Sức đề kháng là gì? Nguyên nhân làm suy giảm sức đề kháng

Chúng ta vẫn thường nghe “Sức đề kháng tốt giúp bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật” hoặc thường nhận được lời khuyên cần ăn gì, làm gì để tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ, hiểu đúng về nó.

Vậy sức đề kháng là gì? nó có vai trò quan trọng như thế nào? suy giảm sức đề kháng có nguy hiểm không? Hãy cùng giải đáp tất cả các thắc mắc qua bài viết sau đây nhé!

Mục lục [ Ẩn ]

Sức đề kháng là gì?
Sức đề kháng là gì?

1. Sức đề kháng là gì?

Sức đề kháng (resistance) là thuật ngữ chỉ khả năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài. 

Sức đề kháng đóng vai trò như một hàng rào che chắn sự tấn công của các yếu tố ngoại lai như: vi khuẩn, virus, vi nấm, ký sinh trùng,… hoặc đơn giản tác nhân là thay đổi thời tiết (thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh, từ ẩm sang khô,…) hoặc khói bụi và hóa chất từ môi trường, thực phẩm ăn uống hàng ngày.

Sức đề kháng của cơ thể được tạo ra từ hệ thống miễn dịch (immune system). Một cơ thể có sức đề kháng tốt sẽ ngăn chặn được những tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh, bên cạnh đó tìm cách loại bỏ, tiêu diệt trong trường hợp chúng đã xâm nhập vào bên trong.

2. Phân loại sức đề kháng 

Trong y khoa, sức đề kháng được chia thành 2 loại chính, bao gồm sức đề kháng tự nhiên và sức đề kháng thu được.

2.1. Sức đề kháng tự nhiên (bẩm sinh)

Ngay từ khi còn là thai nhi trong bụng mẹ, các cơ chế đề kháng đã tồn tại trong cơ thể chúng ta sẵn sàng đáp ứng nhanh khi vi sinh vật xâm nhập, chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh từ những ngày đầu tiên của cuộc đời.

Sức đề kháng tự nhiên được cấu thành từ các hàng rào vật lý và hóa học bên ngoài và bên trong cơ thể như da, niêm mạc, các chất kháng khuẩn được tiết ra trên các bề mặt này và một số tế bào như tế bào thực bào (tế bào trung tính, đại thực bào) và tế bào NK (tế bào giết tự nhiên).

Sức đề kháng bẩm sinh liên quan đến di truyền (từ mẹ sang con). Điều này thể hiện rõ nhất trong 3 tháng cuối thai kỳ, cơ thể bé sẽ nhận được nhiều kháng thể từ mẹ tạo một lớp phòng vệ vững chắc cho trẻ trước khi chào đời. 

Sau khi sinh ra, sức đề kháng vẫn còn được duy trì thông qua sữa mẹ. Tuy nhiên, theo thời gian với sự tác động của các yếu tố bên ngoài sức đề kháng này sẽ yếu thậm chí là mất đi.

Sức đề kháng bẩm sinh có liên quan đến di truyền
Sức đề kháng bẩm sinh có liên quan đến di truyền

2.2. Sức đề kháng thu được (thích nghi)

Sức đề kháng thu được là loại chỉ xuất hiện khi có tác động trực tiếp từ bên ngoài, nó được phát triển trong suốt quá trình lớn lên của con người. Sức đề kháng thu được thường có sau khi tiêm các loại vắc xin phòng bệnh hoặc kích hoạt các chức năng của sức đề kháng tự nhiên.

Tuy nhiên sức đề kháng thu được thường chỉ duy trì hiệu quả trong một thời gian ngắn và hạn chế về phạm vi khả năng phòng bệnh. 

3. Vai trò của sức đề kháng đối với sức khỏe

Sức đề kháng khỏe mạnh là một trong những yếu tố quan trong giúp sức khỏe tốt hơn, hạn chế các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết được tầm quan trọng của sức đề kháng đối với cơ thể. Vậy để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nó, mời bạn đọc đoạn viết sau.

3.1. Bảo vệ cơ thể, hạn chế nhiễm bệnh

Các tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn, ký sinh trùng…) ở khắp mọi nơi như trong nhà, nơi làm việc và môi trường tự nhiên do đó con người rất dễ mắc bệnh nếu không có sức đề kháng - hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể.

Vai trò của sức đề kháng thể hiện qua các bước sau:

Bước 1: Khi cơ thể có sức đề kháng khỏe sẽ tạo ra một hàng rào ngăn chặn mầm bệnh hoặc kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể.

Bước 2: Nếu yếu tố ngoại lai có thể vượt qua khỏi hàng rào, lúc này hệ thống miễn dịch sẽ tiếp tục sản sinh ra các tế bào bạch cầu, các hóa chất và protein khác tấn công và tìm mọi cách loại bỏ kháng nguyên trước khi chúng bắt đầu phân chia.

Bước 3: Trường hợp thất bại, các cơ chế đề kháng của cơ thể còn tăng cường hoạt động mạnh mẽ hơn kìm hãm không cho mầm mống gây bệnh phát triển.

Hệ thống phòng thủ này hoạt động bình thường sẽ giúp cơ thể ngăn chặn rất nhiều vấn đề về sức khỏe từ cảm lạnh thông thường đến các bệnh nguy hiểm hơn như ung thư.

3.2. Chống bệnh cũ tái phát nhờ hình thành kháng thể

Con người khi sinh ra đã được trang bị một hệ miễn dịch và sức đề kháng nhất định, tuy nhiên, sức đề kháng đó còn “non nớt”, song chúng sẽ được cải thiện dần theo thời gian. 

Chính vì thế, trẻ em thường hay ốm vặt, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra một “ngân hàng” kháng thể trong lần đầu tiên tiếp xúc với căn bệnh giúp chống lại bệnh đó trong tương lai.

Bản chất hoạt động của vắc xin chính là tạo điều kiện cho hệ miễn dịch chiến thắng, sản xuất kháng thể ngăn chặn bệnh tái phát bằng cách đưa những mầm bệnh đã được làm yếu vào cơ thể. 

Sức đề kháng giúp cơ thể hình thành nên các kháng thể chống bệnh tật
Sức đề kháng giúp cơ thể hình thành nên các kháng thể chống bệnh tật

4. Nguyên nhân làm suy giảm sức đề kháng 

Sức đề kháng yếu làm tăng nguy cơ mắc bệnh đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vậy nguyên nhân nào làm suy giảm sức đề kháng?

Sức đề kháng sẽ trở nên kém hiệu quả hơn khi chúng ta già đi khiến cơ thể yếu dần và dễ mắc bệnh, phổ biến là viêm khớp và một số loại ung thư. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sức đề kháng còn bị suy giảm do tác động của các yếu tố sau:

Suy giảm hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch trở nên mỏng manh, yếu ớt là nguyên nhân chính gây suy giảm sức đề kháng. Có 2 loại suy giảm miễn dịch đó là:

  • Suy giảm miễn dịch tiên phát (khiếm khuyết về mặt di truyền, rối loạn tế bào mầm,…).
  • Suy giảm miễn dịch thứ phát (do bức xạ tia X, chấn thương, can thiệp phẫu thuật, điều trị kìm tế bào,…).

Ô nhiễm môi trường

Môi trường sống cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức đề kháng của con người. Các nghiên cứu đã phát hiện khi hít không khí ô nhiễm (khói, bụi, hơi hóa chất…) sẽ ngăn chặn sự tăng sinh của các lympho T và lympho B (2 tế bào bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch).

Lạm dụng kháng sinh

Thuốc kháng sinh là “con dao hai lưỡi”, khi nhiễm khuẩn sử dụng kháng sinh có thể khỏi rất nhanh tuy nhiên cơ thể người bệnh yếu hơn, dễ gây tình trạng kháng kháng sinh, giảm khả năng chống chịu với vi khuẩn, virus… 

Ngoài ra, kháng sinh còn dẫn đến giảm lượng cytokine - một hormone cần thiết cho hệ miễn dịch.

Lạm dụng kháng sinh là một nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng
Lạm dụng kháng sinh là một nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng

Thói quen sinh hoạt

Nghỉ ngơi không đầy đủ, thức khuya thường xuyên sẽ khiến cơ thể không sản xuất đủ melatonin trong khi ngủ kéo theo sự giảm số lượng bạch cầu. Uống ít nước cũng có thể làm giảm sức đề kháng do thận không lọc bỏ các yếu tố độc hại.

Căng thẳng kéo dài

Áp lực công việc, cuộc sống gây lo lắng, căng thẳng thường xuyên cũng là nguyên nhân làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể do mất thăng bằng, suy giảm nồng độ các hormone như testosterone, estrogen… 

5. Ai dễ bị suy giảm sức đề kháng? 

Sức đề kháng yếu kéo theo hàng loạt các vấn đề về sức khỏe, các đối tượng sau dễ bị suy giảm sức đề kháng do đó cần chú ý và chăm sóc đặc biệt:

  • Người cao tuổi: Hệ miễn dịch của người già ngày càng bị “mài mòn”, yếu ớt hơn trong cuộc chiến chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Người mắc bệnh mãn tính: Đái tháo đường, tim mạch, gan, sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, chống viêm, corticosteroids, kháng miễn dịch, điều trị ung thư,…).
  • Người mới ốm dậy: Giai đoạn sau ốm dậy, cơ thể còn mệt mỏi, tinh thần kém, chán ăn, ăn không ngon,… hệ miễn dịch chưa phục hồi hoàn toàn tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập.
  • Trẻ em: Từ 6 tháng đến 3 tuổi được coi là giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” của trẻ. Ở thời kỳ này, do hệ miễn dịch còn non yếu, chưa hoàn thiện nên trẻ rất dễ mắc bệnh, ốm vặt nhất là về tiêu hóa, hô hấp.
  • Phụ nữ mang thai dễ bị suy giảm đề kháng tạm thời, chính vì thế mẹ bầu đối mặt với nguy cơ cao bị nhiễm trùng và khó điều trị hơn do một số thuốc chống chỉ định sử dụng đối với đối tượng này. 

Người già là nhóm người dễ gặp tình trạng suy giảm sức đề kháng
Người già là nhóm người dễ gặp tình trạng suy giảm sức đề kháng

6. Ảnh hưởng của suy giảm sức đề kháng với sức khỏe

Sức đề kháng giữ vai trò quan trọng do đó khi “lá chắn bảo vệ cơ thể” này suy yếu sẽ kéo theo những hậu quả vô cùng nghiêm trọng bao gồm:

Tăng nguy cơ lây bệnh

  • Hầu hết các vi khuẩn, virus luôn “lợi dụng” lúc sức đề kháng suy yếu để tấn công và “gieo rắc” mầm bệnh trong cơ thể. Người có sức đề kháng kém không có đủ khả năng để chống chọi với các tác nhân này do đó dễ nhiễm bệnh hơn đặc biệt là cảm lạnh và cảm cúm thời điểm giao mùa. 
  • Trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch… sức đề kháng yếu vô cùng nguy hiểm bởi khi mắc thêm các bệnh truyền nhiễm do phế cầu khuẩn, não mô cầu khuẩn, cúm…dễ gây biến chứng nặng: nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi cấp, suy hô hấp, thậm chí tử vong.

Giảm hấp thu các chất dinh dưỡng

  • Người có sức đề kháng yếu dễ kéo theo hệ thống tiêu hóa và hấp thu kém, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dễ bị tiêu chảy, nôn mửa khi sử dụng thực phẩm kém vệ sinh.

Dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi kéo dài

  • Người có sức đề kháng kém thường cảm thấy mệt mỏi, không có sức lực, u rũ, suy nhược tinh thần… mặc dù ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý. Triệu chứng này diễn ra trong thời gian dài cần cảnh giác vì rất có thể liên quan đến suy giảm hệ thống miễn dịch. 

7. Các cách tăng cường sức đề kháng 

Chúng ta thường được khuyên rằng “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vậy làm thế nào để xây dựng và duy trì sức đề kháng khỏe mạnh - “vũ khí tối thượng” phòng tránh bệnh tật?

Đó chắc hẳn là câu hỏi luôn được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng tham khảo các cách giúp tăng sức đề kháng sau:

  • Tập thể thao, vận động thường xuyên: Tập thể dục giúp giảm thiểu stress, tăng cảm xúc tích cực, thúc đẩy cảm giác thư thái, ngủ ngon hơn. Giúp bạn cải thiện và tăng cường chức năng miễn dịch.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Lời khuyên tốt nhất để tăng cường sức đề kháng là tự xây dựng và duy trì khẩu phần ăn lành mạnh, cân bằng giữa các thành phần protein - glucid - lipid. 
  • Ngủ đủ giấc: Để có một sức đề kháng khỏe mạnh bạn nên đảm bảo ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm. 
  • Giải tỏa căng thẳng: Khi cơ thể thường xuyên căng thẳng sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài, từ cảm lạnh thông thường đến các bệnh nghiêm trọng. 
  • Không lạm dụng rượu bia, chất kích thích: Uống quá nhiều rượu có thể gây ức chế chức năng của tế bào bạch cầu và giảm khả năng chống nhiễm trùng.

Hạn chế lạm dụng rượu bia sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng
Hạn chế lạm dụng rượu bia sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng

Bài viết trên gia đình Thiên Tri đã chia sẻ với các bạn các thông tin liên quan đến sức đề kháng, vai trò cũng như nguyên nhân khiến sức đề kháng bị suy yếu. Hy vọng qua bài viết trên các bạn sẽ có thêm các kiến thức hữu ích về sức khỏe của bản thân và gia đình. Hãy like và chia sẻ bài viết cho mọi người xung quanh nhé.

Mọi câu hỏi của bạn có liên quan đến Thiên Tri vui lòng gọi đến hotline 0867 995 518 để được tư vấn trực tiếp.

Bình chọn
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Nghẹt mũi ở trẻ
Nghẹt mũi khiến các trẻ khó chịu và mệt mỏi thường xuyên khuấy khóc, ngủ không ngon giấc. Xem thêm.
Làm thế nào để hết nghẹt mũi khi ngủ?
Bệnh nghẹt mũi gây ra cảm giác khó thở, bức bối đặc biệt vào ban đêm trước khi đi ngủ. Xem thêm.
 Chữa nghẹt mũi cho bà bầu
Nghẹt mũi trong quá trình mang thai thường khiến cho các bà bầu vô cùng khó chịu. Xem thêm.
Cách trị nghẹt mũi tại nhà
Nghẹt mũi gây ra cảm giác mệt mỏi khó chịu làm người bệnh mất tập trung, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Cách trị nghẹt mũi
Cách trị nghẹt mũi an toàn hiệu quả và cải thiện cảm giác khó chịu cho người bệnh. Xem thêm.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi