Ho ở trẻ em - Những điều mẹ cần biết

Ho ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến mỗi khi trẻ nhiễm lạnh hay thời tiết thay đổi. Nắm rõ những kiến thức hữu ích sau sẽ giúp bố mẹ chặn đứng cơn ho ngay khi vừa chớm.

Mục lục [ Ẩn ]

Chặn đứng cơn ho ở trẻ em
Chặn đứng cơn ho ở trẻ em

1. Tình trạng ho ở trẻ em

Ho ở trẻ em là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ. Theo thống kê, một em bé dưới 5 tuổi có thể bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính từ 5 - 8 lần trong 1 năm, trong đó có biểu hiện ho.

Thực ra, ho chỉ là một phản xạ của cơ thể, có tác dụng hỗ trợ loại bỏ các chất gây kích thích, chất bài tiết, các hạt ở môi trường bên ngoài và các vi khuẩn bám vào đường hô hấp. 

Bình thường, trẻ em có thể húng hắng ho vài tiếng trong thời gian ngắn thì không phải là biểu hiện bệnh lý. Nhưng nếu cơn ho kéo dài, có kèm theo đờm, mũi, sốt, khó thở,... thì cha mẹ phải tìm hiểu nguyên nhân gây ho để chữa trị kịp thời. 

>> Xem thêm: Ho là gì?- Tất tật những điều bạn nên biết

2. Nguyên nhân gây ho ở trẻ em

Ở trẻ em, triệu chứng ho có thể liên quan đến rất nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó việc xác định và tìm ra nguyên nhân là điều cần thiết để tìm ra cách trị ho hiệu quả. Một số nguyên nhân gây ho ở trẻ em thường gặp là:

Viêm mũi dị ứng

  • Viêm mũi dị ứng có thể gây ra các cơn ho kéo dài, đau/ngứa họng và chảy nước mũi. 
  • Viêm mũi dị ứng có thể là do cơ thể bị dị ứng với một sự vật nào đó, các tác nhân gây dị ứng thường gặp như: Phấn hoa, thực phẩm (đồ ăn, đồ uống), lông động vật (lông chó, mèo,...), bụi bẩn,...
  • Để chấm dứt cơn ho bạn cần phải làm giảm tình trạng viêm mũi dị ứng của trẻ chẳng hạn như sử dụng thuốc chống dị ứng hay cách xa khỏi các nguyên nhân gây nên tình trạng dị ứng cho trẻ.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp

  • Tình trạng ho ở trẻ em do nhiễm khuẩn đường hô hấp thường gặp khi trẻ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm họng, viêm amidan, cảm cúm,... Và một số bệnh lý viêm hô hấp dưới như viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi,...
  • Các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm có thể gây nên các cơn ho kéo dài cho trẻ, trong đó cảm mạo gây triệu chứng ho ở mức độ nhẹ còn cảm lạnh thì thường gây nên các cơn ho khan với mức độ nặng và tần suất ho cao hơn.
  • Viêm xoang cũng là một dạng của viêm đường hô hấp trên, với những trẻ bị viêm xoang thì thường có triệu chứng mũi chảy mủ xanh, vàng hoặc có thể chảy mủ xuống cuống họng và kích thích gây nên phản xạ ho.

Hen phế quản

  • Hen phế quản là tình trạng xảy ra do sự co thắt các nhánh phế quản gây ra tình trạng khó thở kèm theo ho và thở khò khè.
  • Nguyên nhân gây nên hen phế quản có thể là do cơ địa hoặc do cơ thể bị nhiễm trùng hoặc nhiễm virus. Ngoài những yếu tố trên thì một số yếu tố từ môi trường như bụi, nấm mốc, khói thuốc,... hay các hoạt động thể lực nặng cũng được xem là những tác nhân có thể gây nên cơn hen phế quản ở trẻ nhỏ.

Bệnh ho gà

  • Bệnh này sẽ làm cho trẻ xuất hiện các cơn ho liên tục thành tràng dài liên tiếp, ngoài ra có sốt nhẹ, hắt hơi, chảy nước mũi.

Ho gà là nguyên nhân thường gặp gây ho ở trẻ
Ho gà là nguyên nhân thường gặp gây ho ở trẻ

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

  • Do thức ăn và/ hoặc dịch vị trong dạ dày trào ngược lên họng gây phản xạ ho ở các bé. Tuy nhiên, nguyên nhân này rất ít gặp ở trẻ nhỏ mà chỉ hay xuất hiện ở người trưởng thành hơn.

Dị vật đường hô hấp

  • Khi thức ăn hoặc các vật nhỏ lạc vào khí quản sẽ gây ra các cơn ho đột ngột hay sặc ở trẻ. Vì trẻ chưa nhận thức được là các vật đó khi cho vào miệng có nguy hiểm gì không nên khi trông trẻ các bạn cần để ý và không cho các dị vật có nguy cơ gây hóc cho trẻ ở nơi mà trẻ có thể lấy.

3. Khám và chẩn đoán ho ở trẻ em

Rất nhiều nguyên nhân dẫn tới cơn ho ở trẻ, do đó cần có phương pháp khám bệnh phù hợp để chẩn đoán chính xác bệnh lý khiến cho trẻ ho và từ đó đưa ra hướng trị ho hiệu quả.

3.1. Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Không phải lúc nào con ho bố mẹ cũng cần cho bé đi bác sĩ. Với các trường hợp trẻ ho kèm sổ mũi, không sốt hoặc sốt nhẹ nhưng trẻ vẫn ăn và chơi bình thường, không nôn ói thì cha mẹ có thể để trẻ ở nhà theo dõi và chăm sóc. Tuy nhiên, với các trường hợp sau bạn cần cho trẻ đi khám ngay:

  • Trẻ khó thở
  • Trẻ ho ra máu
  • Trẻ ho đột ngột sau khi trẻ ăn hay chơi (nhiều khả năng trẻ có dị vật trong đường thở)
  • Trẻ ho và sốt cao
  • Trẻ ho, khạc đờm đặc, màu xanh - vàng, mùi hôi

Với những triệu chứng sau cũng cần cho trẻ đi khám càng sớm càng tốt:

  • Trẻ ho có đờm kéo dài.
  • Trẻ thở khò khè (gợi ý hen suyễn).
  • Trẻ ho kèm sụt cân, đổ mồ hôi về chiều (gợi ý lao)
  • Trẻ khó ăn/ bú - khó nuốt,…

Khám bác sĩ khi trẻ bị ho
Khám bác sĩ khi trẻ bị ho

3.2. Các xét nghiệm cần tiến hành khi trẻ ho không dứt

Với các bé có cơn ho liên tục cần được hỏi bệnh sử chi tiết, khám lâm sàng đầy đủ, trong đó lưu ý đến tiền sử dị ứng, hen phế quản trong gia đình, tiếp xúc với người mắc bệnh lao,...

Mọi trẻ ho kéo dài nên được đo hô hấp ký (với trẻ từ 6 tuổi trở lên), chụp X - quang phổi và xét nghiệm tầm soát lao.

Một vài xét nghiệm được thực hiện tùy theo tình huống được định hướng qua thăm khám như: Chụp X - Quang xoang, chụp CT, nội soi phế quản, siêu âm bụng, siêu âm tim, xét nghiệm miễn dịch dị ứng,…

4. Cách trị ho ở trẻ em

Ngay khi xác định nguyên nhân gây ho ở trẻ, cha mẹ có thể chọn một trong những phương pháp điều trị ho sau để giúp trẻ chấm dứt cơn ho dai dẳng.

4.1. Điều trị ho ở trẻ em không dùng thuốc

Ông cha ta có những bài thuốc dân gian có thể trị ho cho trẻ rất hiệu quả, an toàn, không hề gây ra tác dụng phụ. Nguyên liệu dễ kiếm và các thực hiện cũng rất đơn giản, không tốn nhiều thời gian.

Bên cạnh đó, các bài thuốc dân gian thường có mùi vị dễ chịu phù hợp với khẩu vị của trẻ, giúp trẻ thích và hợp tác trong việc uống hơn. 

Nếu mẹ nào còn chưa biết thì hãy lưu lại ngay các cách điều trị ho ở trẻ em tại nhà này ngay nhé.

Lá hẹ hấp đường phèn: Ngoài công dụng điều trị ho cho trẻ em, lá hẹ còn có công dụng trị cảm ho, sốt sổ mũi. Mẹ chọn từ 5 - 10 lá hẹ với lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy và cho bé uống 2 lần mỗi ngày sẽ dịu ngay cơn ho.

Chữa ho cho trẻ bằng lá hẹ
Chữa ho cho trẻ bằng lá hẹ

  • Điều trị ho cho bé bằng uống mật ong trước giờ đi ngủ: Cho trẻ uống 1 muỗng mật ong nguyên chất trước giờ ngủ, các cơn ho đêm giảm đáng kể, bé ngủ ngon và ngủ sâu hơn.  Lưu ý: Cách này chỉ sử dụng với bé trên 1 tuổi.
  • Nước tỏi ngâm mật ong: Mẹ chọn 2 tép tỏi mập và giã nát chúng. Sau đó đem trộn với 2 thìa cà phê mật ong, rồi hấp cách thủy. Cho bé uống 1 - 2 lần mỗi ngày. 
  • Chữa ho bằng cải cúc: Cải cúc rửa sạch, thái nhỏ, trộn với mật ong, sau đó hấp cách thủy 20 phút cho ra nước. Mẹ cho bé uống liên tục từ 3 - 5 ngày. Ngoài các cách này còn rất nhiều phương pháp khác nữa, bạn có thể tìm kiếm thêm để tìm cho con mình một cách trị các cơn ho hiệu quả nhất nhé.
  • Quất hồng bì ngâm đường phèn: Phương pháp này áp dụng được cho cả trẻ dưới 1 tuổi. Mỗi ngày mẹ cho bé dùng một thìa quất hồng bì ngâm đường phèn, vừa giúp trị ho cho trẻ, vừa có lợi nhiều mặt cho sức khỏe của trẻ.

4.2. Điều trị ho ở trẻ em bằng thuốc

Ngoài điều trị nguyên nhân gây ra triệu chứng ho, bác sĩ hay chọn các nhóm thuốc sau để dứt cơn ho ở trẻ:

Thuốc ức chế ho: Có 3 nhóm thuốc ho có tác dụng ức chế trung tâm ho ở não. Tất cả các nhóm thuốc này đều khiến trẻ buồn ngủ.

  • Thuốc ho gây nghiện:Các thuốc chứa codein, nhóm thuốc này chống chỉ định với trẻ dưới 12 tuổi.
  • Thuốc ho không gây nghiện: Là các thuốc có chứa dextromethorphan (atussin, antituss…). Nhóm thuốc này không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.
  • Thuốc kháng histamin thế hệ 1: Như Chlorpheniramine, Oxomemazin, Alimemazin. Dùng khi trẻ ho khan do dị ứng, kích ứng khói, bụi,... Các thuốc này không được dùng cho trẻ bị ho do hen suyễn và không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.

Thuốc tan đờm: Nhóm thuốc có tác dụng làm loãng đờm, giúp tống đàm ra khỏi đường hô hấp. Một vài hoạt chất có tác dụng tan đờm hay được sử dụng như acetylcystein, methylcysteine, carbocystein, bromhexin, ambroxol,... Thuốc tan đờm hay được kê cho trẻ ho có đờm đặc không tự khạc ra được. 

Lưu ý: Không dùng nhóm thuốc này cho các bé bị suy hô hấp hoặc hen phế quản. Và không nên dùng cho các trẻ bị ho dưới 2 tuổi.

>>> Xem thêm: Các tiêu chí lựa chọn siro ho cho bé

5. Phòng ngừa và chăm sóc trẻ bị ho

Để phòng tránh ho ở trẻ em, cha mẹ cần phải thực hiện những điều dưới đây:

  • Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
  • Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo đúng quy định.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh ở những nơi đông người như bệnh viện, trung tâm mua sắm, công viên,...
  • Mùa lạnh cần giữ ấm cơ thể cho trẻ để tránh bị nhiễm lạnh dẫn đến nóng sốt, hắt hơi, sổ mũi, ho. Tuy nhiên, cha mẹ không nên ủ ấm con quá mức dẫn đến hầm hơi. Mùa nóng nên cho con mặc đồ thoải mái, thấm hút mồ hôi.
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ: Cho trẻ vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng, rửa tay trước khi ăn để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa.
  • Tạo môi trường sống sạch sẽ cho trẻ, lau dọn vệ sinh hằng ngày, tách riêng những người bị ho hoặc cảm cúm để tránh trẻ bị lây bệnh.

Tạo môi trường sạch sẽ cho trẻ nhằm ngừa các nguyên nhân gây ho
Tạo môi trường sạch sẽ cho trẻ nhằm ngừa các nguyên nhân gây ho

Trên đây là những kiến thức hữu ích nhất về ho ở trẻ em mà cha mẹ cần lưu ý. Nếu thấy bài viết hay, bạn đừng quên like và chia sẻ bài viết để nhiều phụ huynh khác cùng biết nhé. Chúc bạn một ngày mới tốt lành.

Mọi câu hỏi của bạn về Thiên Tri có thể gọi ngay đến hotline 0867 995 518 để được tư vấn ngay trực tiếp.

Ho
Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Các tiêu chí lựa chọn siro ho cho bé
Lựa chọn loại siro an toàn, hiệu quả tốt giúp trẻ giảm ngay triệu chứng ho. Tìm hiểu thêm>>
Tất tật những điều bạn nên biết về bệnh Lao màng phổi
Lao màng phổi là một trong những bệnh lao ngoài phổi nguy hiểm. Tìm hiểu thêm>>>
Phác đồ điều trị lao hiệu quả nhất hiện nay
Cần điều trị bệnh kịp thời để bệnh không tiến triển nặng hơn và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Các triệu chứng lao phổi thường gặp
Triệu chứng của lao phổi có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác.
Những điều bạn cần biết về bệnh lao phổi
Lao phổi là một trong những tình trạng bệnh lao thường gặp nhất.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi