn tính giữ dội có thể góp phần gây tổn thương sàn chậu và có thể gây nên tình trạng u nang

Ngoài các triệu chứng kèm theo trên, một số người có thể xuất hiện các dấu hiệu khác thường gặp như đổ mồ hôi, sổ mũi, nhức mỏi cơ thể, chảy nước mũi, ớn lạnh,...

Sổ mũi là triệu chứng đi kèm thường gặp khi bị ho
Sổ mũi là triệu chứng đi kèm thường gặp khi bị ho

5. Chẩn đoán

Ho có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, do đó, khi không xác định được nguyên nhân gây nên triệu chứng này của bản thân thì bạn đến gặp bác sĩ để biết chính xác hơn về tình trạng của bản thân. 

Nếu bác sĩ xác định bạn bị ho do cảm cúm và cảm lạnh thì bạn chỉ cần tuân thủ theo đúng lời dặn của bác sĩ và uống thuốc kết hợp nghỉ ngơi thích hợp thì trình trạng bệnh của bạn sẽ thuyên giảm và khỏi hoàn toàn.

Nếu bạn được chẩn đoán là do các nguyên nhân khác thì bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm các xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng khác để có thêm các căn cứ, giúp việc chẩn đoán và xác định bệnh chính xác hơn.

6. Điều trị bệnh ho

Điều trị ho phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng này, mỗi một nguyên nhân thì lại có một phương pháp điều trị và khắc phục khác nhau. Có những nguyên nhân chúng ta có thể trị dứt hoàn toàn tình trạng này nhưng có những nguyên nhân mà chúng ta chỉ có thể làm giảm đi phần nào.

Sau đây là một số phương pháp điều trị mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:

  • Sử dụng thuốc: Sử dụng thuốc là một trong những phương pháp cho kết quả ngay lập tức khi dùng, nó có tác dụng ức chế làm giảm cơn ho của bạn.
  • Sử dụng các biện pháp khắc phục tại nhà: Với một số nguyên nhân gây bệnh như cảm cúm, cảm lạnh,... thì việc sử dụng các phương pháp dân gian là một trong những cách được nhiều người ưa chuộng vì vừa làm giảm cơn ho vừa an toàn và phù hợp với nhiều lứa tuổi.

Ngoài ra, nếu bạn đang bị ho do dị ứng hay hen suyễn thì bạn cần loại bỏ hoặc tránh xa các tác nhân gây bệnh ra khỏi khu vực xung quanh bạn kèm theo dùng thuốc thì tình trạng của bạn mới có thể thuyên giảm.

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị ho hiệu quả
Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị ho hiệu quả

7. Chăm sóc người bị ho

Trong quá trình điều trị bệnh bạn cần tuân thủ đầy đủ và đúng hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn, để tình trạng bệnh của bạn có sự cải thiện trong quá trình điều trị tránh làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy trong quá trình điều trị bạn nên lưu ý những điểm sau:

  • Không tự ý uống thuốc hay sử dụng bất kỳ một phương pháp điều trị nào khác khi chưa biết chính xác tình trạng của bản thân đang gặp phải là gì.
  • Không tự ý dừng thuốc hay thay thế bằng thuốc khác khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ hay những người có chuyên môn.
  • Trong quá trình điều trị cần kết hợp với chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Khi trẻ bị cảm lạnh hoặc cảm cúm không cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng mật ong để chữa ho vì mật ong sẽ làm tình trạng bệnh của trẻ nghiêm trọng hơn.
  • Khi sử dụng thuốc mà tình trạng ho không thuyên giảm mà vẫn tiếp tục kéo dài thì nên đến các cơ sở uy tín để được khám và chẩn đoán chính xác về vấn đề của bản thân đang mắc phải.
  • ...

Nhiều cơn ho có thể là do cảm lạnh hoặc cảm cúm thông thường gây nên, do đó để giảm thiểu khả năng xuất hiện triệu chứng này bạn nên chăm sóc sức khỏe đúng cách, giữ ấm cơ thể và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể để phòng ngừa tình trạng này.

Cần có chế độ ăn uống phù hợp trong quá trình điều trị ho
Cần có chế độ ăn uống phù hợp trong quá trình điều trị ho

Bạn vừa cùng Thiên Tri tìm hiểu về các thông tin liên quan đến triệu chứng ho, các nguyên nhân chính gây và các phương pháp để điều trị triệu chứng này. Hãy like và chia sẻ cho mọi người xung quanh bạn cùng tìm hiểu về các thông tin bổ ích này nhé.

Mọi thắc mắc của bạn về Thiên Tri vui lòng gọi điện đến hotline 0867 995 518 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

Ho
Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Các tiêu chí lựa chọn siro ho cho bé
Lựa chọn loại siro an toàn, hiệu quả tốt giúp trẻ giảm ngay triệu chứng ho. Tìm hiểu thêm>>
Tất tật những điều bạn nên biết về bệnh Lao màng phổi
Lao màng phổi là một trong những bệnh lao ngoài phổi nguy hiểm. Tìm hiểu thêm>>>
Phác đồ điều trị lao hiệu quả nhất hiện nay
Cần điều trị bệnh kịp thời để bệnh không tiến triển nặng hơn và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Các triệu chứng lao phổi thường gặp
Triệu chứng của lao phổi có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác.
Những điều bạn cần biết về bệnh lao phổi
Lao phổi là một trong những tình trạng bệnh lao thường gặp nhất.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi