Thuốc hạ sốt - Những thông tin thú vị bạn cần biết

Thuốc hạ sốt là một trong những loại thuốc thiết yếu có sẵn trong tủ thuốc của mỗi gia đình. Tuy nhiên, bạn có biết có bao nhiêu nhóm thuốc hạ sốt và cách sử dụng để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất mà không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng? Cùng Thiên Tri tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Thuốc hạ Thuốc hạ sốtsốt
Thuốc hạ sốt

1. Các nhóm thuốc hạ sốt

Sốt là phản ứng tự vệ của cơ thể trước những tác nhân lạ từ bên ngoài như virus, vi khuẩn, nấm,… Thế nhưng khi nhiệt độ cơ thể tăng quá cao sẽ khiến chức năng sinh lý của nhiều hệ thống cơ quan bị rối loạn.

Do đó, việc quan trọng cần làm là hạ nhiệt độ cơ thể về gần mức bình thường để đảm bảo các mô bên trong của cơ thể không bị tổn hại.

Hiện nay có 3 nhóm thuốc hạ sốt chính mà bạn có thể sử dụng mà không cần có đơn thuốc từ bác sĩ, là:

Salicylate

  • Nhóm này gồm aspirin, choline salicylate,… các thuốc này có tác dụng hạ sốt và giảm đau, từ các cơn đau nhẹ đến đau vừa như đau cơ, nhức đầu, đau răng, cảm cúm thông thường. 
  • Khuyến cáo các bậc phụ huynh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng salicylate cho trẻ em dưới 12 tuổi. Trong nhóm hạ sốt này, Aspirin là thuốc phổ biến nhất. Chúng thường có các dạng bào chế sau: Viên nén, viên nhai, viên nén phóng thích chậm, kẹo cao su
  • Aspirin cũng có dạng đặt như viên đạn trực tràng. Các thương hiệu phổ biến có chứa aspirin bao gồm Ecortin và Bayer Aspirin.

Paracetamol (Acetaminophen)

  • Paracetamol hay còn gọi là Acetaminophen là hoạt chất phổ biến và thông dụng được dùng để giảm các triệu chứng sốt, chóng mặt, đau đầu, cảm cúm.
  • Paracetamol được sản xuất dưới nhiều dạng bào chế, bao gồm: Viên nén, viên nén hòa tan, viên nén phóng thích kéo dài, viên nhai, viên nang, hỗn dịch, siro.
  • Thuốc này cũng được sản xuất dạng viên đặt trực tràng. Các nhãn hiệu nổi tiếng có chứa paracetamol bao gồm Mapap, Tylenol, Feverall.

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)

  • Các thuốc hạ sốt phổ biến thuộc nhóm này là ibuprofen, naproxen và ketoprofen. Đây là nhóm thuốc có tác dụng hạ sốt mạnh hơn paracetamol và thời gian hạ sốt kéo dài hơn.
  • Các dạng bào chế hay gặp của nhóm thuốc kháng viêm không steroid là: Viên nén, viên nhai, viên nang, hỗn dịch, Các thương hiệu phổ biến chứa ibuprofen bao gồm Motrin và Advil.
Các nhóm thuốc hạ sốt thường dùng
Các nhóm thuốc hạ sốt thường dùng

Và các bạn cũng cần lưu ý, tác dụng của thuốc hạ sốt chủ yếu là giúp hạ sốt tại thời điểm nhiệt độ cơ thể đang tăng cao chứ không phải loại bỏ nguyên nhân gây sốt. Do đó, cần tới bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân sốt và điều trị hiệu quả.

Mặc dù 3 nhóm thuốc trên khá an toàn, có thể tự sử dụng tại nhà nhưng nếu bạn sử dụng bừa bãi có thể gây ra tác dụng không mong muốn, đặc biệt là với đối tượng trẻ em và người cao tuổi. Tham khảo ngay cách sử dụng thuốc hạ sốt bên dưới.

2. Cách sử dụng thuốc hạ sốt

Đối với người lớn nên dùng thuốc hạ sốt khi sốt trên 39ºC. Còn trẻ em chỉ cần sốt 38,5ºC thì cần được hạ sốt ngay, bởi vì tiến triển bệnh ở các bé nhỏ thường rất nhanh, dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Mỗi thuốc hạ sốt lại phù hợp với một độ tuổi khác nhau như:

  • Người lớn từ 18 tuổi trở lên: Dùng paracetamol, ibuprofen, aspirin và naproxen để hạ sốt.
  • Trẻ em từ 4 - 17 tuổi: Paracetamol và ibuprofen là hai thuốc an toàn để giảm sốt cho trẻ ở độ tuổi này. Naproxen an toàn đối với trẻ trên 12 tuổi.
  • Trẻ em từ 3 tuổi trở xuống: Paracetamol và ibuprofen thích hợp để giảm sốt cho trẻ ở độ tuổi này. Tuy nhiên, nếu con bạn dưới 2 tuổi thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Trong các loại thuốc trên, có 3 loại hay được sử dụng để hạ sốt nhất là paracetamol, ibuprofen và aspirin. Chúng có liều dùng như sau:

  • Thuốc Paracetamol (Acetaminophen): Đây là loại thuốc hạ sốt khá an toàn, có thể sử dụng cả cho phụ nữ đang mang thai. Liều dùng là 10 - 15mg/ kg cân nặng/lần với khoảng cách giữa 2 lần uống là từ 4 - 6 giờ. Trường hợp trẻ bị suy thận thì khoảng cách giữa các lần uống thuốc tối thiểu là 8 giờ.
  • Thuốc Ibuprofen: Liều dùng là 7 - 10mg/ kg cân nặng, mỗi lần dùng cách nhau từ 6 - 8 giờ. Hạn chế sử dụng ibuprofen cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Thuốc Aspirin: Liều dùng là 300 - 650mg đường uống hoặc đặt trực tràng mỗi 4 - 6 giờ, không quá 4g/ngày.

Trẻ sốt trên 38,5ºC phải cho dùng thuốc hạ sốt
Trẻ sốt trên 38,5ºC phải cho dùng thuốc hạ sốt

Bất kể thuốc nào tiềm ẩn nhiều rủi ro khi sử dụng. Nếu bạn không đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thì tác dụng của thuốc hạ sốt sẽ không tối ưu như mong muốn, thậm chí còn xảy ra những vấn đề nghiêm trọng khác.

>>> Xem thêm: Bị sốt nên ăn gì? Bạn có biết

3. Tác dụng phụ của thuốc hạ sốt

Một số tác dụng phụ hay gặp khi sử dụng thuốc để hạ sốt bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn
  • Phản ứng dị ứng: Mề đay, sưng phù mặt, khó thở, khò khè,...
  • Khó ngủ
  • Phản ứng da: Nổi mẩn, phát ban,...

Ngoài ra, khi dùng thuốc hạ sốt quá liều có thể gây tổn thương đến các cơ quan khác như:

  • Tổn thương gan: Nếu dùng quá 4g Paracetamol một ngày có thể gây tổn thương gan, suy gan,... Do đó, những người viêm gan, hay uống rượu bia tuyệt đối không được uống paracetamol.
  • Tổn thương thận: Nếu lạm thuốc hạ sốt có thể gây suy thận.
  • Tổn thương dạ dày: Hay gặp ở nhóm thuốc NSAIDs, có thể gây rối loạn dạ dày, nghiêm trọng hơn dẫn tới chảy máu dạ dày, loét dạ dày,...
  • Các vấn đề về tim: Đột quỵ, nhồi máu cơ tim,...
Gây loét dạ dày
Gây loét dạ dày

Để tránh các tác dụng phụ của thuốc hạ sốt, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng và sử dụng liều lượng, thời gian theo đúng chỉ định.

Thuốc hạ sốt là nhóm thuốc rất hay được sử dụng, những kiến thức hữu ích trên là rất cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn thấy bài viết hay đừng quên like và chia sẻ về tường để nhiều người cùng biết nhé.

Mọi câu hỏi của bạn liên quan đến các sản phẩm của Thiên Tri vui lòng gọi điện đến hotline 0867 995 518 để được tư vấn ngay nhé.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Nghẹt mũi ở trẻ
Nghẹt mũi khiến các trẻ khó chịu và mệt mỏi thường xuyên khuấy khóc, ngủ không ngon giấc. Xem thêm.
Làm thế nào để hết nghẹt mũi khi ngủ?
Bệnh nghẹt mũi gây ra cảm giác khó thở, bức bối đặc biệt vào ban đêm trước khi đi ngủ. Xem thêm.
 Chữa nghẹt mũi cho bà bầu
Nghẹt mũi trong quá trình mang thai thường khiến cho các bà bầu vô cùng khó chịu. Xem thêm.
Cách trị nghẹt mũi tại nhà
Nghẹt mũi gây ra cảm giác mệt mỏi khó chịu làm người bệnh mất tập trung, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Cách trị nghẹt mũi
Cách trị nghẹt mũi an toàn hiệu quả và cải thiện cảm giác khó chịu cho người bệnh. Xem thêm.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi