Các thuốc hạ sốt cho bé thường dùng và những lưu ý khi sử dụng

Dùng thuốc hạ sốt cho bé phải thật sự chú ý vì nếu dùng không đúng liều lượng và đúng cách sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Vì vậy, các bậc phụ huynh khi sử dụng thuốc cho bé cần biết cách sử dụng đúng. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu thêm phần nào cách sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ, đừng bỏ qua nó nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Trẻ bị sốt
Trẻ bị sốt

1. Thuốc hạ sốt cho bé

Sử dụng thuốc hạ sốt cho bé là một trong những cách hạ sốt cho trẻ không được khuyến cáo sử dụng và ngay cả khi cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt thông thường thì cha mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tuy nhiên, chúng ta có thể cân nhắc dùng thuốc khi trẻ bị sốt trong trường hợp không quá nghiêm trọng hoặc chưa kịp đưa trẻ đi viện.

Các loại thuốc hạ sốt cho bé mà phụ huynh có thể tìm mua tại các hiệu thuốc là ibuprofen và paracetamol.

  • Paracetamol: Hay còn gọi là acetaminophen, đây là loại thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả được hầu hết các bác sĩ nhi khoa khuyên dùng nên cha mẹ có thể mua dự trữ sẵn trong nhà. Thuốc dùng được cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên.
  • Ibuprofen: Tác dụng hạ sốt của ibuprofen mạnh hơn paracetamol, nhưng phụ huynh chỉ nên dùng chúng khi có chỉ định của bác sĩ. Bởi vì loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ. Thuốc có thể được chỉ định cho trẻ từ 6 tháng tuổi và nặng trên 5kg.

Các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên dùng ibuprofen để hạ sốt cho trẻ trong các trường hợp:

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.
  • Trẻ bị sốt xuất huyết, loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa.
  • Trẻ bị dị ứng với aspirin, ibuprofen và các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) khác.
  • Trẻ bị hen suyễn hoặc bị co thắt phế quản, bệnh tim mạch, suy thận, suy gan hay rối loạn chảy máu.

Để giúp phụ huynh cho trẻ dùng thuốc dễ dàng hơn, các nhãn dược phẩm đã bào chế thuốc hạ sốt dưới các dạng sau đây:

  • Thuốc bột: Thường có vị ngọt và mùi hương của các loại trái cây như: dâu, cam, chanh,… Phụ huynh chỉ cần pha với nước sôi để nguội là có thể cho trẻ uống ngay.
  • Dạng sirô: Thuốc có nhiều mùi vị khác nhau, hiệu quả hạ sốt cũng tương tự dạng bột.
  • Thuốc viên đạn: Đây là dạng thuốc đặt qua đường hậu môn, thường có tác dụng hạ sốt chậm hơn dạng uống (siro và thuốc bột).

Cha mẹ nên mua thuốc hạ sốt có nguồn gốc rõ ràng kèm theo hướng dẫn sử dụng theo độ tuổi, cân nặng và bệnh lý.

Có nhiều dạng bào chế thuốc hạ sốt cho bé khác nhau
Có nhiều dạng bào chế thuốc hạ sốt cho bé khác nhau

2. Có nên dùng thuốc hạ sốt cho bé?

Tuy sốt là một phản ứng có lợi của cơ thể và có nhiều biện pháp hỗ trợ giảm sốt như: cho con mặc quần áo mát, lau nước ấm, cho con uống nhiều nước,... nhưng những biện pháp này không cắt được cơn sốt cao.

Khi sốt cao trên 38,5℃, phụ huynh phải giúp con hạ sốt toàn thân bằng thuốc hạ sốt ngay, tránh để lâu sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ như:

  • Trẻ bị sốt cao hơn: Phương pháp hạ sốt không dùng thuốc chỉ có tác dụng đối với trẻ bị sốt nhẹ. Trẻ bị sốt trên 38,5℃ thường kèm chán ăn, bỏ bú, mệt mỏi, quấy khóc, thở nhanh, ít vận động nên càng giữ nhiệt và dễ bị sốt cao hơn.
  • Trẻ bị ngộ độc: Với cách hạ sốt nhanh bằng thảo dược, một số trẻ có thể bị ngộ độc do bị dị ứng hoặc uống quá liều lượng. Các bài thuốc dân gian được lưu truyền theo kinh nghiệm, nhưng không phải trẻ nào cũng đáp ứng tốt bởi còn phụ thuộc vào cơ địa.
  • Trẻ bị co giật: Đây là biến chứng hay gặp khi trẻ bị sốt cao trên 39°C. Trẻ bị co giật thường có những biển hiện như sùi bọt mép, hai mắt trợn ngược, tay chân co cứng,… Thậm chí, bé có thể bị mất hoặc giảm ý thức do não bị thiếu oxy.

Nếu cơn co giật kéo dài có thể gây biến chứng lâu dài, đặc biệt đối với những trẻ có bệnh động kinh tiềm ẩn.

Để tránh các nguy cơ tiềm ẩn trên, các bậc phụ huynh cần tỉnh táo khi áp dụng các cách hạ sốt tại nhà cho con. Khi trẻ sốt nhẹ có thể áp dụng cách hạ sốt nhanh không dùng thuốc. Trường hợp bé sốt trên 38,5°C phải cho con dùng thuốc hạ sốt ngay.

>> Xem thêm: Miếng dán hạ sốt có tốt không? Cách sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ em

3. Cách dùng thuốc hạ sốt cho bé

Hướng dẫn sử dụng thuốc hạ sốt ở trẻ nhỏ:

  • Cho trẻ em uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38,5℃. 
  • Nên dùng dạng siro hay thuốc bột khi trẻ có thể uống được. Trong trường hợp bé sốt kèm theo nôn nhiều, sốt cao co giật hay khi trẻ ngủ phụ huynh không muốn đánh thức con thì dùng dạng viên đặt hậu môn.
Thuốc đạn đặt hậu môn
Thuốc đạn đặt hậu môn
  • Cho trẻ dùng với liều dùng 10 - 15mg/ kg/ lần đối với Paracetamol, không quá 60mg/ kg/ ngày.
  • Với trẻ sơ sinh, thời gian giữa 2 lần dùng thuốc là từ 6 - 8 giờ nếu trẻ vẫn còn sốt trên 38,5℃. Với trẻ lớn hơn thì thời gian dùng thuốc cách nhau từ 4 - 6 giờ.

4. Lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho bé

Khi sử dụng thuốc hạ sốt cho con, các bậc phụ huynh cần lưu ý các điều sau:

  • Sử dụng ibuprofen hoặc paracetamol theo liều dựa trên cân nặng thay vì độ tuổi.
  • Chỉ nên dùng các dạng bào chế dành cho trẻ em.
  • Luôn hỏi ý kiến bác sĩ với trường hợp trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt trên 38ºC hoặc trẻ bị sốt kèm theo các biểu hiện cứng cổ, phát ban, nhức đầu, tiêu chảy, quấy khóc, các vấn đề về hệ miễn dịch, đau tai hoặc đau họng nghiêm trọng.
  • Nếu bé không chịu uống nước, phụ huynh phải theo dõi các dấu hiệu mất nước nghiêm trọng để xử trí kịp thời.
  • Khi con sốt liên tục trên 40ºC (với mọi lứa tuổi) hoặc sốt kéo dài tới 24 giờ với trẻ dưới 2 tuổi thì phải đến trung tâm y tế hoặc liên lạc với bác sĩ ngay lập tức.
  • Hạn chế sử dụng aspirin hoặc các chế phẩm có chứa aspirin cho đối tượng dưới 12 tuổi vì làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye.
  • Chỉ sử dụng một loại thuốc hạ sốt để tránh gây quá liều.
  • Không dùng rượu và các chế phẩm chứa cồn để làm mát cơ thể của trẻ, bởi vì có thể dẫn đến ngộ độc rượu do hấp thu qua da.
  • Đi viện ngay khi trẻ sốt liên tục hoặc diễn biến xấu đi sau 2 ngày tự điều trị hoặc có biểu hiện nhiễm trùng.
  • Nếu dùng thuốc uống dạng lỏng như siro hay hỗn dịch, phụ huynh phải sử dụng cốc đong có chia vạch.
  • Ngoài ra, nếu con bạn đang sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau, hãy kiểm tra thành phần của chúng. Bởi vì, các loại thuốc này có thể chứa cùng một hoạt chất sẽ gây ra quá liều.
Đưa trẻ đi viện ngay nếu trẻ sốt liên tục
Đưa trẻ đi viện ngay nếu trẻ sốt liên tục

Thuốc hạ sốt cho bé là thuốc rất hay được sử dụng, những kiến thức hữu ích trên là rất cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn thấy bài viết hay đừng quên like và chia sẻ về tường để nhiều người cùng biết nhé.

Mọi câu hỏi của bạn liên quan đến các sản phẩm của Thiên Tri vui lòng gọi điện đến hotline 0867 995 518 để được tư vấn ngay nhé.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Nghẹt mũi ở trẻ
Nghẹt mũi khiến các trẻ khó chịu và mệt mỏi thường xuyên khuấy khóc, ngủ không ngon giấc. Xem thêm.
Làm thế nào để hết nghẹt mũi khi ngủ?
Bệnh nghẹt mũi gây ra cảm giác khó thở, bức bối đặc biệt vào ban đêm trước khi đi ngủ. Xem thêm.
 Chữa nghẹt mũi cho bà bầu
Nghẹt mũi trong quá trình mang thai thường khiến cho các bà bầu vô cùng khó chịu. Xem thêm.
Cách trị nghẹt mũi tại nhà
Nghẹt mũi gây ra cảm giác mệt mỏi khó chịu làm người bệnh mất tập trung, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Cách trị nghẹt mũi
Cách trị nghẹt mũi an toàn hiệu quả và cải thiện cảm giác khó chịu cho người bệnh. Xem thêm.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi