Sổ mũi là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách khắc phục
Không những gây cảm giác mệt mỏi, khó chịu, sổ mũi còn làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như sự tập trung trong công việc của người bệnh. Cùng chúng tôi giải mã xem sổ mũi là bệnh gì và cách khắc phục hiệu quả nhất nhé.
1. Sổ mũi (chảy nước mũi) là chứng bệnh gì?
Sổ mũi hay chảy nước mũi là hiện tượng sức khỏe hầu như ai cũng từng mắc phải, đặc biệt là trong giai đoạn giao mùa. Cụ thể, đây là tình trạng xuất hiện dịch nhầy chảy ra từ mũi.
Dịch mũi có thể loãng hoặc đặc, có màu trắng, xanh hoặc vàng, đôi khi có lẫn máu. Sổ mũi thường đi kèm với triệu chứng ngạt mũi, đau nhức mũi và khó thở do lượng dịch chảy ra nhiều gây bít tắc lỗ mũi. Mặc dù nó gây ra nhiều bất tiện cho nhưng nó lại được xem là một cơ chế để bảo vệ cơ thể.
Nhiều người thường nhận định rằng, sổ mũi là dấu hiệu của bệnh cảm cúm và tự ý sử dụng thuốc hay mua thuốc để điều trị khi chưa có chẩn đoán chính xác từ những người có chuyên môn, điều này là rất nguy hiểm.
Vì thế để phân biệt sổ mũi cảm cúm bình thường với sổ mũi do các tình trạng bệnh lý khác gây ra, bạn có thể nhận biết qua một số dấu hiệu khi bị sổ mũi do các bệnh lý đường hô hấp như:
- Tình trạng chảy nước mũi xuất hiện và kéo dài hơn 10 ngày
- Ngoài chảy nước mũi còn xuất hiện cả tình trạng sốt cao
- Dịch nước mũi có màu xanh hoặc vàng đục, kèm theo đó là cảm giác đau mũi
- Sổ mũi có máu
Sổ mũi thông thường không gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe nhưng tình trạng này diễn ra lâu ngày có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm khác, do đó, bạn cần phải quan tâm và không nên chủ quan.
2. Nguyên nhân sổ mũi
Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng sổ mũi, trong đó, các nguyên nhân phổ biến nhất là:
- Cúm
- Cảm lạnh thông thường
- Viêm xoang
- Viêm mũi
- Viêm mũi dị ứng
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: Viêm hầu họng, viêm amidan,...
- Sử dụng thuốc xịt thông mũi
- Vách ngăn mũi bị lệch hoặc bị vẹo
- Thay đổi nội tiết
- Không khí khô
- Polyp mũi
- Hen suyễn
Ngoài ra, ăn thực phẩm cay hay hít phải khói thuốc là cũng khiến bạn bị hắt hơi, sổ mũi. Với từng nguyên nhân mà chúng ta có những phương pháp điều trị khác nhau như: Uống thuốc, sử dụng máy hút mũi, uống thuốc, rửa mũi,...
3. Ảnh hưởng của tình trạng sổ mũi đối với sức khỏe
Mặc dù là một tình trạng thường xuyên xảy ra nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì nó có thể biến chứng và phát triển thành các bệnh lý khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như:
Viêm mũi cấp
- Đây biến chứng thường gặp nhất, tình trạng này xảy ra khi ban đầu chỉ là tình trạng chảy nước mũi bình thường do phản ứng lại với sự thay đổi của thời tiết hay một dị nguyên nào đó.
- Khi gặp phải tình trạng này mà bạn không được vệ sinh và khắc phục kịp thời thì sẽ gây nên tình trạng nghẹt mũi kéo dài và dẫn đến viêm mũi.
Viêm xoang
- Nếu tình trạng sổ mũi diễn ra kéo dài và không có phương pháp điều trị thích hợp cũng như loại bỏ sạch phần dịch tiết trong mũi còn đọng lại ở các xoang thì có thể dẫn đến tình trạng viêm xoang.
- Một khi đã chuyển biến sang tình trạng viêm xoang mãn tính thì sẽ rất khó để điều trị triệt để.
Bệnh về cuống mũi
- Khi tình trạng chảy nước mũi kéo dài có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm khiến cuống mũi bị phù nề, lâu ngày cuốn mũi sẽ bị lão hóa. Ngoài ra, nếu người bệnh sử dụng thuốc xịt co mạch để làm giảm tình trạng sổ mũi nhưng không đúng liều thì cũng có thể làm teo cuống mũi.
Mắc các bệnh liên quan đến tai mũi họng khác
- Tai - mũi - họng là ba cơ quan thông với nhau thông qua các xoang, các hốc nên khi mũi gặp vấn đề thì các cơ quan còn lại cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Một số bệnh mà khi tình trạng sổ mũi diễn ra lâu ngày như: Viêm họng, viêm tai ứ mủ, viêm tại giữa,...
4. Điều trị sổ mũi
Như đã nêu ở trên, dù là căn bệnh thường gặp nhưng không có cách điều trị thích hợp có thể gây nên nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy, có những các điều trị nào và cách nào thì hợp với bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua đoạn viết sau.
4.1. Điều trị sổ mũi không dùng thuốc
Trị sổ mũi, chảy nước mũi bằng pháp dân gian giúp người bệnh ngăn nước mũi chảy nhanh chóng, mà không gây ra tác dụng phụ.
- Uống nước ấm: Đây là một biện pháp khá đơn giản mà người bị sổ mũi có thể áp dụng luôn. Nước ấm giúp giảm triệu chứng cảm lạnh, trị sổ mũi.
- Uống trà gừng: Theo đông y, gừng có tính ấm, làm giảm tình trạng nghẹt mũi, hắt hơi sổ mũi. Người đang cảm lạnh, sổ mũi có thể sử dụng 1 – 2 cốc trà gừng ấm mỗi ngày.
- Tía tô điều trị sổ mũi: Trong y học cổ truyền, lá tía tô có vị cay, tính ấm có thể dùng thái nhỏ nấu cháo trắng cùng một ít gừng tươi và hành để điều trị cảm mạo, phong hàn, hắt hơi sổ mũi.
- Cây cứt lợn: Trong cây cứt lợn có nhiều tinh dầu có tác dụng chống viêm, chống dị ứng chuyên dùng để điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng.
- Trị sổ mũi bằng tỏi: Theo ghi nhận, tỏi có vị cay, tính ấm có khả năng sát trùng giải độc cao. Do đó, chúng ta thường sử dụng tỏi để ức chế và khử khuẩn, làm giảm sưng viêm và bảo vệ mũi trước sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh.
- Dùng lá trầu không để chữa sổ mũi: Lá trầu không chứa rất nhiều hoạt chất có tính kháng sinh mạnh, có tác dụng làm tan các dịch nhầy và giảm nguy cơ viêm mũi.
- Sử dụng dầu tràm điều trị sổ mũi, chảy nước mũi: Lá tràm và đặc biệt là tinh dầu tràm có tác dụng trị sổ mũi và kháng viêm rất hiệu quả. Vì lẽ đó, sử dụng tinh dầu tràm để trị sổ mũi được nhiều gia đình Việt sử dụng.
- Trà chanh mât ong chữa chảy nước mũi: Vắt nửa quả chanh vào 300mL nước ấm sau đó hòa cùng một thìa mật ong nguyên chất. Người bệnh uống 3 lần/ngày để điều trị sổ mũi, nghẹt mũi và hỗ trợ cải thiện tình trạng ho.
- Húng quế hấp đường phèn chữa chảy nước mũi: Lấy một nắm lá húng quế đem rửa sạch để ráo nước, hấp chín cùng một ít đường phèn. Sau đó, bạn lọc lấy phần nước, dùng uống có tác dụng kháng viêm, giảm tình trạng phù nề và tắc nghẽn mũi.
4.2. Điều trị sổ mũi bằng thuốc
Thuốc tây được nhiều người lựa chọn để trị sổ mũi. Bởi đây là phương pháp mang lại hiệu quả nhanh chóng, thuận tiện, dễ sử dụng. Một số loại thuốc Tây trị sổ mũi thường được chỉ định như:
- Thuốc kháng Histamin H1: Như chlorpheniramine, toplexil, dexclorpheniramin,... Các thuốc kháng H1 hay được dùng để điều trị bệnh viêm xoang, viêm họng, viêm mũi do dị ứng, giúp giảm nhanh các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy cổ họng, sổ mũi, ho,…
- Thuốc corticoid dạng xịt: Như naphazolin, xylometazolin,… giúp giảm viêm niêm mạc mũi, ngứa và ngạt mũi do dịch đờm, sổ mũi. Các corticoid dạng xịt hay được dùng để điều trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang.
- Nước muối sinh lý: Nước muối giúp kháng khuẩn tại chỗ, làm sạch niêm mạc mũi, từ đấy giúp làm giảm triệu chứng ngứa mũi, sổ mũi, ngăn ngừa ho, rát họng kéo dài.
Ngoài ra, thuốc kháng sinh cũng thường được chuyên gia kê thêm để tiêu diệt vi khuẩn gây tình trạng viêm hô hấp dẫn tới sổ mũi.
Trên đây là những loại thuốc thường sử dụng trong điều trị sổ mũi. Tuy nhiên, để tránh các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra, bạn nên tham khảo lời khuyên của các bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
5. Phòng ngừa tình trạng sổ mũi
Sổ mũi không phải là triệu chứng nguy hiểm. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh bằng cách:
- Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, ăn hải sản,...
- Vệ sinh mũi hằng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lí NaCl 0.9%, giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, bảo vệ niêm mạc mũi.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung nhiều vitamin C rất tốt cho hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh sổ mũi.
- Tập thói quen rửa tay, vệ sinh cá nhân sạch sẽ với xà phòng.
- Hạn chế tiếp xúc hoặc sử dụng đồ bảo hộ, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với gia cầm, người bị bệnh.
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên nhằm nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể thích nghi tốt hơn khi thay đổi thời tiết hoặc môi trường sống.
- Lên lịch vệ sinh nhà cửa thường xuyên để loại bỏ các bụi bẩn, nấm mốc.
Tuy không phải là triệu chứng nguy hiểm, nhưng sổ mũi lại là tín hiệu cầu cứu của cơ thể mà bạn không thể coi thường. Nếu thấy bài viết hay, hãy chia sẻ để mọi người xung quanh có thêm kiến thức về triệu chứng bệnh hay gặp này nhé.
Mọi thắc mắc của bạn về Thiên Tri và các sản phẩm của chúng tôi vui lòng gọi điện đến hotline 0867 995 518 để được tư vấn ngay trực tiếp.