Các loại thực phẩm tăng sức đề kháng hiệu quả mà bạn nên biết

Sử dụng các loại thực phẩm tăng sức đề kháng luôn là lựa chọn hàng đầu của các bà nội trợ khi chuẩn bị bữa ăn cho gia đình mình và bạn có nằm trong số đó không? Nếu không thì mời quý độc giả cùng với chúng tôi tìm hiểu các loại thực phẩm tăng sức đề kháng hiệu quả nhất qua bài viết hôm nay. 

Mục lục [ Ẩn ]

Các loại thực phẩm tăng sức đề kháng thường dùng là gì?
Các loại thực phẩm tăng sức đề kháng thường dùng là gì?

1. Mối quan hệ giữa thực phẩm và sức đề kháng

Thực phẩm là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho con người mỗi ngày. Thực phẩm ăn mỗi ngày có sức ảnh hưởng vô cùng lớn và có mối quan hệ mật thiết với sức khỏe, khả năng chống lại bệnh tật của mỗi người. 

Mỗi người nên xây dựng và tự ý thức duy trì cho bản thân một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng. Đôi khi, chỉ cần bạn chú ý một chút đến dinh dưỡng là có thể tạo được sự cải thiện đáng kể với sức khỏe bản thân và cho cả gia đình.

Trên thực tế, có rất nhiều người ý thức được vấn đề này nhưng lại không chú trọng, quan tâm đến việc ăn uống, lựa chọn thực phẩm mỗi ngày. 

Có nhiều lời khuyên khác nhau về vấn đề ăn uống và cân bằng dinh dưỡng. Nhưng tất cả đều có một mục đích chung là xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt nhằm cải thiện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. 

Sức đề kháng thường chia ra thành 2 loại là sức đề kháng tự nhiên và sức đề kháng tổng hợp. Trong đó sức đề kháng tổng hợp, đây là loại được hình thành dựa trên cơ sở chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý, thực hiện tiêm vắc xin đúng và kết hợp tập luyện thể dục thể thao đều đặn. 

Một chế độ dinh dưỡng tốt là tiên đề cơ bản cho việc có một cơ thể khỏe mạnh. Mỗi bữa ăn cần phải có đủ các nhóm dưỡng chất như chất đường bột, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất. 

Dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển toàn diện của cơ thể con người đặc biệt trong giai đoạn mắc bệnh thì dinh dưỡng cân bằng và hợp lý lại càng quan trọng hơn bao giờ hết bởi nó giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng và đẩy lùi được bệnh tật. 

Thực phẩm là một nguồn bổ sung các hoạt chất tốt cho cơ thể
Thực phẩm là một nguồn bổ sung các hoạt chất tốt cho cơ thể

2. Top các loại thực phẩm tăng sức đề kháng

Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức đề kháng của cơ thể. Trong hàng triệu loại thực phẩm không phải loại nào cũng có tác dụng tăng cường sức đề kháng, vậy những loại thực phẩm tăng sức đề kháng thường được mọi người sử dụng gồm những loại nào? mời bạn đọc tham khảo qua đoạn viết sau.

2.1. Tỏi

Đứng đầu trong danh sách các thực phẩm tăng sức đề kháng có tác dụng phòng cúm chính là tỏi. Có thể sử dụng tỏi tươi như một loại thực phẩm gia vị trong nấu ăn hàng ngày. Hàm lượng tỏi nên dùng theo khuyến cáo của các chuyên gia là từ 1 - 3 nhánh tỏi 1 ngày cho 1 người. 

Không nên ăn quá nhiều vì ăn quá nhiều cũng có thể gây độc. Chế biến tỏi nên đập hơi dập hoặc cắt lát tỏi sau đó đợi 10 - 15 phút rồi hãy chế biến nhằm giữ lại tối đa công dụng của tỏi. 

Bởi vì khi làm vỡ dập tỏi ở mức độ vừa phải, sẽ làm sản sinh ra hợp chất allicin tốt cho sức khỏe. Thêm nữa, khi chế biến không nên nấu tỏi ở nhiệt độ quá cao.

Nếu bạn muốn bổ sung tỏi bằng cách nấu nướng thì có thể dùng nhiều hơn 3 tép trong 1 ngày do trong quá trình nấu nướng một số tác dụng của tỏi có thể mất đi.

Tỏi không chỉ được sử dụng làm gia vị, nó còn là một loại kháng sinh tự nhiên  có tác dụng chống lại rất nhiều bệnh như cảm cúm, viêm đường hô hấp; hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, mỡ máu, giảm đường huyết,...

Tỏi giúp ngăn ngừa tình trạng cảm cúm và cảm lạnh
Tỏi giúp ngăn ngừa tình trạng cảm cúm và cảm lạnh

Tỏi có hàm lượng i-ốt và tinh dầu cao, đặc biệt là glycogen, kháng sinh allicin, fitonxit, tất cả đều có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm).

Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng cao các loại vitamin như: A, B, C, D, PP, polisaccarit, inulin cùng các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: i-ốt, canxi, phospho, magie, các nguyên tố vi lượng. 

Cách tốt nhất để sử dụng tỏi là ăn tỏi tươi. Bạn nên ăn 3 - 5 tép tỏi tươi hoặc khô mỗi ngày hoặc chế biến thành dạng giấm tỏi, rượu tỏi… để sử dụng.

2.2. Các loại rau thuộc họ hành

Hành và hẹ cũng là những thực phẩm tăng sức đề kháng đã được chứng minh có tác dụng làm giảm mức độ các triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm bằng cách tăng hoạt động của các tế bào miễn dịch tự nhiên của cơ thể. 

Tương tự, hành tây cũng có khả năng làm tăng số lượng bạch cầu, rất cần thiết trong việc chống lại mầm bệnh.

2.3. Gừng

Gừng là một loại gia vị có tính ấm, được sử dụng nhiều trong việc phòng và chữa cảm lạnh. Ngoài việc làm cho một số món ăn có được hương vị thơm ngon hơn thì hiện nay người ta cũng thường xuyên sử dụng trà gừng để bảo vệ sức khỏe và tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch tự nhiên.

Thực phẩm tăng sức đề kháng - Gừng
Thực phẩm tăng sức đề kháng - Gừng

2.4. Rau, củ, quả giàu vitamin C

Các loại hoa quả giàu vitamin C chính là chìa khóa để tăng cường sức đề kháng, bởi Vitamin C làm tăng sự sản xuất bạch cầu. Các trái cây có hàm lượng vitamin C cao như: bưởi, các loại quả thuộc họ cam, quýt, chanh,... 

Do vitamin C không dự trữ được trong cơ thể nên cần phải bổ sung vitamin C đều đặn hàng ngày. Với những người đau dạ dày có thể bổ sung loại vitamin này bằng một số loại thực phẩm như: ổi, đu đủ, rau cải thìa, bắp cải, rau mầm,...

Đây là nhóm thực phẩm tăng sức đề kháng được các chuyên gia khuyên dùng vì tất cả đều rất dễ tìm thấy trong cuộc sống hàng ngày, giá cả không quá đắt và dễ chế biến.

2.5. Sữa chua và các loại thực phẩm lên men

Ăn sữa chua không chỉ giúp bạn có thân hình cân đối mà còn giúp cơ thể bạn tăng cường khả năng bảo vệ và chống lại các loại virus khác nhau.

Các loại thực phẩm lên men như sữa chua đã được chứng minh là có tác dụng thúc đẩy hoạt động của các kháng khuẩn trong cơ thể. Bạn nên chọn các loại sữa chua không đường để hoặc thay thế bằng các loại thực phẩm lên men khác như kim chi, các loại dưa muối,...

2.6. Rau xanh, các loại nấm

Các bằng chứng khoa học cho thấy các loại rau xanh và nấm là những thực phẩm tăng sức đề kháng mà chúng ta nên sử dụng thường xuyên.

Nấm có đặc tính kháng virus tự nhiên giúp cơ thể chống lại các bệnh thường gặp như cảm cúm. Chúng còn thúc đẩy quá trình sản sinh ra các cytokine có tác dụng giúp chống lại virus gây cúm. 

Nấm cũng là loại thực phẩm có chứa polysaccharides - một hợp chất có tác dụng hỗ trợ tích cực cho hệ miễn dịch. 

Các loại rau xanh được khuyên dùng cho bữa ăn hàng ngày như súp lơ, bắp cải, ớt chuông, súp lơ xanh, cải bó xôi,... Đây đều là các loại thực phẩm tăng sức đề kháng thường gặp và có chứa nhiều vitamin C, A, E, D. 

>> Xem thêm: Top các thuốc tăng sức đề kháng hiệu quả nhất hiện nay

3. Lưu ý khi sử dụng thực phẩm tăng sức đề kháng 

Để có thể sử dụng các loại thực phẩm tăng sức đề kháng an toàn và đem lại hiệu quả tốt bạn nên lưu ý những điểm sau trong quá trình dùng:

  • Uống nhiều nước, giữ ấm cơ thể, nghỉ ngơi đầy đủ để tăng cường đề kháng chống lại dịch bệnh diễn biến phức tạp.
  • Hạn chế các thực phẩm, món ăn chế biến tái sống, gỏi,...
  • Với việc sử dụng nấm trong bữa ăn hàng ngày thì các bạn cũng cần chú ý lựa chọn loại phù hợp cho gia đình. Cần phải cẩn trọng tránh ăn phải các loại nấm có độc, thường là loại có màu sắc sặc sỡ và hình thù thu hút.
  • Nấm tuy tốt nhưng ăn nhiều sẽ gây ra các hiện tượng lạnh người hoặc dị ứng. Vậy nên ngay khi quyết định sử dụng, bạn nên tìm hiểu kỹ càng. 
  • Ăn chín uống sôi để vừa đảm bảo hương vị thơm ngon, tươi mới của món ăn vừa giúp đem lại sức khỏe tốt. Hạn chế tối đa những xâm nhập gây hại đối với hệ miễn dịch của con người từ các thực phẩm chưa chín kỹ.

Các loại rau xanh đều chứa các dưỡng chất giúp tăng cường sức khỏe
Các loại rau xanh đều chứa các dưỡng chất giúp tăng cường sức khỏe

Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe của mỗi chúng ta. Việc tăng cường các loại thực phẩm tăng sức đề kháng giúp cho sức khỏe được cải thiện từ bên trong, hỗ trợ giải quyết các vấn đề cốt lõi của cơ thể. 

Mọi thắc mắc của bạn có liên quan đến gia đình Thiên Tri vui lòng gọi điện đến hotline 0867 995 518 để được tư vấn trực tiếp.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Nghẹt mũi ở trẻ
Nghẹt mũi khiến các trẻ khó chịu và mệt mỏi thường xuyên khuấy khóc, ngủ không ngon giấc. Xem thêm.
Làm thế nào để hết nghẹt mũi khi ngủ?
Bệnh nghẹt mũi gây ra cảm giác khó thở, bức bối đặc biệt vào ban đêm trước khi đi ngủ. Xem thêm.
 Chữa nghẹt mũi cho bà bầu
Nghẹt mũi trong quá trình mang thai thường khiến cho các bà bầu vô cùng khó chịu. Xem thêm.
Cách trị nghẹt mũi tại nhà
Nghẹt mũi gây ra cảm giác mệt mỏi khó chịu làm người bệnh mất tập trung, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Cách trị nghẹt mũi
Cách trị nghẹt mũi an toàn hiệu quả và cải thiện cảm giác khó chịu cho người bệnh. Xem thêm.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi