Những điều bạn cần biết về bệnh lao phổi

Lao phổi là một trong những tình trạng bệnh lao thường gặp và phổ biến nhất. Bệnh tiến triển rất phức tạp và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy để tìm hiểu thêm các thông tin về căn bệnh này, mời các bạn cùng Thiên Tri tham khảo bài viết sau nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Bệnh lao phổi
Bệnh lao phổi

1. Lao phổi là bệnh gì?

Lao phổi là một bệnh truyền nhiễm phổ biến của bệnh lao do vi khuẩn lao gây ra tại phổi của một người. Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis là loại vi sinh vật gây ra bệnh lao ở phổi. 

Theo các thống kê của hệ thống y tế nước ta, mỗi năm ở Việt Nam có hơn 100.000 người mắc lao được đưa vào điều trị và vẫn còn khoảng 50.000 ca mắc mới chưa được phát hiện ở cộng đồng. 

Trong số các bệnh nhân đang được điều trị bệnh lao, tỷ lệ khỏi bệnh hiện đang được duy trì ở mức trên 90% đối với người mới mắc bệnh lao. Tỉ lệ này là khoảng 75% với người mắc lao đa kháng thuốc có sử dụng phác đồ điều trị dài hạn và trên 80% với người mắc lao đa kháng thuốc sử dụng phác đồ điều trị ngắn hạn. 

Do sự quan tâm của y tế nước nhà mà tình hình dịch tễ của bệnh lao phổi có sự chuyển biến tích cực trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, các kết quả này cần được phát huy và duy trì hơn trong tương lai để hướng tới hy vọng loại trừ bệnh lao khỏi cuộc sống. 

>>> Xem thêm: Tất tật những điều bạn nên biết về bệnh Lao màng phổi

2. Triệu chứng bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi do vi khuẩn lao gây ra khi chúng xâm nhập và sinh sôi phát triển tại phổi, gây ra các tổn thương tại cơ quan này. Một số triệu chứng lao phổi chung và phổi biến thường gặp nhất ở người mắc bệnh lao phổi là:

  • Ho kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Đây là triệu chứng quan trọng và đặc trưng nhất của bệnh lao phổi. Người bệnh có ho khan, ho có đờm hoặc nếu nặng có thể có ho khạc ra máu, đờm màu hồng trong thời gian từ hai tuần trở lên. 
  • Cơ thể bệnh nhân có dấu hiệu mệt mỏi, uể oải, chán ăn, lâu ngày dẫn tới sụt cân nhanh chóng và thân hình gầy gò, ốm yếu. 
  • Người bệnh bị khó thở, phải thường xuyên thở trong tình trạng gắng sức, mệt mỏi, tim đập nhanh và liên hồi. 
  • Ngực bị đau thắt từng cơn, khó chịu.
  • Ra nhiều mồ hôi về đêm và thường bị sốt vào khoảng thời gian từ chiều đến tối trong ngày. 

Tuy nhiên, các triệu chứng được đề cập ở trên đều là các dấu hiệu cơ bản và chung nhất, nhiều bệnh khác cũng có thể có triệu chứng đó. Vì vậy, bệnh nhân nên được theo dõi và làm chẩn đoán xác định càng sớm càng tốt. 

Triệu chứng lao phổi - Ho kéo dài từ vài tuần đến vài tháng
Triệu chứng lao phổi - Ho kéo dài từ vài tuần đến vài tháng

3. Nguyên nhân gây bệnh lao phổi

Như đã được đề cập ở trên, bệnh lao phổi xuất hiện là do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh tại phổi. 

Đây là một bệnh truyền nhiễm và có tốc độ lây lan từ người này sang người khác khá nhanh chóng. 

Bệnh lao phổi có thể lây lan qua các con đường như:

  • Tiếp xúc gần với người mắc bệnh lao phổi.
  • Bị nhiễm các giọt bắn trong môi trường từ người có mang bệnh vi khuẩn lao thể hoạt động.
  • Người mắc lao phổi có hành vi ho, nói to, hắt hơi, khạc nhổ,... phát tán các bệnh phẩm ra ngoài, khiến cho người khác hít phải vi khuẩn lao. 
  • Vi khuẩn lao có thể thông qua đường máu và bạch huyết để lan truyền đến các bộ phận nội tạng khác nhau trong cơ thể và gây ra các bệnh lao tại vị trí đó (ví dụ như lao xương, lao màng não, lao hạch,…)

Các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm và mắc bệnh lao cao hơn chính là những người sống và làm việc trong môi trường có người bị lao phổi, đặc biệt là phải tiếp xúc với họ thường xuyên nếu không có biện pháp phòng tránh tốt. 

4. Phòng bệnh lao phổi

Để hạn chế nguy cơ lây lan bệnh lao phổi trong cộng đồng, mỗi chúng ta đều cần tìm hiểu những biện pháp phòng tránh bệnh cụ thể, đơn giản để thực hiện. 

  • Hạn chế tiếp xúc gần với bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc lao thể hoạt động. Nếu bạn là nhân viên y tế làm việc và chăm sóc bệnh nhân thì khi có tiếp xúc gần cần phải đeo khẩu trang. Sau khi thăm khám bệnh cần phải sát trùng và vệ sinh tay chân cẩn thận.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh và cân bằng. Tăng cường ăn các loại thịt cá, thịt bò, gà,... để bổ sung kẽm và các khoáng chất cần thiết cũng như duy trì khẩu phần chất đạm cho quá trình tái tạo tế bào của cơ thể. Tích cực bổ sung các loại vitamin và chất xơ từ hoa quả và rau củ để nâng cao sức đề kháng và sức khỏe của bản thân. 
  • Tăng cường tập thể dục thể thao để giữ cho tình thần luôn thoải mái, sức khỏe thể chất tốt và dẻo dai, tăng cường quá trình trao đổi chất và củng cố hệ miễn dịch cho cơ thể. 
  • Nghỉ ngơi hợp lý và đảm bảo cả về chất và lượng của giấc ngủ. 
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ tại nơi làm việc và sinh hoạt của cá nhân. 
  • Tiêm phòng vaccin cho trẻ sơ sinh chính là một trong những biện pháp hiệu quả và tích cực nhất để phòng tránh bệnh lao.
Tăng cường sức khỏe miễn dịch
Tăng cường sức khỏe miễn dịch

5. Biến chứng của bệnh lao phổi

Nếu bệnh tiến triển tốt và đáp ứng với phác đồ điều trị thì hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh lao. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh tiến triển không tốt, bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng sau đây:

  • Ho ra máu: đây là biến chứng phổ biến trong lâm sàng. Lượng máu nhiều hay ít tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Nếu ho ra máu nhiều trong thời gian kéo dài mà không được cấp cứu xử lý kịp thời, bệnh nhân có thể bị tử vong.
  • Giãn phế quản: biến chứng này thường xuất hiện ở bệnh nhân mắc lao tái phát nhiều lần và có kèm theo ho ra máu.
  • Tràn khí màng phổi: do vỡ hàng lao hoặc nang phế quản bị giãn to và vỡ ra. Bệnh nhân sẽ cảm thấy ngực bị đau tức và rất khó thở. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong vì ngạt thở. 
  • Bội nhiễm: bệnh nhân bị sốt cao, kéo dài, kết quả xét nghiệm máu cho thấy số lượng bạch cầu tăng vọt. 
  • Lao nhiều bộ phận trong cơ thể: Vi khuẩn lao theo đường máu đến các vị trị khác nhau của cơ thể, phát triển và gây bệnh tại vị trí đó. 

6. Khám, chẩn đoán và điều trị bệnh lao phổi

Khi bệnh nhân nhận thấy dấu hiệu của cơ thể có thể trùng khớp với các triệu chứng của bệnh lao thì nên đi khám bệnh ở những cơ sở y tế chuyên môn để có thể xác định được nguyên nhân. 

Dựa trên cơ sở các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân, bệnh nhân cần làm một số xét nghiệm để có kết quả chẩn đoán chính xác hơn:

  • Chụp X quang phổi.
  • Tiến hành xét nghiệm Xpert MTB/RIF.
  • Tim AFB thông qua phương pháp nhuộm trực tiếp các mẫu bệnh phẩm (đờm).

Điều trị bệnh lao phổi hiện nay cần phải tuân theo hướng dẫn của chương trình điều trị bệnh lao do Bộ Y tế đưa ra. Tùy từng tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân mà dựa theo hướng dẫn có sẵn, các bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị lao cụ thể phù hợp khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp điều trị hiệu quả nhất là sử dụng các thuốc chống lao thiết yếu và hàng thứ 2.

  • Thuốc chống lao thiết yếu: Isoniazid, rifampicin, steptomycin, etheambutol, ryrazinamid,
  • Thuốc chống lao hàng thứ hai: kanamycin, amikacin, capreomycin, nhóm flouroquinolones và một số thuốc khác. 

Bên cạnh sử dụng thuốc, việc duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh và khoa học cũng là một biện pháp quan trọng giúp phần hạn chế sự phát triển của vi khuẩn lao trong cơ thể. 

Có thể điều trị lao phổi hoàn toàn khi phát hiện bệnh sớm
Có thể điều trị lao phổi hoàn toàn khi phát hiện bệnh sớm

7. Lưu ý khi điều trị và chăm sóc người bệnh lao

Một số lưu ý cần thiết khi tiến hành điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân mắc lao:

  • Khi điều trị phải tuyệt đối tuân theo phác đồ đã đưa ra từ trước, không được tự ý thay đổi hoặc sử dụng thuốc mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị. 
  • Khi tiếp xúc gần với bệnh nhân cần đeo khẩu trang có chất lượng tốt. Sau đó cần tiến hành khử trùng tay chân cẩn thận.
  • Vệ sinh môi trường sống và làm việc sạch sẽ, thoáng khí
  • Bổ sung dinh dưỡng và tăng cường tập luyện thể dục thể thao. Nên ăn các thức ăn chứa nhiều kẽm như thịt bò, cá, đậu… Tăng cường cung cấp các chất xơ và vitamin tự nhiên từ rau của và các loại hoa quả tươi. 

Lao phổi là một bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ lây lan khá cao. Mỗi chúng ta cần phải tự có ý thức phòng chống bệnh lao để bảo vệ chính bản thân mình và người thân. Bài viết hy vọng với các thông tin trên đây, bạn đọc đã có thể hiểu hơn được các vấn đề quan trọng và cơ bản của bệnh lao phổi. 

Mọi câu hỏi của bạn liên quan đến các sản phẩm của Thiên Tri vui lòng gọi điện đến hotline 0867 995 518 để được tư vấn ngay.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Các tiêu chí lựa chọn siro ho cho bé
Lựa chọn loại siro an toàn, hiệu quả tốt giúp trẻ giảm ngay triệu chứng ho. Tìm hiểu thêm>>
Tất tật những điều bạn nên biết về bệnh Lao màng phổi
Lao màng phổi là một trong những bệnh lao ngoài phổi nguy hiểm. Tìm hiểu thêm>>>
Phác đồ điều trị lao hiệu quả nhất hiện nay
Cần điều trị bệnh kịp thời để bệnh không tiến triển nặng hơn và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Các triệu chứng lao phổi thường gặp
Triệu chứng của lao phổi có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác.
Nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp phòng và điều trị bệnh lao.
Lao là một trong những căn bệnh nguy hiểm với các biến chứng bệnh gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi