Phác đồ điều trị lao hiệu quả nhất hiện nay

Lao là căn bệnh nguy hiểm, vì thế các vấn đề như điều trị bệnh lao như thế nào? Phác đồ điều trị lao nào là hiệu quả? được rất nhiều người quan tâm. Vậy để biết thêm và các pháp đồ điều trị lao tốt nhất hiện nay mời các bạn tham khảo ngay bài viết sau nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Phác đồ điều trị lao
Phác đồ điều trị lao

1. Bệnh lao có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Trước đây, bệnh lao là căn bệnh đáng sợ với mọi người vì việc điều trị bệnh còn gặp nhiều khó khăn nhưng hiện nay, với sự phát triển không ngừng của Y học đã có nhiều phác đồ điều trị lao mới giúp việc điều trị bệnh lao không còn là nỗi lo mọi người. 

Các trường hợp mắc bệnh lao hầu hết đều được điều trị thành công nếu phát hiện bệnh sớm và có phác đồ điều trị lao đúng đắn cùng với việc chấp hành đầy đủ, nghiêm túc các yêu cầu của bác sĩ.

Phương pháp điều trị bệnh lao phổ biến hiện nay là sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc kháng sinh trong vòng 6 - 9 tháng hoặc có thể là lâu hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nào và phác đồ điều trị lao cụ thể thì còn phụ thuộc vào từng ca bệnh với nhiều yếu tố như: độ tuổi, sức đề kháng, tình trạng kháng thuốc của bệnh nhân.

2. Điều trị bệnh lao

Bệnh lao có thể được điều trị bằng cách sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc, với mục đích và nguyên tắc điều trị như sau:

2.1. Mục đích điều trị lao

Mục đích của điều trị lao là loại bỏ hết vi khuẩn lao có trong cơ thể người bệnh, tránh tái phát bệnh, hạn chế xuất hiện biến chứng và làm giảm khả năng tử vong. Bên cạnh đó, việc điều trị cũng giúp cắt đứt nguồn gây lây vi khuẩn lao trong cộng đồng, làm giảm tỷ lệ nhiễm lao và tỷ lệ mắc lao mới. 

Tuy nhiên, đối với những người nhiễm bệnh lao ở dạng tiềm ẩn thì việc điều thì lại có một số khác biệt. Với những người nhiễm lao ở dạng tiềm ẩn thì thường được chỉ định điều trị nhằm ngăn ngừa phát bệnh lao. Vì những người mắc bệnh lao dạng tiềm ẩn có lượng vi khuẩn ít hơn nên việc điều trị cũng sẽ dễ dàng hơn. 

2.2. Nguyên tắc điều trị bệnh lao

Muốn đạt được mục đích điều trị đã đề ra thì việc quan trọng là cần thực hiện và phải tuân thủ các nguyên tắc điều trị. Các nguyên tắc trong quá trình điều trị bệnh lao mà người bệnh cần tuân thủ gồm:

Điều trị phối hợp giữa các thuốc chống lao

  • Mỗi một loại thuốc chống lao có tác dụng khác nhau đối với vi khuẩn lao như: diệt khuẩn, kìm khuẩn,... Vì vậy, cần dùng phối hợp ít nhất là 3 loại thuốc chống lao trong giai đoạn đầu của quá trình điều trị tấn công và ít nhất là 2 loại vào giai đoạn duy trì để hạn chế tình trạng tái phát bệnh.
  • Đối với những người bệnh lao đa kháng, thì cần phối hợp ít nhất là 4 loại thuốc chống lao trong cả quá trình điều trị bệnh.

Dùng thuốc đúng liều lượng

  • Mỗi loại thuốc chống lao thì có một nồng độ tác dụng nhất định. Việc sử dụng thuốc có liều lượng bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào cân nặng của người bệnh. 
  • Việc sử dụng thuốc ở liều thấp sẽ không đem lại hiệu quả và tạo điều kiện khiến vi khuẩn lao phát triển, tại ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc. Còn nếu sử dụng ở liều quá cao thì có thể gặp phải tình trạng tai biến do thuốc. 
  • Chính vì vậy, đối với phác đồ điều trị lao ở trẻ em, cần điều chỉnh liều thuốc hàng tháng theo cân nặng của trẻ.
Bệnh nhân cần tuân thủ đúng nguyên tắc điều trị bệnh lao
Bệnh nhân cần tuân thủ đúng nguyên tắc điều trị bệnh lao

Dùng thuốc đều đặn, đúng giờ

  • Các thuốc chống lao phải được uống vào cùng một lần và vào thời gian nhất định trong ngày, cần uống thuốc cách xa bữa ăn khoảng 2 giờ để cơ thể có thể hấp thu thuốc tối đa.

Điều trị đủ thời gian, liên tục, không ngắt quãng: Điều trị lao thường chia thành hai giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có phác đồ điều trị lao khác nhau.

  • Giai đoạn tấn công: Giai đoạn này thường kéo dài từ 2 - 3 tháng nhằm loại bỏ nhanh lượng lớn vi khuẩn có trong các vùng tổn thương của cơ thể và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn lao.
  • Giai đoạn duy trì: Thường kéo dài từ 4 - 6 tháng, giai đoạn này nhằm tiêu diệt triệt để các loại vi khuẩn lao còn lại trong cơ thể, tránh nguy cơ tái phát bệnh.
  • Với bệnh lao đa kháng thì giai đoạn tấn công thường cần thời gian điều trị là 8 tháng và tổng cộng thời gian của cả quá trình điều trị là 20 tháng.

2.3. Thuốc điều trị lao

Hiện nay Chương trình Chống lao Quốc Gia chịu trách nhiệm về việc cung cấp đầy đủ và miễn phí các thuốc chống lao. Đảm bảo chất lượng đối với những bệnh nhân được điều trị lao tại các tuyến trên toàn quốc. Theo Chương trình, các thuốc chống lao được phân thành 05 nhóm gồm:

Nhóm I: Các thuốc chống lao thiết yếu (thuốc hàng 1)

  • Streptomycin (S)
  • Rifampicin (R)
  • Isoniazid (H)
  • Ethambutol (E)
  • Pyrazinamide (Z)
  • Rifabutin (Rfb)
  • Rifapentine (Rpt)

Nhóm II: Các thuốc chống lao hàng 2 - sử dụng đường tiêm

  • Kanamycin (Km)
  • Amikacin (Am)
  • Capreomycin (Cm)

Nhóm III: Các thuốc chống lao hàng 2 - thuộc nhóm fluoroquinolon

  • Levofloxacin (Lfx)
  • Moxifloxacin (Mfx)
  • Gatifloxacin (Gfx)

Nhóm IV: Các thuốc chống lao hàng 2 - dùng đường uống

  • Ethionamide (Eto)
  • Prothionamide (Pto)
  • Cycloserine (Cs)
  • Terizidone (Trd)
  • Para - aminosalicylic acid (PAS)
  • Para - aminosalicylate sodium (PAS - Na)

Nhóm V: Các thuốc chống lao hàng 2 chưa rõ hiệu quả (bao gồm cả các thuốc mới)

  • Bedaquiline (Bdq)
  • Delamanid (Dlm)
  • Linezolid (Lzd)
  • Clofazimine (Cfz)
  • Amoxicilline/ Clavulanate (Amx/ Clv)
  • Meropenem (Mpm)
  • Thioacetazone (T)
  • Clarithromycin (Clr)
Thuốc điều trị lao được chia thành 5 nhóm
Thuốc điều trị lao được chia thành 5 nhóm

Trong các nhóm thuốc này thì thuốc chống lao thiết yếu thuộc hàng 1 là các thuốc được ưu tiên lựa chọn hàng đầu trong việc xây dựng các phác đồ điều trị lao hiện nay.

3. Các phác đồ điều trị lao

Phác đồ điều trị lao gồm 2 giai đoạn là giai đoạn tấn công và giai đoạn duy trì. Dựa vào tiền sử của bệnh, tình trạng tiến triển của bệnh cũng như cơ địa của mỗi người bệnh mà bác sĩ điều trị có thể lựa chọn được một trong các phác đồ điều trị lao phổi phù hợp theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Các phác đồ điều trị lao bao gồm:

3.1. Phác đồ điều trị lao A1: 2RHZE(S)/ 4RHE

Đây là phác đồ điều trị lao được chỉ định trong các trường hợp bệnh lao ở người lớn, người bệnh chưa được điều trị bao giờ hoặc đã từng được điều trị nhưng thời gian điều trị bệnh dưới 1 tháng.

Giai đoạn tấn công: Kéo dài 2 tháng, sử dụng kết hợp giữa 4 loại thuốc dùng hằng ngày gồm:

  • Rifampicin (10mg/ kg cân nặng/ ngày)
  • Isoniazid (5mg/ kg cân nặng/ ngày và liều tối đa là 300mg/ 24 giờ)
  • Pyrazinamide (25mg/ kg cân nặng/ ngày)
  • Ethambutol (15mg/ kg cân nặng /ngày)

Giai đoạn duy trì: Kéo dài 4 tháng, gồm 3 loại thuốc được sử dụng kết hợp là: Rifampicin, Isoniazid, Ethambutol, dùng hàng ngày.

3.2. Phác đồ điều trị lao A2: 2RHZE/ 4RH

Phác đồ điều trị lao này được sử dụng trong các đối tượng mắc bệnh lao ở trẻ em, những trẻ chưa được điều trị bệnh bao giờ hoặc đã từng điều trị nhưng thời gian dưới 1 tháng.

Giai đoạn tấn công: Thường kéo dài 2 tháng, gồm 4 loại thuốc đươc sử dụng kết hợp dùng hàng ngày gồm:

  • Rifampicin (15mg/ kg cân nặng/ ngày)
  • Isoniazid (10mg/ kg cân nặng/ ngày, liều tối đa là 300mg/ 24 giờ)
  • Pyrazinamide (35mg/ kg cân nặng/ ngày)
  • Ethambutol (20mg/ kg cân nặng /ngày)

Giai đoạn duy trì: Thường kéo dài 4 tháng, gồm 2 loại thuốc được sử dụng kết hợp là Rifampicin và Isoniazid dùng hàng ngày.

Đối với những trẻ em từ 25kg trở lên thì cần sử dụng liều điều trị theo quy định cân nặng của người lớn.

3.3. Phác đồ điều trị lao B1: 2RHZE/ 10RHE

Phác đồ điều trị lao B1 thường được chỉ định trong trường hợp lao màng não, lao xương khớp và đây cũng là phác đồ được sử dụng để điều trị lao hạch ở người lớn. 

Khi tiến hành điều trị lao màng não nên sử dụng corticosteroid (dexamethasone hoặc prednisolone) với liều 2mg/kg cân nặng và sử dụng liều giảm dần trong trong thời gian từ 6 - 8 tuần đầu tiên và sau đó sử dụng streptomycin (dùng thay cho ethambutol) trong giai đoạn tấn công.

Giai đoạn tấn công: Thường kéo dài 2 tháng, gồm 4 loại thuốc được sử dụng kết hợp và dùng hàng ngày

  • Rifampicin (10mg/ kg cân nặng/ ngày)
  • Isoniazid (5mg/ kg cân nặng/ ngày, liều tối đa là 300mg/ 24 giờ)
  • Pyrazinamide (25mg/ kg cân nặng/ ngày)
  • Ethambutol (15mg/ kg cân nặng /ngày)

Giai đoạn duy trì: kéo dài 10 tháng, gồm 3 loại thuốc được sử dụng kết hợp là Rifampicin, Isoniazid, Ethambutol sử dụng hàng ngày.

Có nhiều phác đồ điều trị lao khác nhau
Có nhiều phác đồ điều trị lao khác nhau

3.4. Phác đồ điều trị lao B2: 2RHZE/ 10RH

Đây là phác đồ điều trị lao được áp dụng trong điều trị lao màng não, lao xương khớp và lao hạch ở đối tượng trẻ em. 

Điều trị lao màng não có thể sử dụng corticosteroid (dexamethasone hoặc prednisolone) với mức liều 2mg/kg cân nặng và liều sẽ được giảm dần trong trong thời gian từ 6 - 8 tuần đầu tiên điều trị và sử dụng streptomycin (thay thế cho ethambutol) trong giai đoạn tấn công sau đó.

Giai đoạn tấn công: Thường kéo dài 2 tháng, với 4 loại thuốc được sử dụng kết hợp và dùng hàng ngày.

  • Rifampicin (15mg/ kg cân nặng/ ngày)
  • Isoniazid (10mg/ kg cân nặng/ ngày, liều tối đa là 300mg/ 24 giờ)
  • Pyrazinamide (35mg/ kg cân nặng/ ngày)
  • Ethambutol (20mg/ kg cân nặng /ngày)

Giai đoạn duy trì kéo dài trong thời gian khoảng 10 tháng, gồm 2 loại thuốc là Rifampicin, Isoniazid và sử dụng hàng ngày.

Lưu ý: Đối với các bệnh nhân nghi ngờ là lao kháng thuốc (trường hợp tái phát, thất bại trong điều trị, điều trị lại sau bỏ điều trị, có tiền sử điều trị khác, không rõ tiền sử điều trị lao trước đây) thì không được áp dụng phác đồ điều trị lao đã sử dụng. 

Với những trường hợp này thì bệnh nhân cần được làm xét nghiệm đàm, nếu kết quả xét nghiệm tìm thấy có xuất hiện vi khuẩn lao không kháng Rifampicin thì có thể chỉ định sử dụng phác đồ điều trị lao A hoặc phác đồ B tùy vào vị trí tổn thương (phổi, ngoài phổi) và độ tuổi của người bệnh (người lớn, trẻ em).

4. Phác đồ điều trị lao kháng thuốc

Tình trạng kháng thuốc là hiện tượng mà vi khuẩn không bị ảnh hưởng bởi các tác dụng của thuốc điều trị. Vì vi khuẩn lao có tính đột biến kháng thuốc nên nếu sử dụng phác đồ điều trị lao không đúng và không đúng nguyên tắc thì sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng lao kháng thuốc. Do đó, cần tuân thủ đúng các nguyên tắc điều trị lao kháng thuốc sau:

  • Điều trị theo đúng kháng sinh đồ.
  • Trong phác đồ điều trị lao ít nhất phải có ba thuốc còn gây ra tác dụng với vi khuẩn lao.
  • Sử dụng các thuốc chống lao thuộc hàng 1 còn hiệu lực, kết hợp cùng với các thuốc lao hàng 2 và các kháng sinh thế hệ sau như Moxifloxacin, Gatifloxacin thuộc nhóm Fluoroquinolon.
  • Dùng tất cả các thuốc chống lao của nhóm IV chưa được sử dụng rộng rãi trong phác đồ điều trị trước đây.
  • Thời gian điều trị ở giai đoạn tấn công và giai đoạn duy trì sẽ thay đổi phụ thuộc vào việc đáp ứng của người bệnh. Thông thường thì giai đoạn tấn công sẽ khoảng 8 tháng và tổng thời gian của quá trình điều trị là 20 tháng.
  • Theo dõi thường xuyên các tai biến và biến chứng.
  • Cần phải kết hợp giữa điều trị toàn thân và điều trị biến chứng.
 Phác đồ điều trị lao kháng thuốc
 Phác đồ điều trị lao kháng thuốc

5. Phác đồ điều trị lao tiềm ẩn

Phác đồ điều trị lao tiềm ẩn có tác dụng nhằm ngăn chặn sự phát triển bệnh ở những người có khả năng khởi phát bệnh lao cao. 

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lao cao gồm: những người có hệ miễn dịch kém, suy giảm, bệnh nhân mắc HIV đã được sàng lọc hiện đang không mắc bệnh lao, trẻ em dưới 5 tuổi và các trẻ từ 0 - 14 tuổi mắc HIV sịnh sống cùng nhà với người mắc bệnh lao phổi,…

Phác đồ điều trị lao tiềm ẩn đối với người lớn:

  • Sử dụng Isoniazid liều 300mg/ 1 lần/ ngày. Dùng thuốc liên tục trong vòng 9 tháng.
  • Kết hợp sử dụng vitamin B6 liều lượng 25mg/ ngày.

Phác đồ điều trị lao tiềm ẩn đối với trẻ em:

  • Sử dụng Isoniazid liều 10mg/ kg/ ngày. Uống một lần duy nhất vào một giờ nhất định trong ngày (thường uống trước bữa ăn khoảng 1 giờ)
  • Dùng thuốc hằng ngày, liên tục trong vòng 6 tháng.

6. Phác đồ điều trị lao ở một số trường hợp đặc biệt

Đối với một số trường hợp đặc biệt, phác đồ điều trị sẽ có một số thay đổi sao cho phù hợp với tình trạng hiện có của bệnh nhân.

Đối với các bệnh nhân suy gan, xơ gan

  • Không được sử dụng rifampicin, isoniazid, pyrazinamide khi người bệnh có tình trạng viêm gan nặng. 
  • Có thể dùng một hoặc hai loại thuốc không gây độc với gan như streptomycin và ethambutol hoặc dùng kết hợp với một thuốc nhóm fluoroquinilon. 
  • Nếu tình trạng viêm gan đã ổn định, thì sau đó người bệnh có thể sử dụng isoniazid (không quá 4mg/ kg /ngày) và rifampicin (không quá 8mg/ kg/ ngày) để điều trị bệnh lao.

Đối với bệnh nhân có suy thận

  • Không cần phải thay đổi liều dùng của rifampicin và liều isoniazid là từ 3 - 4mg/ kg cân nặng. 
  • Đối với liều lượng của pyrazinamide thì cần căn cứ vào độ thanh thải của creatinin, thường trung bình là 15mg/ kg cân nặng. Đặc biệt, không được sử dụng streptomycin và ethambutol cho bệnh nhân suy thận.

Đối với phụ nữ có thai

  • Phác đồ điều trị lao cho phụ nữ có thai không dùng pyranizamide và streptomycin vì streptomycin không được chỉ định sử dụng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. 
  • Hiện nay phác đồ điều trị lao cho phụ nữ có thai và đang cho con bú được khuyên dùng là 2RHZ/ 4RH.

Lao phổi ở người già

  • Liều lượng các thuốc trong phác đồ điều trị lao ở người già nên được giảm một nửa so với liều ở người bình thường. Không nên sử dụng streptomycin và pyranizamide cho những đối tượng đã trên 65 tuổi. Bển cạnh đó cần theo dõi chức năng gan thận của người bệnh trong khi điều trị.
Lưu ý trong điều trị lao phổi ở người già
Lưu ý trong điều trị lao phổi ở người già

7. Tác dụng phụ của thuốc điều trị lao

Trong quá trình sử dụng phác đồ điều trị lao, người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc điều trị có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người bệnh. 

Nếu phát hiện ra bất kỳ bất thường trong quá trình điều trị thì bệnh nhân nên yêu cầu ngưng dùng thuốc và thực hiện các kiểm tra để phát hiện các bất thường.

Khi xuất hiện các triệu chứng nhẹ thì bệnh nhân vẫn có thể tiếp tục dùng thuốc. Các tác dụng phụ nhẹ thường gặp ở bệnh nhân điều trị lao sử dụng rifampin gồm:

  • Rifampin có thể làm nước tiểu, nước bọt và nước mắt có màu vàng. Khiến bệnh nhân trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng. 
  • Rifampin sẽ làm cho thuốc và que cấy tránh thai bị giảm tác dụng.
  • Nếu sử dụng thuốc rifampin kết hợp với methadone thì bệnh nhân có thể có các triệu chứng cai thuốc.

Các tác dụng phụ nghiêm trọng thường gặp như:

  • Chán ăn, buồn nôn, ói mửa
  • Vàng da hoặc mắt, thị lực giảm hoặc thay đổi
  • Chóng mặt, sốt 3 ngày hoặc lâu hơn không hạ
  • Đau bụng, đau ở vùng ngực dưới và ợ nóng
  • Cảm giác bị châm chích ở các ngón tay hoặc ngón chân, đau khớp
  • Có cảm giác ngứa, xuất hiện phát ban trên da, da dễ bị thâm tím
  • Chảy máu nướu răng, Có cảm giác châm chích hoặc tê xung quanh vùng miệng
  • Chảy máu mũi
  • Nước tiểu có màu sậm đen hoặc màu trà
  • Ù tai hoặc mất thính giác.

Trong quá trình điều trị nếu bệnh nhân ngừng thuốc quá sớm thì bệnh có thể tái phát trở lại. Hoặc bệnh nhân không dùng thuốc đúng cách, vi khuẩn vẫn còn hoạt động có thể kháng các loại thuốc này. 

Trên đây là các phương pháp điều trị bệnh lao phổi hiệu quả mà Thiên Tri đã tham khảo và tìm hiểu được. Hy vọng qua bài viết này quý bạn đọc đã có thêm cho mình những thông tin hữu ích. Nếu thấy bài viết hay, hãy like và chia sẻ nó cho mọi người xung quanh bạn cùng tìm hiểu nhé.

Mọi câu hỏi của bạn liên quan đến các sản phẩm của Thiên Tri vui lòng gọi điện đến hotline 0867 995 518 để được tư vấn ngay nhé.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Các tiêu chí lựa chọn siro ho cho bé
Lựa chọn loại siro an toàn, hiệu quả tốt giúp trẻ giảm ngay triệu chứng ho. Tìm hiểu thêm>>
Tất tật những điều bạn nên biết về bệnh Lao màng phổi
Lao màng phổi là một trong những bệnh lao ngoài phổi nguy hiểm. Tìm hiểu thêm>>>
Các triệu chứng lao phổi thường gặp
Triệu chứng của lao phổi có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác.
Những điều bạn cần biết về bệnh lao phổi
Lao phổi là một trong những tình trạng bệnh lao thường gặp nhất.
Nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp phòng và điều trị bệnh lao.
Lao là một trong những căn bệnh nguy hiểm với các biến chứng bệnh gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi