Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt là gì? Những điều mẹ trẻ nên biết

Sốt là tình trạng thường gặp ở trẻ em và có thể là biểu hiện của một bệnh lý nào đó ở trẻ. Vậy những nguyên nhân gì dẫn đến trẻ bị sốt? Cách phòng ngừa, chăm sóc khi trẻ bị sốt như thế nào? Đừng bỏ qua, hãy theo dõi bài viết bên dưới để có thêm những thông tin bổ ích nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Trẻ bị sốt do đâu?
Trẻ bị sốt do đâu?

1. Sốt ở trẻ em

Ở trẻ em, hệ miễn dịch chưa được hình thành hoàn toàn. Chính vì vậy, trẻ rất dễ bị sốt do các tác nhân lạ xâm nhập từ môi trường. Thân nhiệt bình thường của trẻ nằm trong khoảng từ 37 - 37.5°C và khi nhiệt độ lên đến 38°C tức là trẻ bị sốt. Đối với trẻ sơ sinh, nhiệt độ được đo chính xác nhất ở hậu môn và trên 37.5°C được coi là sốt.

Trẻ bị sốt thường được chia thành nhiều dạng khác nhau. Mỗi một loại do những tác nhân có thể giống hoặc khác nhau gây nên.

  • Sốt cao là khi nhiệt độ cơ thể của trẻ từ 39 - 40°C.
  • Sốt co giật: Tình trạng này thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi. Khi đó trẻ bị sốt cao và kèm theo những cơn co giật với các biểu hiện như: Tay chân bị giật, các cơ siết chặt, co giật toàn thân, rối loạn nhịp thở, nôn, sùi bọt mép,... Có 2 loai co giật thường gặp gồm loại đơn giản và loại phức tạp. 

+ Loại đơn giản: co giật toàn thân, tăng trương lực cơ, co cứng cơ. Thời gian co giật thường kéo dài khoảng 15 phút. Trẻ không có dấu hiệu thần kinh, rối loạn tri giác sau cơn.

+ Loại phức tạp: co giật khu trú, cơn giật thường kéo dài trên 15 phút. Trong vòng 24 giờ thường xảy ra 2 cơn co giật trở lên.

  • Sốt về đêm: Trẻ bị sốt về đêm thường nằm trong độ tuổi từ 1 - 2 tuổi. Các bé vào ban ngày vẫn vui chơi, sinh hoạt bình thường nhưng về đêm lại có biểu hiện sốt cao, sáng hôm sau các bé vẫn khỏe mạnh bình thường. Ba mẹ không nên chủ quan, mà cần theo dõi thường xuyên, nếu có bất kỳ triệu chứng nào bất thường cần đưa trẻ đi khám ngay.

2. Nguyên nhân trẻ bị sốt

Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại các tác nhân xâm nhập vào cơ thể. Khi cơ thể phát hiện có sự xâm nhập của các tác nhân lạ, hệ miễn dịch của trẻ sẽ kích hoạt, nhiệt độ cơ thể tăng lên gây ra hiện tượng sốt. 

Ở trẻ nhỏ có nhiều loại sốt khác nhau: sốt mọc răng, sốt cảm lạnh, sốt cảm cúm, sốt do virus,… Bài viết sẽ giúp bạn phân biệt các loại sốt này. 

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ bị sốt
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ bị sốt

2.1. Sốt mọc răng

Loại sốt chính hay gặp ở trẻ em là sốt mọc răng. Trẻ bắt đầu mọc răng sữa từ 4 - 7 tháng tuổi và đến khoảng 3 tuổi sẽ hoàn thiện. 

Khi răng sữa nhú lên gây nên tình trạng viêm nướu ở trẻ, xuất hiện hiện tượng sưng tấy, đau nhức vài ngày. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị sốt.

Dấu hiệu nhận biết: 

  • Trẻ bị chảy nước bọt, thường đưa tay vào miệng, cắn linh tinh.
  • Bố mẹ thấy nướu bị sưng đỏ.
  • Nhiệt độ của trẻ cao hơn bình thường.
  • Trẻ sụt cân, biếng ăn.

2.2. Sốt siêu vi

Khi thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt thời điểm giao mùa là lúc trẻ dễ bị virus tấn công, có thể kể như: virus cúm, Enterovirus,... Sốt siêu vi ở trẻ thường có triệu chứng như: 

  • Cơ thể mệt mỏi, đau nhức.
  • Viêm họng, chảy nước mũi, ho, đỏ mắt.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao, có thể lên đến 40°C.
  • Nôn mửa, tiêu chảy.

2.3. Sốt cảm lạnh

Sốt cảm lạnh thường xảy ra vào mùa đông từ khoảng tháng 10 - tháng 12 trong năm. Sốt cảm lạnh ở trẻ thường là biểu hiện của viêm đường hô hấp trên gây ra.

Khi bị cảm, trẻ thường có những triệu chứng như đau rát họng, hắt hơi, ngạt mũi, sổ mũi màu vàng hoặc xanh. Sau đó, trẻ ho, sốt nhẹ, người mệt mỏi, đau nhức, chán ăn. 

2.4. Sốt do vi khuẩn

Dấu hiệu nhận biết khi trẻ sốt do vi khuẩn là

  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao
  • Nhịp thở tăng
  • Môi khô, có dấu hiệu mất nước
Virus, vi khuẩn là những nguyên nhân gây sốt ở trẻ
Virus, vi khuẩn là những nguyên nhân gây sốt ở trẻ

2.5. Sốt xuất huyết

Một trong các loại sốt ở trẻ em gây nguy hiểm nhất đó là sốt xuất huyết. Loại sốt này có diễn biến khá phức tạp. 

Giai đoạn đầu: Trẻ sốt cao, liên tục. Trẻ có thể bị chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da. Sau 3 - 7 ngày, tính trạng sốt có thể giảm. Tuy nhiên, trẻ xuất hiện các mảng bầm tím, nốt xuất huyết nằm rải rác hoặc tập trung ở vùng bụng, đùi, cánh tay. Khi trẻ có các biểu hiện này, ba mẹ cần đưa ngay trẻ đến gặp bác sĩ để được khám chữa, tư vấn.

3. Tác hại của sốt đối với trẻ

Sốt gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Sốt cao làm tăng các phản ứng quá mẫn, gây sốc, tăng quá trình tiêu diệt tế bào, giảm sắt trong máu. Ngoài ra, khi bị sốt, trẻ bị mất nước nhanh, rối loạn điện giải, gây đến co giật, mê sảng, lú lẫn, suy hô hấp, suy tim

Sốt dẫn đến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể, sút cân. Chính vì thế, các bậc phụ huynh không nên chủ quan việc trẻ bị sốt mà cần theo dõi trẻ thường xuyên để biết được những chuyển biến trong sức khỏe của trẻ. 

Trẻ bị sốt không hẳn đều là xấu, sốt mang lại những lợi ích cho cơ thể như làm tăng khả năng đáp ứng miễn dịch, kích thích các phản ứng chuyển hóa tế bào, tích lũy năng lượng dự trữ. 

4. Cách hạ sốt cho trẻ

Có rất nhiều cách hạ sốt cho trẻ khi trẻ bị sốt. Tuy nhiên, nếu không được sử dụng đúng cách, đúng lúc thì đôi khi phản tác dụng ngược lại. Chính vì vậy các bậc phụ huynh nên biết một số cách hạ sốt cho trẻ sau để giúp trẻ hạ thân nhiệt nhanh hơn nhé.

Có nhiều cách khác nhau để hạ sốt cho trẻ
Có nhiều cách khác nhau để hạ sốt cho trẻ
  • Theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ thường xuyên để kịp thời phát hiện những thay đổi trong sức khỏe của trẻ.
  • Mặc quần áo thoáng cho trẻ: Khi trẻ bị sốt nên cho trẻ mặc những bộ quần áo thoải mái, thông thoáng giúp khí huyết dễ lưu thông.    
  • Cho trẻ uống nhiều nước: Khi trẻ bị sốt, cơ thể trẻ tiết ra mồ hôi hơn khiến cơ thể bị mất nước, vì vậy việc bổ sung nước cho cơ thể là rất cần thiết. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm nước trái cây cho trẻ.
  • Đối với trẻ vẫn đang bú mẹ, mẹ có thể tăng lượng sữa mỗi bữa hoặc tăng số cữ bú mỗi ngày để bù vào lượng nước bị hao hụt. 
  • Dùng nước ấm để lau người cho bé: Đây là một cách hạ nhiệt an toàn, hiệu quả cho trẻ mà các bậc phụ huynh có thể thực hiện tại nhà. 
  • Bổ sung vitamin C: Khi trẻ bị sốt, cha mẹ hay cho con bổ sung nước cam, nước ép bưởi, quýt cho trẻ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.
  • Xông hơi: Xông hơi là biện pháp làm giảm sốt cho trẻ do lạnh rất hiệu quả. Xông hơi giúp hỗ trợ làm giãn các mao mạch, giúp thông thoáng đường thở, làm giảm nhanh các triệu chứng của sốt cúm. 
  • Sử dụng thuốc hạ sốt: Đây là một trong những cách hạ sốt nhanh nhất cho trẻ. Tuy nhiên, khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cho trẻ đều phải được sự đồng ý của bác sĩ. 

Đối với các trường hợp bé bị sốt từ 38.5℃ trở lên, nếu sử dụng các cách hạ sốt nêu trên mà không đỡ, phụ huynh có thể cân nhắc việc sử dụng thuốc hạ sốt. Một số loại thuốc hạ sốt dùng cho trẻ có thể kể đến như siro, cốm paracetamol, …

Đây là biện pháp cuối cùng bạn nên nghĩ đến. Vì thuốc có tác dụng ngay sau 30 phút sử dụng, không để lại tác dụng phụ. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng quá nhiều vì điều đó không tốt cho trẻ nhỏ.

Không nên lạm dụng thuốc hạ sốt cho trẻ
Không nên lạm dụng thuốc hạ sốt cho trẻ

6. Phòng ngừa và chăm sóc trẻ bị sốt

Phòng chống sốt và chăm sóc trẻ khi bị sốt là rất cần thiết để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện và an toàn nhất. Hãy chăm sóc cho chính bản thân và gia đình bạn bằng cách:

  • Rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi ho, hắt hơi, xì mũi với xà phòng.
  • Tiêm phòng cảm cúm hằng năm.
  • Che miệng khi ho, hắt hơi.
  • Rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.
  • Uống đủ nước hàng ngày.

Nếu thấy trẻ có dấu hiệu sốt, không nên quá lo lắng, bố mẹ nên theo dõi nhiệt độ trẻ thường xuyên để có những phương án xử lý đúng cách.

Trên đây là những thông tin hữu ích bạn cần biết khi trẻ bị sốt. Bạn hãy đọc và ghi chú vào sổ tay của mình những thông tin cần thiết này để chăm sóc tốt cho gia đình nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành.

Mọi câu hỏi của bạn liên quan đến các sản phẩm của Thiên Tri vui lòng gọi điện đến hotline 0867 995 518 để được tư vấn ngay.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Nghẹt mũi ở trẻ
Nghẹt mũi khiến các trẻ khó chịu và mệt mỏi thường xuyên khuấy khóc, ngủ không ngon giấc. Xem thêm.
Làm thế nào để hết nghẹt mũi khi ngủ?
Bệnh nghẹt mũi gây ra cảm giác khó thở, bức bối đặc biệt vào ban đêm trước khi đi ngủ. Xem thêm.
 Chữa nghẹt mũi cho bà bầu
Nghẹt mũi trong quá trình mang thai thường khiến cho các bà bầu vô cùng khó chịu. Xem thêm.
Cách trị nghẹt mũi tại nhà
Nghẹt mũi gây ra cảm giác mệt mỏi khó chịu làm người bệnh mất tập trung, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Cách trị nghẹt mũi
Cách trị nghẹt mũi an toàn hiệu quả và cải thiện cảm giác khó chịu cho người bệnh. Xem thêm.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi