Tất tật những điều bạn nên biết về bệnh Lao màng phổi

Lao màng phổi là một trong những tình trạng lao ngoài phổi với nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy để hiểu hơn về bệnh lao màng phổi là gì? mời bạn đọc tham khảo ngay bài viết sau cùng Thiên Tri nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Bệnh lao màng phổi
Bệnh lao màng phổi

1. Lao màng phổi là bệnh gì?

Lao màng phổi là bệnh lý thường gặp trong các bệnh lao ngoài phổi và chúng thường chỉ thứ phát sau bệnh lao phổi. Trong các thể bệnh lao thì lao ngoài phổi chiếm khoảng 5% và là bệnh lý thường gặp đứng thứ 2 trong số bệnh lao ngoài phổi và chỉ đứng sau bệnh lao hạch bạch huyết.

Lao màng phổi tuy không còn được xem là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu người bệnh không tuân thủ đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đã đưa ra thì sẽ có thể dẫn tới tình trạng mắc bệnh lao đa kháng thuốc và lúc này sẽ vô cùng nguy hiểm.

Bệnh này thường xuất hiện sau bệnh lao phổi và có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt những người ở độ tuổi thanh thiếu niên là chủ yếu.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp phòng và điều trị bệnh lao

2. Triệu chứng bệnh lao màng phổi

Có nhiều người dù không biết là lao màng phổi có lây không, nhưng khi thấy một ai đó có triệu chứng ho lâu ngày hay nghe đồn rằng họ bị bệnh lao thì cũng vội né tránh. 

Quan niệm này là một sai lầm và có khi nó còn khiến cho người bệnh trở nên tự ti, cảm thấy bản thân mình là một cái gì đó mà mọi người ghê sợ, từ đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh. 

Sau đây là một số biểu hiện, triệu chứng phổ biến ở những người mắc lao màng phổi mà ai cũng nên biết để có thể nhận biết và phân biệt bệnh gồm: 

  • Ho nhiều, ho liên tục, ho khan hoặc là có đờm. Các cơn ho có thể xuất hiện với tần suất nhiều hơn vào buổi tối và có khi là gần sáng hay lúc đổi tư thế trong khi ngủ.
  • Nếu người bệnh bị lao màng phổi và kèm với tình trạng tràn dịch màng phổi thì sẽ có biểu hiện như đau tức ngực, khó thở vì hô hấp bị cản trở.
  • Người bệnh có thể sốt từ 38 - 39℃ và với tần suất tăng dần. Người bệnh sẽ mệt mỏi, da xanh xao, ít đi tiểu, tim đập nhanh hơn cùng đó là tình trạng đánh trống ngực.
  • ...
Ho nhiều là triệu chứng thường gặp ở lao màng phổi
Ho nhiều là triệu chứng thường gặp ở lao màng phổi

3. Nguyên nhân gây bệnh lao màng phổi

Bệnh lao ở màng phổi chủ yếu là do các vi khuẩn lao gây ra, có một vài trường hợp thì người bệnh có thể mắc lao màng phổi là do các vi khuẩn lao từ bò hoặc các thể vi khuẩn lao không điển hình gây nên. 

Những vi khuẩn lao này có thể dễ dàng phát triển và hình thành bệnh là nhờ vào các điều kiện thuận lợi và yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh như:

  • Các trẻ khi sinh ra không được tiêm vacxin phòng tránh bệnh lao màng phổi BCG.
  • Trẻ bị lao sơ nhiễm nhưng vì không được phát hiện bệnh sớm và việc điều trị không đúng cách.
  • Những người khỏe có tiếp xúc trực tiếp, thường xuyên với những người bị bệnh lao phổi nhưng không thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh.
  • Gặp các chấn thương ở lồng ngực hoặc bị nhiễm lạnh một cách đột ngột,
  • Mắc một số bệnh mãn tính nguy hiểm như HIV/AIDS...

Bệnh lao màng phổi có lây không? 

Theo như các nghiên cứu đã được công bố kết luận rằng: “bệnh lao màng phổi là một dạng lao ngoài phổi và bệnh này không có khả năng lây truyền qua đường hô hấp giống như bệnh lao phổi”.

Vì vậy, nếu một người mắc bệnh lao màng phổi đơn thuần và không kèm theo bệnh lao phổi thì những người bệnh đó có thể hoàn toàn yên tâm rằng mình sẽ không lây bệnh cho những người xung quanh qua đường hô hấp đâu nhé.

4. Phòng bệnh lao màng phổi

Người bệnh luôn lo lắng rằng lao màng phổi có tái phát không? Vì vậy, sau khi điều trị người bệnh cần phải biết cách để phòng chống tái phát lại bệnh. Bên cạnh đó, những người chưa mắc vi khuẩn lao cũng cần chú ý và biết cách bảo vệ sức khỏe để hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh lao nói chung và bệnh lao màng phổi nói riêng.

Tránh, hạn chế tiếp xúc với những nguồn lây bệnh

  • Nguồn lây bệnh chính gây bệnh lao màng phổi là những đối tượng đang được điều trị lao phổi, với những người bệnh này đều đang chứa nhiều vi khuẩn
  • Khi người bệnh ho, khạc nhổ hay hắt hơi... đều phát tán ra ngoài môi trường hàng triệu con vi khuẩn. Vì vậy, bạn cần hạn chế tiếp xúc với những người bị lao phổi hoặc nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì cần có biện pháp phòng tránh bệnh cẩn thận.

Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

  • Với những người đã từng mắc bệnh và điều trị lao màng phổi, thì sau khi điều trị những đối tượng này vẫn thường hay gặp phải những vấn đề về hô hấp, phổi... tuy chỉ là ở mức độ nhẹ. Do đó, dù bệnh đã được kiểm soát nhưng người bệnh cũng cần tăng cường sức đề kháng để tạo điều kiện cho vi khuẩn lao quay trở lại.
  • Đeo khẩu trang và rửa tay với xà phòng mỗi khi ra ngoài về hoặc ở nơi công cộng.

Tiêm vacxin phòng bệnh

  • BCG là vacxin có tác dụng ngăn ngừa bệnh lao màng phổi ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Vì vậy, từ khi trẻ còn nhỏ cần đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ.
Tiêm vacxin là một trong những cách phòng bệnh hiệu quả
Tiêm vacxin là một trong những cách phòng bệnh hiệu quả

5. Biến chứng của bệnh lao màng phổi

Lao màng phổi có nguy hiểm không? là câu hỏi mà người bệnh và người nhà bệnh nhân thường đưa ra cho bác sĩ hay tự tìm hiểu khi biết bản thân hay người nhà của mình mắc bệnh này.

Hiện nay, lao màng phổi không còn là bệnh quá nguy hiểm khi được phát hiện và điều trị kịp thời. Nhưng nó vẫn có thể để lại một số các biến chứng nặng nề cho người bệnh như: tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, viêm phủ màng phổi, dày dính dịch nhiều ở màng phổi và ổ cặn màng phổi. 

6. Khám, chẩn đoán bệnh lao màng phổi

Khi thấy bản thân hay những người xung quanh có những biểu hiện của bệnh lao màng phổi thì bạn hay đưa người thân của mình đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác về tình trạng của bản thân.

Để chẩn đoán lao màng phổi người bệnh cần được chẩn đoán qua các xét nghiệm và có các biểu hiện như:

  • Trước tiên người bệnh phải được xác định xem màng phổi có dịch hay không qua thăm khám lâm sàng và chụp X - quang phổi.
  • Siêu âm để xác định được các ổ dịch khu trú.
  • Hút dịch màng phổi để xét nghiệm tìm vi khuẩn lao. 

Bên cạnh đó, có thể tiến hành tìm kiếm vi khuẩn lao có trong dịch màng phổi hay không bằng các kỹ thuật như: nuôi cấy, kỹ thuật sinh học phân tử như PCR, Genxpert, xét nghiệm mô bệnh học màng phổi.

Ngoài ra, người bệnh cần được phân tích về các thay đổi của tế bào và sinh hóa, sinh thiết màng phổi qua thành ngực hoặc nội soi màng phổi để vừa có thể quan sát rõ được tình trạng của màng phổi vừa có thể sinh thiết chính xác được tổn thương tại màng phổi... 

7. Điều trị bệnh lao màng phổi

Trong điều trị lao màng phổi thì nguyên tắc quan trọng nhất là không thể bỏ qua việc chọc hút dịch màng phổi càng sớm càng tốt. 

Bên cạnh đó, người bệnh cần được kiểm tra, làm xét nghiệm liên quan để có thể chẩn đoán chính xác về mức độ bệnh hiện tại, khả năng cư trú của dịch tại màng phổi. Từ đó, các bác sĩ có thể sử dụng loại thuốc điều trị bệnh chính xác. 

Thời gian điều trị bệnh lao màng phổi thường kéo dài từ 6 - 8 tháng và người bệnh cần tuân thủ đúng theo như nguyên tắc điều trị, bao gồm đúng liều, đúng thời gian, sử dụng thuốc đều đặn...

Điều trị triệu chứng

Bệnh lao màng phổi thường gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Các triệu chứng bệnh cần được điều trị sớm và dứt điểm, gồm:

  • Điều trị hạ sốt và giảm đau
  • Chọc hút dịch màng phổi nếu có tình trạng tích dịch nhiều dẫn khiến người bệnh khó thở, từ đó làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng cao do sốc, chảy máu, bội nhiễm, tràn khí,… 
  • Sử dụng Corticoid nếu người bệnh mắc lao màng phổi kết hợp với viêm màng ngoài tim.
  • Điều trị chống dày dính màng phổi.

Điều trị khác

  • Theo dõi tình trạng bệnh nhân lao màng phổi để có thể phát hiện kịp thời và điều trị sớm nếu xuất hiện biến chứng, đặc biệt là biến chứng như ổ cặn màng phổi, bội nhiễm gây rò mủ màng phổi,… 
  • Phương pháp điều trị có thể sử dụng là điều trị nội khoa tích cực, kết hợp với phẫu thuật bóc tách màng phổi, rửa màng phổi, mở màng phổi,… Bên cạnh đó, chức năng hô hấp của bệnh nhân cũng cần được cải thiện bằng các phương pháp thở đúng từ sớm.
Điều trị lao màng phổi
Điều trị lao màng phổi

Trên đây là những thông tin về bệnh Lao màng phổi, hy vọng qua bài viết trên các bạn đã có cho mình những thông tin hữu ích về căn bệnh này, Hãy like và chia sẻ bài viết này cho mọi người xung quanh bạn cùng tìm hiểu nhé.

Mọi câu hỏi của bạn liên quan đến các sản phẩm của Thiên Tri vui lòng gọi điện đến hotline 0867 995 518 để được tư vấn ngay nhé.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Các tiêu chí lựa chọn siro ho cho bé
Lựa chọn loại siro an toàn, hiệu quả tốt giúp trẻ giảm ngay triệu chứng ho. Tìm hiểu thêm>>
Phác đồ điều trị lao hiệu quả nhất hiện nay
Cần điều trị bệnh kịp thời để bệnh không tiến triển nặng hơn và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Các triệu chứng lao phổi thường gặp
Triệu chứng của lao phổi có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác.
Những điều bạn cần biết về bệnh lao phổi
Lao phổi là một trong những tình trạng bệnh lao thường gặp nhất.
Nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp phòng và điều trị bệnh lao.
Lao là một trong những căn bệnh nguy hiểm với các biến chứng bệnh gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi