Quất và 8 tác dụng không phải ai cũng biết

Quất là một loại cây cảnh từ lâu khá quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, không nhiều người biết nó còn được sử dụng phổ biến như một vị thuốc chữa nhiều bệnh. Cùng tìm hiểu xem tác dụng, cách dùng cũng như những lưu ý của quất đối với sức khỏe trong bài viết dưới đây ngay nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Cây quất và những tác dụng không phải ai cũng biết
Cây quất và những tác dụng không phải ai cũng biết

1. Đặc điểm của cây quất

Quất là một loại cây ăn quả - cây cảnh được trồng chủ yếu ở miền Bắc nước ta, thích hợp với khí hậu nhiệt đới.  

1.1. Cây quất là gì?

Quất có thể được gọi với nhiều tên khác như nhau cây tắc, cây hạnh hay kim quất.

Tên khoa học:Citrus japonica, Rutaceae (họ cam)

Đặc điểm thực vật:

  • Cây nhỏ thuộc nhóm thân gỗ, cao khoảng 1 - 5m, xanh tốt quanh năm, thân và cành có gai nhọn.
  • Cành lá xum xuê, mọc hướng ra xung quanh và nhỏ dần về phía đỉnh. Lá đơn, mọc so le, có màu xanh thẫm bóng.
  • Hoa nhỏ màu trắng có 5 cánh, mọc thành chùm ở nách lá hay ở ngọn. Hoa có 15 - 20 nhị màu vàng ở chính giữa.
  • Quả quất thường nhỏ, có hình cầu, bóng, có từ 5 - 6 múi. Vỏ mỏng và có tinh dầu đắng. Khi quả còn non có màu xanh đậm và dần chuyển sang màu vàng cam khi chín, vị chua có thể hơi ngọt.

Loại cây này có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản. Ở nước ta loại cây này thường thường được trồng làm cảnh ở khắp cả nước do dáng cây đẹp, cành lá xum xuê, nhiều quả đặc biệt vào dịp Tết Nguyên đán đem lại giá trị kinh tế cao.

Cây ra quả quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa thu đông, chín vào dịp Tết, khoảng từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. 

Người ta thường thu hái quả để làm thuốc. Ngoài ra các bộ phận khác như lá, rễ, hạt, vỏ quả cũng có thể được sử dụng để chữa bệnh.

Quả quất thường được sử dụng làm thuốc
Quả quất thường được sử dụng làm thuốc

1.2. Dược liệu quất 

Theo quan điểm của Y học cổ truyền, quả quất có vị chua ngọt, tính ấm; lá tắc có vị cay đắng, tính lạnh. Còn hạt và rễ tắc thì có vị chua cay, tính ấm. Quy vào các kinh phế, vị, can.

Trong các tài liệu có ghi, quả quất có công năng hóa đàm chỉ ho, giải uất, tiêu thực, giải rượu,... Tuy nhiên, vỏ có tác dụng mạnh hơn quả. Hạt có tác dụng giảm ho, cầm máu, chống nôn; còn lá chứa nhiều tinh dầu nên có tác dụng tốt với bệnh cảm mạo phong hàn. Bạn có thể dùng dược liệu ở dạng tươi hay khô đều được.

1.3. Thành phần hóa học

Nhìn chung về thành phần hóa học thì quả tắc có chứa các thành phần tương tự như cam và quýt chủ yếu bao gồm:

  • Tinh dầu khoảng 0,21%
  • Một số loại đường
  • Chất xơ pectin và một số acid hữu cơ.
  • Các loại vitamin như C, B1, B2…
  • Các loại muối khoáng như Ca, Sắt, Phospho...

2. Tác dụng của quả quất

Từ xa xưa, quất đã được sử dụng như một vị thuốc để điều trị một số bệnh lý đường hô hấp như ho, đau họng, cải thiện chức năng tiêu hóa, chữa mụn nhọt,... Cùng tìm hiểu kỹ hơn về những tác dụng này nhé.  

2.1. Hỗ trợ điều trị ho

Chữa ho bằng quất là mẹo chữa bệnh từ lâu đã được lưu truyền rộng rãi trong phạm vi nhân dân. Không chỉ giảm ho, loại quả này còn có tác dụng tiêu đờm, làm dịu cổ họng cũng như ức chế sự phát triển vi khuẩn, virus thường xuyên gây nhiễm trùng đường hô hấp.

Theo dữ liệu nghiên cứu của một số nhà khoa học tại Viện Y tế Quốc gia Mỹ, quất có nhiều chất chống oxy hóa mạnh chẳng hạn như proanthocyanidins - có tác dụng ức chế vi khuẩn gây nhiễm trùng. 

Hơn nữa, loại quả này còn chứa nhiều khoáng chất, vitamin giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ hoạt động ức chế nhiễm trùng ở đường hô hấp trên và dưới. 

Quất hỗ trợ điều trị ho
Quất hỗ trợ điều trị ho

2.2. Chữa nôn ra máu

Với các trường hợp nôn ra máu dùng 20g hạt quất bóc bỏ vỏ, sao vàng rồi giã nhỏ, sắc lấy nước uống 2 lần/1 ngày. Người bệnh cần chú ý để không nhầm lẫn giữa hạt quất và hạt quýt. 

Ngoài ra, trong vỏ của loại quả này có chứa nhiều tinh dầu giúp phòng ngừa một số bệnh như ung thư gan, thực quản, đại tràng, da... 

2.3. Giải nhiệt, thải độc, tác dụng bổ, kích thích tiêu hóa

Nước quất có vị chua chua ngọt ngọt có tác dụng giải nhiệt, kích thích tiêu hóa tốt. 

Bạn lựa chọn các quả quất chín, đem rửa sạch và để ráo nước. Dùng kim châm sâu vào quả khoảng 5 - 6 lỗ rồi xếp vào lọ cùng với đường; cứ một lớp tắc lại một lớp đường. Đậy kín, ngâm trong 1 - 2 tuần sẽ thu được siro quất. Khi dùng, lấy 1 - 2 thìa siro pha loãng với nước, khuấy đều rồi uống.

2.4. Chữa hậu sản, phù nề, vàng da

Bạn có thể dùng bài thuốc: 100g mỗi loại gồm nghệ vàng, nghệ đen, hương phụ, 50g quất non và 5g cặn nước tiểu. Thái mỏng, phơi khô, tán bột mịn, trộn với mật ong làm viên bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống khoảng 10 viên.

2.5. Hỗ trợ trị cảm mạo 

Với hàm lượng tinh dầu cao, lá quất có tác dụng rất tốt với các trường hợp cảm mạo phong hàn. 

Bài thuốc: Lá tắc 30g rửa sạch, sắc với 3 bát nước tới khi 1 bát, thêm một chút đường và uống khi còn nóng.

Nước quất giải nhiệt
Nước quất giải nhiệt

2.6. Vỏ quất trị nôn mửa

Bài thuốc: Vỏ quất, gừng tươi và đất nung 9g mỗi loại, sắc nước uống, ngày 2 lần cầm nôn hiệu quả.

2.7. Chữa sa tử cung

Chuẩn bị: 90g rễ quất, 60g rễ tiểu hồi, 30g hoàng tinh sống, dạ dày lợn 1 cái và rượu trắng. Đem các nguyên liệu rửa sạch, sau đó hầm nhừ với nước và rượu. Sau đó, chia làm 2 phần ăn trong ngày. Thực hiện 2 ngày 1 lần trong vòng một tuần sẽ thấy bệnh thuyên giảm.

2.8. Hỗ trợ tiêu hóa, chữa chán ăn, đầy bụng, khó tiêu

Tắc ngâm rượu có tác dụng kích thích tiêu hóa, làm ngon miệng, dùng rất tốt trong các trường hợp đầy bụng, khó tiêu. 

Chuẩn bị: 100g tắc và 500mL rượu trắng thấp độ, đem ngâm ít nhất trong 2 tuần là có thể sử dụng. Dùng rượu tắc trước mỗi bữa ăn, 15 - 20mL/lần, liên tục trong nhiều ngày. 

>> Xem thêm: 9 công dụng của gừng với sức khỏe mà bạn nên biết

3. Cách sử dụng quất chữa ho

Để sử dụng tắc chữa ho bạn có thể chế biến bằng những cách làm đơn giản như chưng đường phèn, ngâm mật ong, đường… Phương pháp trị ho bằng tắc có độ an toàn cao nên có thể sử dụng được cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. 

Dưới đây là một số cách dùng cây quất chữa ho mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. 

3.1. Cách chữa ho bằng quất và mật ong

Kết hợp loại quả này và mật ong là cách chữa ho đã có từ lâu do dân gian truyền lại. Bài thuốc có tác dụng giảm ho, tiêu đờm cực tốt. Các nguyên liệu cần cho phương pháp này bao gồm mật  nguyên chất và quả tắc tươi.

Các bước thực hiện như sau:

  • Tắc mua về rửa sạch và để ráo nước, sau đó cắt thành từng lát mỏng.
  • Thêm một lượng mật ong vừa phải, trộn đều hỗn hợp.
  • Đem chưng cách thủy hoặc cho vào lọ ngâm trong khoảng 2 tuần rồi sử dụng.

Để giảm ho, bạn ngậm từng lát quất ngâm mật ong trong miệng tới khi tắc hết vị, bắt đầu chuyển sang đắng thì nhả ra. Làm nhiều lần trong ngày, sau khoảng 2 ngày áp dụng cách này, bạn sẽ thấy các cơn ho giảm đáng kể, gần như khỏi hẳn.

Quất ngâm mật ong trị ho hiệu quả
Quất ngâm mật ong trị ho hiệu quả

3.2. Tắc chưng với đường phèn

Với những trường hợp bị ho nhẹ, ho có đờm, bạn có thể áp dụng cách này. 

Nguyên liệu gồm có tắc và đường phèn.

Cách làm:

  • Tắc sau khi mua về đem rửa sạch, cắt đôi, bỏ hạt.
  • Trộn lẫn tắc với một lượng đường phèn vừa phải.
  • Hấp cách thủy cho đến khi đường tan hết, hỗn hợp ở dạng như siro thì dừng lại. Thời gian khoảng 30 phút tùy theo lượng tắc và đường.
  • Để nguội cho vào hộp thủy tinh dùng dần.

Kiên trì sử dụng từ 2 - 3 lần trong một ngày sẽ thấy các triệu chứng ho giảm dần. Với các trường hợp ho lâu ngày, kéo dài, bạn có thể sử dụng nhiều hơn, 3 - 4 lần/ ngày để có hiệu quả.

3.3. Quất ngâm muối

Tắc ngâm muối là một cách chữa ho khá đơn giản mà hiệu quả, không cần mất nhiều thời gian và có thể dùng nhiều lần. Hỗn hợp này giúp giảm tối đa các cơn ho, đau rát họng và bảo vệ cổ họng của bạn khỏi những tổn thương.

Để áp dụng phương pháp này bạn cần chuẩn bị tắc và muối hạt. Thực hiện như sau:

  • Ngắt bỏ cuống và rửa sạch, dùng kim đâm vào bề mặt của quả quất để loại bỏ bớt chất the, đắng và rửa lại một lần nữa với nước sạch.
  • Ngâm quất vào trong hỗn hợp nước muối khoảng 1 - 2 tiếng rồi vớt ra, để ráo.
  • Rải một lớp muối vào đáy lọ, sắp xếp tắc lên trên thành từng lớp một. Hãy nhớ để quả và muối xen kẽ nhau, cứ một lớp tắc, rải một lớp muối. Để hỗn hợp này được đậm vị hơn bạn có thể cho thêm vài lát cam thảo.
  • Đậy kín nắp lọ và đem phơi nắng hỗn hợp này từ 3 - 4 tuần. Khi thấy hỗn hợp này ra nước, bạn lấy bát nhỏ để nén chặt chúng lại. Ngâm hỗn hợp càng lâu thì nó sẽ càng ngon và càng có tác dụng tốt cho sức khỏe.

Mỗi khi bị ho, bạn lấy một chút hỗn hợp đã chuẩn bị này đem pha với nước ấm để dùng. Bạn sẽ thấy cơn ho giảm sau vài ngày sử dụng.

3.4. Một số bài thuốc khác sử dụng quất để trị ho

Ngoài những cách chế biến trên, bạn có thể áp dụng các bài thuốc sau đây:

Kết hợp quất với các nguyên liệu khác để điều trị ho
Kết hợp quất với các nguyên liệu khác để điều trị ho
  • Ho gà ở trẻ em: 10g tắc, 6g gừng tươi, thiên trúc hoàng đem sắc lấy nước uống, ngày 1 lần.
  • Ho do phế nhiệt: Dùng nước ép quả tắc tươi và của cải trắng sẽ thấy hiệu quả.
  • Ho lâu ngày không khỏi: 10g hạt tắc, lá thạch xương bồ, thêm 20g đường phèn đem hấp cơm hoặc chưng cách thủy, uống 2 - 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 thìa cafe (5 - 10mL).

4. Lưu ý khi sử dụng quả quất

Mặc dù khá phổ biến và có nhiều công dụng với sức khỏe nhưng khi sử dụng loại quả này, bạn vẫn lưu ý một số điều sau để đảm bảo an toàn.

  • Không nên dùng quá nhiều loại quả này, đặc biệt là dùng vào lúc đói do vị chua cũng như acid trong quả có thể gây xót ruột, làm hại dạ dày…
  • Không nên uống tắc ngay sau mỗi bữa ăn vì nước tắc có thể cản trở hoạt động làm việc của dạ dày. 
  • Những người bị loét dạ dày, sỏi thận, tiểu đường… không nên sử dụng loại quả này.
  • Khi sử dụng cần đảm bảo về nguồn gốc dược liệu. Những cây quất cảnh thường được phun thuốc để quả to đẹp và lâu rụng, nếu sử dụng sẽ dễ bị ngộ độc.
>> Xem thêm: Điều trị ho hiệu quả và đúng cách

Như vậy bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về quất cũng như những tác dụng của nó với sức khỏe. Hãy like và chia sẻ bài viết cho mọi người quanh bạn cùng tìm hiểu như nhé.

Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan đến Thiên Tri hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0867 995 518 để được hỗ trợ tốt nhất nhé.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Các tiêu chí lựa chọn siro ho cho bé
Lựa chọn loại siro an toàn, hiệu quả tốt giúp trẻ giảm ngay triệu chứng ho. Tìm hiểu thêm>>
Tất tật những điều bạn nên biết về bệnh Lao màng phổi
Lao màng phổi là một trong những bệnh lao ngoài phổi nguy hiểm. Tìm hiểu thêm>>>
Phác đồ điều trị lao hiệu quả nhất hiện nay
Cần điều trị bệnh kịp thời để bệnh không tiến triển nặng hơn và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Các triệu chứng lao phổi thường gặp
Triệu chứng của lao phổi có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác.
Những điều bạn cần biết về bệnh lao phổi
Lao phổi là một trong những tình trạng bệnh lao thường gặp nhất.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi