9 công dụng của gừng với sức khỏe mà bạn nên biết

Gừng từ lâu đã rất quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt. Không chỉ là gia vị cho các món ăn, nó còn được xem như một dược liệu quý đem lại nhiều công dụng cho sức khỏe. Vậy những tác dụng đó là gì? Sử dụng như thế nào cho hiệu quả? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Gừng và những công dụng của nó với sức khỏe 
Gừng và những công dụng của nó với sức khỏe 

1. Đặc điểm của củ gừng

Củ gừng có thể được gọi với nhiều tên khác nhau như can khương, sinh khương hay bào khương… 

1.1. Củ gừng là gì?

Tên khoa học: Zingiber officinale Rosc, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) và có tên tiếng Anh là ginger. 

Đặc điểm thực vật của loại cây này như sau:

  • Cây thuộc loại thân cỏ, sống lâu năm, cao khoảng 0,6 - 1m. Thân cây hình ống, gồm nhiều bẹ lá ôm sát nhau.
  • Thân rễ mập, phình lên thành củ, lâu dần phát triển thành xơ. Củ có nhiều đốt, trên đốt lại có một vài mầm non. Nếu điều kiện thuận lợi những mầm này sẽ phát triển thành chồi và thân mới.
  • Lá đơn, mọc so le, không có cuống, hình mác. Dài khoảng 15 - 20cm, rộng 2cm, mặt bóng nhẵn, gân giữa có màu hơi trắng, có mùi thơm.
  • Trục hoa xuất phát từ gốc, có thể dài tới 20cm. Các bông hoa mọc sát nhau tạo thành cụm, dài khoảng 5cm, rộng 2 - 3cm. Hoa có 3 cánh màu vàng xanh, mép cánh hoa màu tím, nhị cũng màu tím. Nếu thu hoạch củ sớm, cây sẽ không có hoa.

Cây được trồng ở nhiều nơi trên thế giới như các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Úc, Ấn Độ, Nigeria… Ở nước ta, thảo dược này được trồng phổ biến ở khắp mọi miền thu lấy củ, tinh dầu, nhựa để ăn, làm thuốc và xuất khẩu...

Củ tươi thường được thu hoạch vào mùa hạ và thu. Đào củ lên, cắt bỏ lá và rễ con, khi dùng thì rửa sạch là được.   

1.2. Dược liệu can khương

Dược liệu can khương là củ của cây gừng đã được phơi khô, càng lâu năm càng tốt. Dược liệu có vị cay, tính nhiệt, quy vào các kinh tâm, phế, tỳ, vị.

Theo quan điểm của Y học cổ truyền, can khương có các tác dụng ấm trung tiêu, ấm phổi, hồi dương, trừ hàn, tiêu đàm nên thường được sử dụng đối với trường hợp tỳ vị hư hàn như đau bụng lạnh, khó tiêu, nôn mửa ỉa chảy... hay ho do phế hàn.

Theo Y học hiện đại, nhiều nghiên cứu khoa đã chứng minh can khương có thể ức chế nhu động ruột khi dùng liều cao, làm tê liệt thần kinh trung khu vận động. Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng tăng hơi thở, mạch nhanh hơn, làm tăng huyết áp, chống viêm....

Cây gừng
Cây gừng

1.3. Thành phần hóa học

Thành phần hóa học chủ yếu của thảo dược này bao gồm:

  • Chất béo và protein
  • Đường: Glucose, maltose, chất xơ,...
  • Các khoáng chất: Natri, kali, calci, magnesi,...
  • Các vitamin: C, D, B6,...
  • Tinh dầu: b - zingiberen, b - curcumenen, geraniol, linalool…
  • Chất cay: zingeron, shogaol, gingerol...
>> Xem thêm: Rau diếp cá - Vị thuốc quý ngay trong vườn nhà

2. Tác dụng của củ gừng

Từ xa xưa, gừng đã được sử dụng khá phổ biến trong dân gian và Y học cổ truyền để chữa một số bệnh thông thường như ho, cảm cúm, mồ hôi trộm… Cùng tìm hiểu xem những tác dụng của loại thảo dược này là gì nhé.

2.1. Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Loại thảo dược này đã được chứng minh có khả năng làm tăng sự nhạy cảm của insulin và có ích đối với những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. 

2.2. Hỗ trợ điều trị ho

Nếu bị ho do cảm cúm hoặc cảm lạnh, bạn có thể sử dụng gừng để giảm nhanh chóng triệu chứng khó chịu của bệnh. Loại thảo dược này có tính nóng, khả năng chống viêm tốt và tăng cường miễn dịch sẽ làm dịu nhanh cơn ho, đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi và đờm.

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh gingerol - hoạt chất chủ yếu có trong gừng có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa mạnh. Đặc biệt nó có khả năng ức chế virus RSV (respiratory syncytial virus) - nguyên nhân chủ yếu gây ra cảm lạnh, cảm cúm và các nhiễm trùng đường hô hấp khác.

Một ưu điểm khác của loại thảo dược này chính là độ an toàn và lành tính, có thể sử dụng được cho nhiều đối tượng kể cả trẻ em, ít gây ra hiện tượng nhờn thuốc như với thuốc Tây.

Gừng có thể sử dụng để trị ho cho trẻ
Gừng có thể sử dụng để trị ho cho trẻ

2.3. Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, giảm đau cơ bắp

Với các thành phần có khả năng chống viêm rất tốt, gừng có thể được sử dụng để làm dịu cơn đau, cải thiện chức năng vận động do viêm khớp gây ra. 

Một số nghiên cứu cho thấy những người bị đau cơ do vận động nhiều dùng loại thảo dược này sẽ ít bị đau vào ngày hôm sau hơn so với những người không sử dụng.

Khi bị đau, bạn nên đun nước gừng nóng, thêm chút dấm ăn và muối. Dùng khăn thấm đều hỗn hợp, xoa bóp chỗ bị đau nhiều lần giúp cơ bắp được thoải mái, máu lưu thông tốt, giảm đau hiệu quả.  

2.4. Cải thiện hệ tiêu hóa

Theo quan điểm của Y học cổ truyền, gừng quy vào các kinh tỳ vị, giúp kích thích tiêu hóa, cải thiện các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, ăn không ngon miệng… 

Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng đối với bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Một ly trà gừng mỗi ngày, trước bữa ăn 20 phút sẽ giúp ngăn ngừa những triệu chứng khó chịu như buồn nôn, ợ hơi, ợ chua của căn bệnh này.

2.5. Giải rượu bia

Uống nước gừng nóng có thể thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng cường đào thải lượng cồn trong cơ thể, giúp tỉnh rượu và giảm tình trạng đau đầu sau đó. Bạn có thể thêm một chút mật ong vào trà nóng để tăng thêm hiệu quả giã rượu.  

2.6. Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư

Trong gừng có các hoạt chất chất chống oxy hóa, kháng viêm và kháng khuẩn mạnh có thể hỗ trợ ngăn ngừa ung thư tốt. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng loại thảo dược này có thể giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư phổi, vú, da… 

Gừng giúp hỗ trợ ngăn ngừa ung thư
Gừng giúp hỗ trợ ngăn ngừa ung thư

2.7. Giảm buồn nôn, nôn

Nếu như bạn bị say tàu xe thì thảo dược này là một giải pháp rất hiệu quả. Sử dụng một ly trà gừng ấm sẽ giúp giảm hẳn triệu chứng nôn, buồn nôn. Bạn sẽ thấy tốt hơn chỉ trong một thời gian ngắn.

2.8. Bảo vệ sức khỏe răng miệng

Khả năng kháng viêm và kháng khuẩn tốt của loại thảo dược này giúp răng miệng luôn khỏe mạnh. Sử dụng nước gừng tươi để súc miệng thường xuyên khoảng 2 - 3 lần mỗi ngày sẽ giúp cải thiện nhiều các tình trạng như sâu răng, loét khoang miệng hay viêm nha chu. 

2.9. Trị hôi chân

Đun nước gừng nóng rồi thêm một chút muối trắng và dấm ăn. Bạn ngâm chân khoảng 15 phút rồi lau khô và để chân thoáng mát. Kiên trì thực hiện sẽ thấy mùi hôi tự khắc biến mất.

3. Cách sử dụng củ gừng chữa ho

Mặc dù đã rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày tuy nhiên không phải ai cũng biết sử dụng loại thảo dược này đúng cách để có tác dụng tốt nhất. Chúng tôi sẽ mách bạn một số cách dùng của loại thảo dược này để trị ho hiệu quả mà lại rất dễ thực hiện. 

3.1. Trà gừng mật ong 

Trà gừng mật ong ấm giúp làm dịu vùng cổ họng sưng đau, làm loãng đờm và giảm chứng ho do lạnh. 

Ngoài ra, loại trà này còn có tác dụng thông mũi, đem lại cảm giác dễ chịu, giảm triệu chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi. Bạn có thể kết hợp thêm với chanh hoặc quế để tăng mùi vị cũng như tác dụng chữa bệnh.

Cách làm:

  • Gừng tươi rửa sạch thái thành lát mỏng rồi cho vào cốc (4 - 6 lát). Có thể dùng thêm 1 - 2g vỏ quế.
  • Thêm khoảng 200 - 300mL nước sôi vào cốc. Hãm trong 15 phút.
  • Có thể thêm vài lát chanh và một chút mật ong, khuấy đều và uống trực tiếp.

Tốt nhất là bạn uống trà gừng mật ong vào trước bữa ăn sáng. Tránh uống vào buổi tối vì có thể gây mất ngủ và khó tiêu.

3.2. Trị ho bằng gừng, lê và đường phèn

Quả lê có vị ngọt hơi chua, tính mát, tác dụng tiêu đờm nhuận phế, thanh nhiệt giảm ho. Đường phèn vị ngọt, tính bình cũng có tác dụng nhuận phế chỉ ho. Kết hợp 3 thành phần này làm dứt nhanh cơn ho, tiêu đờm, dịu cổ họng. Bạn có thể dùng thêm với táo đỏ hoặc chanh...

Ngoài ra, bài thuốc này còn giúp cải thiện một số triệu chứng đi kèm như nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng, chán ăn và buồn nôn.

Nguyên liệu: 1 quả lê, gừng và đường phèn.

Cách làm:

  • Lê đem rửa sạch, cắt bỏ cuống rồi dùng thìa nạo bỏ hạt.
  • Gừng rửa sạch, xắt thành sợi mỏng, thêm vào trong quả lê cùng một chút đường phèn.
  • Đem hấp cách thủy trong vòng 15 phút và để nguội bớt rồi dùng cả nước và cái.
Gừng có thể kết hợp với lê, đường phèn, táo đỏ để trị ho
Gừng có thể kết hợp với lê, đường phèn, táo đỏ để trị ho

3.3. Chữa ho bằng gừng tươi và muối

Nếu như có ho kèm đau rát cổ họng, đờm ứ nhiều, bạn có thể ngậm trực tiếp gừng tươi thái lát. Dịch chiết của loại thảo dược này sẽ thẩm thấu vào niêm mạc họng giúp giảm viêm, loãng đờm, giảm ho và đau rát họng. 

Ngoài ra, việc này còn có thể thực hiện khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột để phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp thường gặp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm amidan và viêm thanh quản.

Bạn chỉ cần thái lát gừng tươi rồi tẩm với 1 ít muối, ngậm trực tiếp 2 - 3 lần/ ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

3.4. Chữa ho kèm sổ mũi cho bé bằng gừng

Nếu bé bị ho, sổ mũi, bố mẹ có thể sử dụng nước gừng để ngâm chân hoặc xông hơi cho trẻ để loại bỏ dịch ứ ở mũi và giảm ho. 

Cách làm:

  • Chọn củ gừng già, rửa sạch, đập nhỏ.
  • Thêm khoảng 1 lít nước đun sôi nhỏ lửa. Tắt bếp rồi cho thêm chút muối hạt vào, khuấy đều.
  • Xông mũi họng cho trẻ khoảng 15 - 20 phút hoặc sử dụng để ngâm chân và matxa trước khi đi ngủ. Kiên trì khoảng vài ba lần sẽ thấy hiệu quả. 
Ngâm chân với gừng và muối có thể trị ho, sổ mũi
Ngâm chân với gừng và muối có thể trị ho, sổ mũi

4. Lưu ý khi sử dụng củ gừng

Mặc dù khá an toàn và lành tính nhưng khi sử dụng loại thảo dược này bạn vẫn cần lưu ý những thông tin sau:

  • Cần chú ý tới liều lượng sử dụng đặc biệt với đối tượng trẻ nhỏ và phụ nữ có thai. Dùng quá nhiều loại thảo dược này có thể gây ra tình trạng nóng, kích ứng niêm mạc miệng, đầy hơi, khó tiêu, chảy máu....
  • Không sử dụng gừng bị dập nát hay mọc mầm vì có thể gây độc.
  • Những người bị nhiệt như cảm nắng, ho do phế nhiệt (ho kèm theo sốt cao, khô miệng và khát,... không nên sử dụng loại thảo dược này.
  • Các mẹo chữa bệnh bằng gừng chỉ có tác dụng với các trường hợp bệnh nhẹ, mới bị, cải thiện triệu chứng. Vì vậy, trong một số trường hợp cần thiết, bạn vẫn cần gặp bác sĩ thăm khám và phối hợp sử dụng thuốc.
  • Tác dụng chữa ho từ gừng sẽ phụ thuộc vào cơ địa và một số yếu tố khác nên hiệu quả có thể nhanh chậm khác nhau. Bạn nên kết hợp giữ ấm cơ thể, nghỉ ngơi và ăn uống điều độ để việc điều trị đạt kết quả tốt hơn.
>> Xem thêm: Điều trị ho hiệu quả và đúng cách

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc hiểu nhiều hơn về gừng cũng như những tác dụng của nó đối với sức khỏe. Gừng là gia vị nhưng đồng thời cũng là một vị thuốc quý trong đời sống hàng ngày. Hãy sử dụng nó đúng cách để có hiệu quả tốt nhất nhé.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần tư vấn hãy liên hệ với Thiên Tri qua hotline 0867 995 518 để được hỗ trợ tốt nhất.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Các tiêu chí lựa chọn siro ho cho bé
Lựa chọn loại siro an toàn, hiệu quả tốt giúp trẻ giảm ngay triệu chứng ho. Tìm hiểu thêm>>
Tất tật những điều bạn nên biết về bệnh Lao màng phổi
Lao màng phổi là một trong những bệnh lao ngoài phổi nguy hiểm. Tìm hiểu thêm>>>
Phác đồ điều trị lao hiệu quả nhất hiện nay
Cần điều trị bệnh kịp thời để bệnh không tiến triển nặng hơn và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Các triệu chứng lao phổi thường gặp
Triệu chứng của lao phổi có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác.
Những điều bạn cần biết về bệnh lao phổi
Lao phổi là một trong những tình trạng bệnh lao thường gặp nhất.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi