Tất tật mọi điều bạn nên biết về bệnh sốt

Hiện tượng nhiệt độ cơ thể tăng là một vấn đề không khó để bắt gặp hàng ngày. Việc cơ thể bị sốt nhẹ hay nặng cũng là vấn đề cần quan tâm để xử lý kịp thời. Vậy cách hạ sốt an toàn hiệu quả như nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Sốt - tình trạng thường gặp ở các người lớn và trẻ nhỏ
Sốt - tình trạng thường gặp ở các người lớn và trẻ nhỏ

1. Sốt là bệnh gì?

Sốt là hiện tượng cơ thể có biểu hiện tăng nhiệt độ trong thời gian ngắn do quá trình phản ứng với bệnh. Nhiệt độ của cơ thể chúng ta đều không giống nhau tại các thời điểm khác nhau ngay trong một ngày. 

Thông thường càng về chiều nhiệt độ cơ thể có xu hướng tăng dần, tuy nhiên nếu cơ thể có nhiệt độ cao trên 38℃ thì bạn đã bị sốt.

Có nhiều loại sốt khác nhau mà chúng ta cần phân biệt được:

Sốt thường

  • Là hiện tượng cơ thể tăng nhiệt độ tạm thời để phản ứng lại với bạn. Ngoài ra, thân nhiệt của bệnh nhân thường không hằng định mà có sự dao động tại các thời điểm khác nhau trong ngày. 
  • Thông thường, một người bị sốt thì có thân nhiệt buổi chiều tăng cao hơn buổi sáng. Những cơn sốt thường xảy ra khi cơ thể phản ứng lại với các tác nhân gây viêm nhiễm như cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng, hoặc tổn thương do bệnh lý cụ thể nào đó. Hoặc một số trường hợp sốt là do các yếu tố như cảm nắng, cảm lạnh, các loại thuốc, hóa chất,...

Sốt virus

  • Đây là một bệnh có thể do nhiều nguyên nhân virus gây ra và cũng có các biểu hiện của sự tăng bất thường nhiệt độ cơ thể. Bệnh sốt virus rất đa dạng và phức tạp bởi vì có rất nhiều tác nhân virus khác nhau xâm nhập và gây bệnh. 
  • Khi cơ thể phản ứng lại với các tác nhân virus ấy thì thường có biểu hiện sốt. Sốt virus xảy ra ở trẻ em sẽ nguy hiểm hơn ở người lớn do hệ miễn dịch và sức đề kháng của các bé còn chưa hoàn thiện và đầy đủ các chức năng. 

Bệnh sốt xuất huyết

  • Là loại sốt nguy hiểm do virus Deng gây ra. Bệnh có nhiều giai đoạn tiến triển khác nhau, tại thời gian đầu bị sốt xuất huyết, các dấu hiệu của bệnh thường phổ biến và dễ bị nhầm với sốt thường và sốt virus. 
  • Tuy nhiên, càng về giai đoạn muộn thì sốt xuất huyết sẽ đặc trưng bởi các biểu hiện như xung huyết dưới da, phát ban, nặng hơn có thể có đau bụng vùng gan, chảy máu chân răng, gan to, tiểu ít, buồn nôn, nôn nhiều, công thức máu thay đổi…
Có nhiều loại sốt khác nhau

2. Cách đo nhiệt độ cơ thể

Để xác định một người có bị sốt hay không, chúng ta cần tiến hành đo nhiệt độ cơ thể của họ để đưa ra các kết luận. 

Cách đo nhiệt độ cơ thể rất đơn giản, bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể tự thực hiện tại nhà. Chỉ cần sử dụng một nhiệt kế thủy ngân đơn giản hay nhiệt kế điện tử cũng có thể xác định được nhiệt độ cơ thể và lấy đó làm căn cứ đưa ra kết luận bị sốt hay không. 

Nhiệt kế thủy ngân cổ điển hay nhiệt kế điện tử là các loại phổ biến nhất trên thị trường hiện nay và độ chính xác của nhiệt kế điện tử thường cao hơn nhiệt kế thủy ngân. 

Vị trí dùng để đo nhiệt độ cũng rất đa dạng, trong số đó, nách là vị trí thường được lựa chọn nhất và hậu môn là vị trí lấy nhiệt độ cơ thể chính xác nhất. Khi dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ ở nách thì cần chú ý để nách khô ráo và vẩy nhiệt kế sao cho cột thủy ngân xuống dưới 35℃ rồi mới đặt vào vị trí. 

Đầu nhiệt kế cần phải tiếp xúc hoàn toàn với vùng da dưới cánh tay. Nhiệt kế thủy ngân cần được để ổn định ít nhất 5 phút để có được kết quả chính xác. Khi đo nhiệt độ ở nách, có thể cộng thêm 0.5℃ vào kết quả đọc được rồi căn cứ vào đó để xác định người được đo có bị sốt hay không. 

Nếu hậu môn là nơi đặt nhiệt kế để đo thì cần bôi trơn đầu nhiệt kế để tránh bị tổn thương niêm mạc vùng này. Khi tiến hành đo cần đưa đầu nhiệt kế vào trong ống hậu môn để có thể đo được nhiệt độ cơ thể một cách chính xác nhất. 

Sau khi đo nhiệt độ cơ thể, căn cứ vào kết quả đọc được trên nhiệt kế, người đo có thể kết luận đối tượng được đo bị sốt nếu kết quả hiển thị từ 37.5℃ trở lên. Nếu kết quả trên 38.5℃ thì có thể khẳng định bệnh nhân đã sốt cao và cần có biện pháp xử lý nhanh chóng và kịp thời. 

3. Dấu hiệu sốt

Sốt là hiện tượng cơ thể phản ứng với bệnh bằng biểu hiện tăng tạm thời nhiệt độ cơ thể. Một số triệu chứng chung thường gặp nhất khi bị sốt là: 

  • Lạnh và run ngay cả khi nhiệt độ môi trường rất cao. 
  • Bề ngoài da thấy nóng hơn bình thường. 
  • Đau nhức đầu. 
  • Mất nước nên cảm giác khát và khô môi, rát họng.
  • Chán ăn, không muốn ăn và có cảm giác đắng miệng ăn không ngon. 
  • Buồn ngủ, ngủ nhiều và mất tập trung. 
  • Người đổ nhiều mồ hôi và có cảm giác khó chịu, dính nhớp. 
  • Cảm giác chán nản thậm chí có thể gây ra trầm cảm. 
  • Cảm thấy lạnh khi mọi người vẫn thấy hoàn toàn bình thường. 
  • Lợi và họng có triệu chứng sưng đỏ có thể còn có mủ.

Ngoài các dấu hiệu chung kể trên, nếu bạn có các triệu chứng khác thì cần tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ tại cơ sở khám chữa bệnh uy tín. 

Sốt khiến thân nhiệt người bệnh tăng cao
Sốt khiến thân nhiệt người bệnh tăng cao

4. Nguyên nhân gây sốt

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh sốt khác nhau, có thể do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập và cơ thể phản ứng lại với các tác nhân đó. 

Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể hơn có thể gây ra bệnh sốt:

  • Nguyên nhân ở vùng miệng và hầu họng: Thường bắt gặp ở trẻ em mới mọc răng sữa hoặc người trưởng thành mọc răng khôn, các bệnh khác như viêm họng, viêm amidan, đau và sưng lợi, khó nuốt và ho. Khi khám bệnh có thể thấy lợi và họng sưng viêm đỏ và đau, thậm chí nếu viêm lâu còn tạo nhiều mủ. 
  • Nguyên nhân do hệ hô hấp yếu: Các bệnh tại đường hô hấp như viêm khí phế quản, viêm phổi, viêm màng phổi, áp xe ở phổi thường có các biểu hiện tăng thân nhiệt và sốt, ho ra máu, đau tức vùng ngực. 
  • Nguyên nhân tại hệ thống thận - tiết niệu: Các chứng bệnh như viêm bàng quang, viêm mủ bể thận, viêm cầu thận cũng có các biểu hiện sốt cao, tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu đặc và có màu hồng đục. 
  • Nguyên nhân ở vùng gan và mật: Bệnh viêm đường mật, áp xe gan và viêm gan do vi rút cũng khiến bệnh nhân bị sốt và luôn đi kèm các triệu chứng như vàng da, vàng mắt, đau vùng gan,...
  • Các bệnh liên quan đến viêm cơ, thấp tim và viêm khớp với các đặc trưng tại chỗ là sưng, nóng, đỏ, đau đồng thời kéo theo biểu hiện tăng thân nhiệt bất thường. 
  • Nhiễm khuẩn màng não cũng là nguyên nhân gây ra sốt kèm đau nhức đầu cho bệnh nhân, thậm chí có nhiều trường hợp bị co giật và tê liệt cơ thể dẫn đến hôn mê. 

5. Tác hại của sốt đối với sức khỏe

Sốt là phản ứng bình thường của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào, tuy nhiên nhiều trường hợp nếu không kiểm soát và xử lý tốt, các cơn sốt vẫn gây hại ở nhiều mức độ khác nhau cho bệnh nhân. 

Bệnh nhân bị sốt cao có thể dẫn đến nguy cơ tăng phản ứng quá mẫn của cơ thể và gây ra sốc với nhiều tác nhân. Đồng thời, sốt kéo dài còn làm gia tăng quá trình tiêu hủy kẽm và sắt trong thành phần máu. Hậu quả là cơ thể bị suy yếu và sức đề kháng giảm đáng kể. 

Ngoài ra, khi bị sốt, cơ thể sẽ mất nước dẫn đến thiếu hụt điện giải và gây ra co giật. Người bị sốt cao kéo dài cũng có thể bị tổn thương nhiều dây thần kinh dẫn đến hậu quả là đau đầu kéo dài thậm chí còn bị mê sảng, lú lẫn, chán ăn và suy dinh dưỡng...

Sốt gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh
Sốt gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh

6. Các cách hạ sốt

Một số biện pháp xử lý cắt các cơn sốt đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được là:

Đặt người bệnh ở môi trường thông thoáng khí

  • Có thể giúp bệnh nhân nằm ở giường thoáng mát hoặc môi trường mát mẻ, cởi bỏ bớt quần áo cho người bệnh chỉ để họ mặc những loại quần áo mỏng, thoáng, thấm hút để có thể giúp hạ sốt một cách tự nhiên.

Dùng khăn ấm

  • Có thể sử dụng khăn thấm nước ấm (nhiệt độ có thể chườm lên cơ thể bệnh nhân là từ 30 - 33℃). Ngoài ra cũng có thể sử dụng nước ấm để lau người, rửa mặt và bàn tay, bàn chân cho bệnh nhân. 

Cấp nước đủ cho bệnh nhân

  • Điều đơn giản nhất mà bệnh nhân cũng có thể tự làm được đó là tăng cường lượng nước nạp vào cơ thể. 
  • Có thể sử dụng biện pháp truyền dịch để làm mát và hạ nhiệt toàn cơ thể một cách an toàn. 

Uống thuốc hạ sốt 

  • Sử dụng thuốc là biện pháp hoàn toàn cần được cân nhắc khi nhiệt độ cơ thể tăng tới trên 38℃. 

7. Phòng ngừa sốt

Bệnh sốt nếu không được xử lý kịp thời thì hoàn toàn có thể đem đến nhiều tác hại cho cơ thể bệnh nhân. Vì vậy, ngoài việc tìm hiểu các cách xử lý làm hạ cơn sốt thì điều cần thiết hơn hết là chúng ta nên biết cách cách phòng ngừa sốt. 

Để phòng ngừa sốt một cách hiệu quả, chúng ta cần phải hạn chế sự xâm nhập của các nguyên nhân gây ra sốt như vi khuẩn và vi rút. Vì vậy biện pháp cơ bản và quan trọng nhất là giữ gìn vệ sinh và bảo vệ bản thân thật tốt:

  • Duy trì thói quen rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn mỗi ngày, đặc biệt là trong các thời điểm trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Nên sử dụng các loại cồn, dung dịch rửa tay diệt khuẩn tiện lợi để kịp thời xử lý khi cần thiết. 
  • Vệ sinh nơi ở và nơi làm việc sạch sẽ tránh tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển. 
  • Giữ ấm cho cơ thể, chú ý mặc quần áo thoáng khí vào mùa hè và giữ đủ ấm vào mùa đông...
  • Uống nước đủ mỗi ngày và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách rèn luyện sức khỏe, xây dựng chế độ ăn lành mạnh và cân đối…
Nâng cao sức khỏe giúp han chế nguy cơ bị sốt
Nâng cao sức khỏe giúp han chế nguy cơ bị sốt 

Bệnh sốt tuy không phải là một bệnh quá nguy hiểm và khó điều trị nhưng nếu không được xử lý kịp thời thì hoàn toàn có thể để lại những hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, bài viết mong rằng với những thông tin nêu trên, bạn đọc có thể rút ra được những điều bổ ích cần thiết. 

Mọi câu hỏi của bạn liên quan đến các sản phẩm của Thiên Tri vui lòng gọi điện đến hotline 0867 995 518 để được tư vấn ngay nhé.

Xếp hạng: 5 (4 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Nghẹt mũi ở trẻ
Nghẹt mũi khiến các trẻ khó chịu và mệt mỏi thường xuyên khuấy khóc, ngủ không ngon giấc. Xem thêm.
Làm thế nào để hết nghẹt mũi khi ngủ?
Bệnh nghẹt mũi gây ra cảm giác khó thở, bức bối đặc biệt vào ban đêm trước khi đi ngủ. Xem thêm.
 Chữa nghẹt mũi cho bà bầu
Nghẹt mũi trong quá trình mang thai thường khiến cho các bà bầu vô cùng khó chịu. Xem thêm.
Cách trị nghẹt mũi tại nhà
Nghẹt mũi gây ra cảm giác mệt mỏi khó chịu làm người bệnh mất tập trung, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Cách trị nghẹt mũi
Cách trị nghẹt mũi an toàn hiệu quả và cải thiện cảm giác khó chịu cho người bệnh. Xem thêm.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi