Điều trị ho hiệu quả và đúng cách

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên triệu chứng ho. Mỗi nguyên nhân khác nhau thì có những phương pháp điều trị ho khác nhau tùy thuộc vào mức độ, tình trạng bệnh gây nên triệu chứng này. Vậy, có những cách nào để điều trị ho? hãy cùng Thiên Tri tìm hiểu.

Mục lục [ Ẩn ]
Phương pháp điều trị ho nào cho kết quả tốt hơn
Phương pháp điều trị ho nào cho kết quả tốt hơn

Với một nguyên nhân gây ho chúng ta có thể tìm ra một hoặc hơn thế phương pháp điều trị, Vậy, phương pháp nào bạn đang sử dụng và có hiệu quả với tình trạng của mình. Sau đây, Thiên Tri sẽ giới thiệu với bạn một số phương pháp điều trị ho thường được sử dụng. Đừng bỏ qua bài viết sau nhé. 

1. Điều trị ho bằng thuốc

Với mỗi nguyên nhân gây ho khác nhau, bác sĩ sẽ kê cho bạn một loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh mà bạn đang gặp phải. Nhưng nhìn chung có một số nhóm thuốc sau thường được các bác sĩ sử dụng như:

1.1. Thuốc long đờm

Các thuốc thuộc nhóm này thường đường được sử dụng trong những trường hợp xảy ra tình trạng viêm nhiễm, làm tăng độ quánh của dịch trên hệ thống biểu mô của đường hô hấp.

Biểu hiện của tình trạng này là sự xuất hiện đờm đặc, màu vàng, xanh, nâu hoặc màu gỉ sét trong đường hô hấp. Các thuốc thuộc nhóm thuốc này thường được sử dụng điều trị ho là:

  • Các thuốc chứa các hoạt chất như: Guaifenesin; Ipecacuanha; muối amoni; muối iod; Natri benzoat; Terpin;... có tác dụng làm giảm tình trạng đờm do đó chúng làm tăng sự tiết dịch, làm tăng thể tích và khối lượng đờm, làm cho đờm loãng ra và dễ tống ra ngoài hơn nhờ vào phản xạ ho của cơ thể. 
  • Thuốc làm tiêu chất nhầy với các hoạt chất như: Acetylcystein; Ambroxol; Bromhexin; Carbocistein;… có tác dụng trực tiếp lên đờm và làm thay đổi cấu trúc đờm nhưng không làm tăng khối lượng và thể tích đờm, giúp làm giảm độ nhớt, độ quánh, khiến đờm dễ dàng được tống ra ngoài hơn.

1.2. Thuốc giảm ho

Các thuốc thuộc nhóm này chỉ được sử dụng điều trị ho trong trường hợp ho không có đờm như: ho do cảm cúm, ho do kích ứng niêm mạc hô hấp, ho do phản ứng của dị ứng,...

Sử dụng trong trường hợp ho nhiều khiến người bệnh gặp tình trạng mệt mỏi, mất ngủ và không sử dụng trong trường hợp có đờm trong bệnh phế quản mạn, giãn phế quản,... Các nhóm thuốc này không dùng cho người suy hô hấp, hen suyễn, trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú.

Các thuốc có tác dụng ức chế thần kinh và gây giảm ho như: Codein; Pholcodin; Dextromethorphan;... Trong đó Codein và Pholcodin có tác dụng gây nghiện, giảm đau và ức chế nhẹ trung tâm hô hấp còn Dextromethorphan thì không gây nghiện và không có tác dụng giảm đau.

Các thuốc có tác dụng điều trị ho thuộc nhóm codein chỉ được sử dụng cho người lớn, không dùng cho trẻ nhỏ vì có thể gây ức chế hô hấp. Đặc biệt là không được sử dụng cho trẻ dưới 18 tuổi mới cắt hoặc nạo V.A.

1.3. Thuống kháng histamin

Các thuốc thuộc nhóm kháng histamin H1 thế hệ 1 là các thuốc vừa có tác dụng chống dị ứng vừa có tác dụng làm dịu, giảm cơn ho và giúp an thần. Các thuốc thuộc nhóm này mà chúng ta  thường gặp như: Diphenylhydramin; Chlopheniramin; Alimemazin; Promethazine;… 

Tuy nhiên, vì có tác dụng an thần nên khi sử dụng các thuốc này sẽ tạo nên các cơn buồn ngủ, vì vậy, chúng gây nhiều bất lợi vào ban ngày nhưng lại tốt khi sử dụng vào ban đêm. Đặc biệt, không sử dụng các thuốc này khi lái xe, vận hành máy móc,...

Thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin

Bên cạnh đó, nhóm thuốc này còn làm khô quánh dịch tiết, làm cơ thể khó tống đờm và có thể gây nên các cục đờm tắc nghẽn. Vì vậy không được sử dụng nhóm thuốc này trong các trường hợp ho có đờm.

Hơn nữa, các thuốc thuộc nhóm này có chứa các hợp chất như: Benzonatat; Menthol; Lidocain;… được dùng qua đường hít, ngậm. Chúng có tác dụng gây tê lên các ngọn thần kinh gây phản xạ ho từ đó làm giảm cơn ho.

1.4. Thuốc ho thảo dược

Các loại thuốc ho thảo dược thường được sử dụng trong các bệnh viêm cấp tính hoặc mãn tính của đường hô hấp nhưng ở mức độ nhẹ hoặc thường được sử dụng cho các đối tượng như phụ nữ có thai và cho con bú.

Thuốc ho thảo dược thường là ở dạng viên ngậm hoặc dạng siro ho, tác động làm ngăn cản cơ chế viêm, cản trở giải phóng các yếu tố gây viêm, từ đó có tác dụng điều trị ho.

Một số thảo dược thường được sử dụng trong các thuốc ho dược liệu có tác dụng điều trị ho như: Tỳ bà diệp; Sa sâm; Phục linh; Trần bì; Cát cánh; Bán hạ; Ngũ vị tử; Qua lâu nhân; Viễn chí; Khổ hạnh nhân; Gừng; Ô mai; Cam thảo;...

>>> Xem thêm: Các tiêu chí lựa chọn siro ho cho bé

2. Điều trị ho theo phương pháp dân gian

Điều trị ho theo phương pháp dân gian là các phương pháp thường được nhiều người sử dụng dùng để điều trị ho tại nhà. Sau đây là một số cách mà bạn có thể áp ngay tại nhà nhé.

2.1. Chữa ho bằng mật ong

Mật ong là thực phẩm có chứa các thành phần tốt cho sức khỏe như vitamin, canxi, kẽm, sắt,... Nó không chỉ là một loại thực phẩm quen thuộc trong việc chế biến các món ăn mà các thức uống từ mật ong còn có tác dụng điều trị ho.

Cách sử dụng mật ong điều trị ho: Kết hợp giữa mật ong và chanh đào hoặc gừng. Mỗi ngày bạn có thể pha một thìa mật ong ngâm chanh đào với nước ấm và uống. 

2.2. Chữa ho bằng gừng

Gừng có thể dùng được điều trị các cơn ho khan, ho có đờm, ho do thời tiết,... các bạn có thể dùng gừng sau khi rửa sạch và nướng nguyên vỏ cho gừng hơi cháy xém.

Sau đó lột sạch vỏ, giã nhuyễn và ép cho ra nước, sau đó thêm một ít một ong. Nước gừng dùng để uống còn bã gừng thì dùng để ngậm để làm dịu cơn ho hiệu quả hơn. Để cách này có tác dụng tốt hơn, bạn nên uống khi nước đang còn ấm.

Chữa ho bằng gừng
Chữa ho bằng gừng

2.3. Chữa ho bằng tỏi

Tỏi có chứa các chất chống oxy hóa và lượng kháng sinh cao nên nó thường được sử dụng như một thuốc có tác dụng điều trị ho. Không những thế, nó còn có hàm lượng vitamin dồi dào có khả năng làm dịu cổ họng và áp chế vi khuẩn.

Khi muốn sử dụng tỏi để điều trị ho, đối với người lớn có thể ăn sống trực tiếp để đạt hiệu quả nhanh nhưng cách này có thể gây hôi miệng và hầu như không dùng được cho trẻ nhỏ.

Đối với trẻ bạn có thể dụng tỏi chưng cách thủy cùng với mật ong hoặc đường phèn để tăng mùi vị và giúp trẻ dễ uống hơn nhé.

2.4. Chữa ho bằng quả lê

Cách điều trị ho bằng quả lê là một phương pháp làm giảm ho tại nhà được nhiều người sử dụng và tin tưởng vì lê có chứa nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng lên việc điều trị các bệnh về viêm phế quản.

Cách dùng lê để trị ho mà lê hấp mật ong hoặc hấp đường phèn. Cách này phù hợp với nhiều lứa tuổi ngay cả với trẻ nhỏ, mùi vị dễ sử dụng, mang lại công hiệu ho, tiêu đờm rõ rệt.

2.5. Chữa ho bằng lá húng chanh

Theo Đông y, húng chanh có mùi thơm, tính ấm và có chứa hàm lượng chất diệt khuẩn cao. 

Đối với người lớn thì việc ăn sống húng chanh là phương pháp sử dụng húng chanh đơn giản nhất và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Còn đối với trẻ nhỏ, khi muốn dùng húng chanh bạn nên hấp húng chanh cùng với đường phèn hoặc mật ong trong nồi cơm rồi cho trẻ sử dụng. Mỗi ngày có thể dùng 1 - 2 lần sẽ làm giảm tình trạng ho nhanh chóng.

Chữa ho bằng húng chanh
Chữa ho bằng húng chanh

2.6. Các phương pháp khác

Ngoài những phương pháp, thực phẩm đã nêu trên thì mỗi người sẽ có một cách khác nhau để làm giảm tình trạng họ của bản thân và người thân xung quanh mình khác nhau như:

  • Sử dụng rau cần tây
  • Sử dụng quất
  • Sử dụng củ cải trắng
  • Sử dụng rau diếp cá
  • Sử dụng lá tía tô
  • Sử dụng cam thảo
  • Sử dụng lá hẹ
  • ...

Với các phương pháp điều trị tại nhà bạn chỉ nên sử dụng khi biết rằng tình trạng ho của mình không phải là tình trạng ho do các bệnh lý nghiêm trọng khác gây nên và phải lựa chọn sử dụng phương pháp với bản thân mình không nên sử dụng một lúc nhiều phương pháp để tránh khả năng xuất hiện tác dụng phụ nhé.

>> Xem thêm: Ngứa cổ họng - Triệu chứng nhỏ nhưng không thể coi thường!

3. Lưu ý khi sử dụng các phương pháp điều trị ho

Trong quá trình sử dụng thuốc hay các phương pháp dân gian để điều trị ho thì bạn nên lưu ý những điểm sau để tránh gặp phải các tác dụng không mong muốn đối với sức khỏe và đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn:

  • Thuốc giảm ho chỉ dùng trong các trường hợp ho khan, không dùng cho những người ho có đờm và có các triệu chứng của suy hô hấp. Nên dùng liều thấp nhất, trong thời gian càng ngắn càng tốt để hạn chế tác dụng phụ của thuốc.
  • Trước khi sử dụng phương pháp nào để điều trị ho người bệnh cần biết nguyên nhân gây bệnh là gì từ đó mới tìm cho bản thân phương pháp điều trị phù hợp.
  • Không kết hợp đồng thời thuốc ho và thuốc long đờm với nhau vì có thể làm đờm tiết nhiều hơn nhưng lại không ho khạc ra được.
  • Những thuốc trị ho có phối hợp nhiều thành phần như neocodion, codepect, atussin, arsiba… ngoài việc có thể gây ra tác dụng phụ, chúng còn có thể có những tương tác bất lợi với các thuốc khác khi dùng cùng lúc nên cần hết sức thận trọng khi dùng các thuốc này.
  • Đối với trẻ nhỏ và người già, khi khả năng nuốt không tốt thì có thể sử dụng các sản phẩm trị ho bằng thảo dược hoặc ở dạng siro, vừa dễ dùng vừa an toàn cho sức khỏe.
  • Không lạm dụng kháng sinh khi bị ho vì không phải người nào cũng bị nhiễm khuẩn khi bị ho. Nếu chỉ bị ho do virus thì không cần thiết trừ khi có bội nhiễm vi khuẩn.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú khi bị ho nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các phương pháp để điều trị ho.
  • Ngoài việc điều trị người bệnh cần phải bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và tập thể dục điều độ để giúp tăng cường sức khỏe.
  • Nếu tình trạng ho của bạn không quá nghiêm trọng thì nên sử dụng các phương pháp điều trị ho theo phương pháp dân gian, nếu không có hiệu quả thì mới nên sử dụng các thuốc.
  • Trong quá trình sử dụng bất kỳ phương pháp trị ho nào nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào xảy ra thì nên ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

4. Khám và điều trị bệnh ho ở đâu?

Nếu bạn bị ho và đang muốn tìm kiếm địa chỉ khám, điều trị uy tín, hiệu quả nhất hãy để Thiên Tri giới thiệu cho bạn những cơ sở y tế hàng đầu về hô hấp nhé.

Bệnh viện Phổi Trung ương

  • Địa chỉ: Số 463 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội
  • Đây là bệnh viện đầu ngành về điều trị các bệnh hô hấp. Với đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng giỏi chuyên môn, trang thiết bị hiện đại, bệnh viện tiếp nhận, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh chủ yếu mắc các bệnh liên quan phổi, phế quản. Do đó, bạn hoàn toàn yên tâm khi khám và điều trị ho tại bệnh viện này nhé.
Bệnh viện Phổi Trung ương
Bệnh viện Phổi Trung ương

Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
  • Trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai là nơi hội tụ các chuyên gia, bác sĩ, điều dưỡng tay nghề giỏi. Trung tâm thực hiện khám, chẩn đoán, điều trị bệnh nhân hô hấp với kỹ thuật cao, đã triển khai hàng loạt các kỹ thuật can thiệp chẩn đoán và điều trị hiện đại.

Bệnh viện Chợ Rẫy

  • Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
  • Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những bệnh viện hạng đặc biệt trực thuộc Bộ Y tế. Bệnh viện quy tụ các chuyên gia đầu ngành trong khám và điều trị các bệnh liên quan đến hô hấp và được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại: máy chụp cắt lớp, nội soi phế quản,…

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

  • Địa chỉ: 120 Hồng Bàng, phường 12, quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
  • Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch là bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Bệnh viện với chất lượng dịch vụ cao và sở hữu trang thiết bị hiện đại, chuyên sâu trong khám và điều trị bệnh hô hấp do đó đây là một trong những lựa chọn hàng đầu của bạn.

Thiên Tri hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ lựa chọn được phương pháp điều trị ho hiệu quả, phù hợp nhất và bổ sung thêm những kiến thức hữu ích về điều trị ho để chăm sóc tốt người thân và gia đình nhé!

Mọi câu hỏi của bạn có liên quan đến sản phẩm của Thiên Tri vui lòng gọi điện đến hotline 0867 995 518 để được tư vấn trực tiếp.

Ho
Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Các tiêu chí lựa chọn siro ho cho bé
Lựa chọn loại siro an toàn, hiệu quả tốt giúp trẻ giảm ngay triệu chứng ho. Tìm hiểu thêm>>
Tất tật những điều bạn nên biết về bệnh Lao màng phổi
Lao màng phổi là một trong những bệnh lao ngoài phổi nguy hiểm. Tìm hiểu thêm>>>
Phác đồ điều trị lao hiệu quả nhất hiện nay
Cần điều trị bệnh kịp thời để bệnh không tiến triển nặng hơn và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Các triệu chứng lao phổi thường gặp
Triệu chứng của lao phổi có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác.
Những điều bạn cần biết về bệnh lao phổi
Lao phổi là một trong những tình trạng bệnh lao thường gặp nhất.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi