Tất tần tật các cách điều trị viêm phế quản

Điều trị viêm phế quản không khó, quan trọng nhất là phân biệt đúng thể viêm phế quản đang mắc và tuân thủ theo lộ trình chữa bệnh của bác sĩ chuyên môn. Dưới đây là các phương pháp điều trị viêm phế quản hay gặp mà chúng tôi đã tìm hiểu và tham khảo được, mời bạn đọc tìm hiểu cùng chúng tôi nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Điều trị viêm phế quản
Điều trị viêm phế quản

1. Điều trị viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng lý thường gặp và rất dễ để lại biến chứng nếu bệnh không được kịp thời điều trị.

Chính vì vậy điều trị viêm phế quản là việc cần thiết, tuy nhiên để tìm và có phương pháp điều trị viêm phế quản chính xác chúng ta phải tìm được thể viêm phế quản mà người bệnh đang gặp thì từ đó mới đưa ra được cách chữa bệnh phù hợp.

Thông thường để điều trị viêm phế quản cần theo các bước sau:

Bước 1: Chẩn đoán chính xác thể viêm phế quản

Hay gặp 3 loại viêm phế quản sau:

  • Viêm phế quản cấp tính: Đây là tình trạng viêm nhiễm cấp tại niêm mạc phế quản, bệnh diễn ra trong thời gian ngắn và thường do vi khuẩn, virus hoặc cả hai gây ra.
  • Viêm phế quản mãn tính: Viêm niêm mạc phế quản kéo dài liên tục 3 tháng, trong ít nhất 2 năm sẽ chuyển thành viêm phế quản mãn tính. Thể bệnh này có cấp độ nghiêm trọng cao hơn nhiều so với viêm phế quản cấp tính.
  • Viêm phế quản co thắt: Hay còn được gọi là viêm phế quản dạng hen. Bệnh xảy ra khi cơ phế quản bị viêm và co thắt lại, làm lòng phế quản thu hẹp tạm thời. Và cản trở lưu thông khí tới phổi, gây khó thở, thở khò khè, thở rít,...

Bước 2: Thực hiện các biện pháp điều trị bệnh

Mục tiêu của việc điều trị viêm phế quản là giúp họ giảm triệu chứng và dễ thở hơn. Chính vì thế thông thường các phương pháp điều trị viêm phế quản sẽ chủ yếu điều trị theo hai hướng chính là:

  • Điều trị triệu chứng: Bệnh nhân sốt thì cho dùng thuốc hạ sốt, kèm ho có đờm thì kê thuốc loãng đờm, co thắt phế quản khó thở thì cho sử dụng thuốc giãn phế quản,...
  • Điều trị nguyên nhân: Thường là virus, vi khuẩn gây bệnh.

Và mỗi thể viêm phế quản sẽ có liệu pháp điều trị riêng. Ví dụ, viêm phế quản mãn tính chú trọng hồi phục chức năng hô hấp, viêm phế quản thể hen hay sử dụng thuốc giãn phế quản,...

Điều trị viêm phế quản thường là điều trị triệu chứng hoặc nguyên nhân
Điều trị viêm phế quản thường là điều trị triệu chứng hoặc nguyên nhân

2. Điều trị viêm phế quản cấp

Do nguyên nhân chính gây viêm phế quản cấp tính là virus nên bệnh này không khó để điều trị viêm phế quản. Bạn có thể tham khảo một trong biện pháp sau nếu mắc bệnh.

2.1. Điều trị viêm phế quản cấp tính theo Tây y

Viêm phế quản cấp tính có thể tự khỏi sau 7 - 10 ngày, nhưng chúng ta không nên chủ quan khi mắc bệnh. Trong hầu hết các trường hợp mắc bệnh, bác sĩ hay kê các thuốc sau:

  • Thuốc kháng sinh: Nếu nghi ngờ có nhiễm khuẩn. Trong trường hợp bệnh nhân có hút thuốc hoặc có kèm bệnh lý phổi mãn tính, sử dụng kháng sinh giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng thứ phát nặng. Các kháng sinh hay dùng như Amoxicillin, các betalactam, Macrolide, Quinolone,...
  • Thuốc hạ sốt: Dùng khi bệnh nhân sốt cao (từ 38,5℃ trở lên). Có thể uống paracetamol hoặc các NSAIDs như ibuprofen, aspirin,... Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc hạ sốt và không dùng aspirin để hạ sốt cho người loét dạ dày - tá tràng, trẻ em, người bị hen.
  • Thuốc loãng đờm: Các thuốc loãng đờm phổ biến nhất là acetylcystein, carbocystein, bromhexin,... Có công dụng làm giảm độ dính của đờm, từ đó giúp người bệnh khạc đờm dễ dàng hơn.

2.2. Điều trị viêm phế quản cấp bằng mẹo dân gian

Có nhiều mẹo dân gian điều trị viêm phế quản đều có tác dụng làm giảm các triệu chứng viêm phế quản cấp tính như sử dụng lá trầu, mật ong, tỏi,… Bạn có thể tham khảo một số cách dân gian như:

Chữa viêm phế quản cấp bằng lá trầu không

Lá trầu không có tính ấm, vị nồng, có công dụng khu phong, trị ho, kháng khuẩn, hóa đờm và làm ẩm cổ họng. 

Sử dụng lá trầu không để chữa bệnh bằng một trong hai cách sau:

  • Cách 1: Rửa sạch, sau đó xay nhuyễn lá trầu không với muối hạt. Vắt lấy nước cốt và chia nước cốt thành nhiều phần để sử dụng trong ngày.
  • Cách 2: Xay nhuyễn lá trầu không, rồi vắt lấy nước cốt. Bỏ thêm từ 1 đến 2 thìa mật ong vào nước cốt và khuấy đều lên để sử dụng.

Chữa viêm phế quản cấp tính bằng bài thuốc dân gian với lá tía tô

Lá tía tô là một trong những nguyên liệu phổ biến trong điều trị các bệnh về đường hô hấp. Bởi chúng có tác dụng ức chế virus, vi khuẩn gây viêm phế quản như vi khuẩn tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, liên cầu tan máu,… 

Cách áp dụng: 

  • Chuẩn bị: 5 - 6 lá tía tô, gừng tươi 2 - 3 lát, 100g rau cải xoong.
  • Rửa sạch các nguyên liệu, sau đó cho vào 3 bát nước và sắc tới khi cô đặc còn 1 bát.
Lá tía tô chữa viêm phế quản cấp
Lá tía tô chữa viêm phế quản cấp

Dùng mật ong trị viêm phế quản cấp

Mật ong có tác dụng chống viêm và sát khuẩn. Một số hoạt chất trong mật ong còn giúp làm lành các tổn thương niêm mạc đường hô hấp và giảm ho rất hiệu quả.

Có nhiều cách sử dụng mật ong để điều trị viêm phế quản như:

  • Sử dụng trứng gà - mật ong: Chuẩn bị một quả trứng gà và 35g mật ong. Sau đó, đun sôi mật ong lên, cho thêm một chút nước, rồi trứng gà vào nấu chín. Ăn mỗi ngày 1 lần để cải thiện triệu chứng bệnh.
  • Sử dụng giấm ăn - cam thảo - mật ong: Chuẩn bị 10g giấm ăn, 6g cam thảo và 30g mật ong. Sau đó, hãm cam thảo với nước giống như trà, cho thêm mật ong và giấm ăn vào để uống thay trà mỗi ngày.
  • Dùng vừng đen - gừng tươi - mật ong: Chuẩn bị 120g mật ong, 250g vừng đen và 120g gừng tươi. Đem vừng đen đi sao vàng, sấy khô lên và tán thành bột. Tán bột vừng cùng đường phèn, nước cốt gừng và mật ong rồi đem đi hấp chín. Bảo quản cẩn thận trong lọ kín và dùng dần.

3. Điều trị viêm phế quản mãn tính 

Để điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính, chúng ta cần đạt được 3 mục tiêu: chống nhiễm khuẩn mới, phục hồi lưu thông đường thở và chống nguy cơ suy hô hấp.

3.1. Thuốc Tây điều trị viêm phế quản mãn tính

Những nhóm thuốc hay được kê cho người mắc viêm phế quản mãn tính, bao gồm:

  • Thuốc long đờm: Nếu bệnh nhân có triệu chứng đờm đặc ngày càng nhiều, gây ngứa ngáy khó chịu. Một số loại thuốc hay sử dụng là Carbocysteine, Terpin Hydrat, Carbocysteine, Natri benzoat, Acetylcysteine.
  • Thuốc giãn phế quản: Hay sử dụng Theophylin. Loại thuốc này có tác dụng làm giãn các mạch máu phổi và cơ trơn của ống phế quản, từ đó giúp bệnh nhân dễ thở hơn.
  • Thuốc kháng sinh: Sử dụng trong trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu bội nhiễm như môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi, đờm xanh, vàng. Một số loại thuốc kháng sinh thường dùng như Cefuroxim, Cephalexin, ...
  • Thuốc kháng viêm: Thường dùng các corticoid dạng xông, hít hoặc uống. Một số trường hợp nặng sẽ chỉ định tiêm.
Điều trị viêm phế quản mãn bằng thuốc
Điều trị viêm phế quản mãn bằng thuốc

3.2. Phục hồi chức năng

Phương pháp này giúp giảm tình trạng khó thở và phục hồi khả năng hô hấp nhờ các phương pháp dinh dưỡng, tập thể dục và chiến lược thở.

Các kỹ thuật hay được thực hiện là:

  • Tập thở: Nhằm giúp tăng thông khí phổi. Một số bài tập như thở ra mạnh áp dụng với người bệnh không đủ sức để ho. Thở chúm môi giúp khí thoát ra dễ dàng,...
  • Kỹ thuật dẫn lưu tư thế: Giúp giải phóng các chất tiết đờm dãi bị tích tụ và dẫn lưu chúng ra ngoài.
  • Vỗ lồng ngực: Giúp long đờm ứ đọng.
  • Rung lồng ngực: Vừa làm long đờm và vừa dẫn đờm di chuyển ra ngoài.

4. Điều trị viêm phế quản co thắt

Viêm phế quản co thắt có nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, khi mắc bệnh cần có biện pháp điều trị sớm.

Đối với trường hợp co thắt phế quản thể nhẹ:

  • Điều trị các triệu chứng: Nếu ho có đờm uống thuốc long đờm; sốt thì uống thuốc hạ sốt; khó thở thì dùng thuốc giãn phế quản. Bác sĩ sẽ kê thuốc giãn phế quản dạng xịt, dạng viên hay nén tùy theo cơ địa của từng người.
  • Điều trị nguyên nhân: Nguyên nhân do virus thì chú trọng nâng cao sức miễn dịch, có thể dùng thuốc kháng virus. Nếu nguyên nhân do vi khuẩn hoặc có dấu hiệu nhiễm khuẩn thì dùng kháng sinh. 
Điều trị bệnh sớm để tránh các biến chứng bệnh
Điều trị bệnh sớm để tránh các biến chứng bệnh

Trường hợp viêm phế quản co thắt thể nặng:

  • Với trường hợp bệnh nặng, đặc biệt là khi xuất hiện triệu chứng khó thở nghiêm trọng, người tím tái, lồng ngực co rút,… thì người nhà phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế ngay lập tức. 
  • Các bệnh nhân bị co thắt phế quản nặng thường phải thở oxy cho đến khi ổn định. Và luôn phải mang thuốc giãn phế quản theo bên người.

5. Lưu ý khi điều trị viêm phế quản

Trong quá trình điều trị viêm phế quản, bệnh nhân và người nhà cần lưu ý các điểm sau:

  • Tuyệt đối tuân theo các chỉ định của bác sĩ phụ trách, không tự ý thay đổi lộ trình điều trị bệnh.
  • Sử dụng nước muối sinh lý để súc họng, cũng như vệ sinh mũi hàng ngày.
  • Uống nhiều nước ấm, nếu là trẻ nhỏ thì cho bú nhiều bữa vừa giúp làm dịu cổ họng, khạc đờm dễ hơn, lại giúp bù nước.
  • Chú ý không nên dùng thuốc giảm ho, trừ trường hợp bị ho nặng, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
  • Làm ấm và ẩm không khí bằng máy tạo độ ẩm hoặc máy xông hơi.
  • Kiểm tra định kỳ ổ xoang, viêm nhiễm ở tai mũi họng, bệnh phổi mãn tính.
  • Tiêm vắc xin phòng ngừa cúm, ho gà, sởi. Và đặc biệt là mũi vắc xin phòng viêm phổi.

6. Chăm sóc và phòng bệnh viêm phế quản

Chăm sóc người bệnh để quá trình điều trị viêm phế quản đạt hiệu quả tốt hơn. Các biện pháp bao gồm:

  • Làm sạch dịch ứ đọng ở ống phế quản dưới sự hướng dẫn của y tá phụ trách.
  • Để người bệnh nằm ở tư thế ngửa với đầu ngẩng cao để đường thở được thông thoáng.
  • Khuyến khích người bệnh ăn nhiều rau xanh và nước trái cây có vitamin C.
  • Để bệnh nhân ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Chế biến thức ăn lỏng, dễ tiêu, tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng.
  • Giám sát người bệnh vệ sinh tai - mũi - họng để loại bỏ triệt để virus gây bệnh.
Đeo khẩu trang khi ra ngoài
Đeo khẩu trang khi ra ngoài

Với người khỏe mạnh, cần thực hiện biện pháp sau để phòng ngừa bệnh viêm phế quản:

  • Từ bỏ thuốc lá, cũng như tránh những nơi có khói thuốc.
  • Luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, đặc biệt là tới những nơi đông người bệnh như bệnh viện.
  • Tránh tiếp xúc với khói bụi, khí độc, không khí bị ô nhiễm.
  • Luôn giữ không khí trong nhà sạch sẽ, vệ sinh chăn, đệm, giường chiếu thường xuyên. Nhất là những nhà nuôi động vật có lông như chó, mèo, chuột hamster,...
  • Cần phải giữ ấm cơ thể, không để nhiễm lạnh.
  • Chữa trị kịp thời, dứt điểm các bệnh viêm hô hấp trên như viêm họng, viêm mũi, viêm xoang… để phòng ngừa biến chứng viêm phế quản.

Viêm phế quản không phải là bệnh lý khó điều trị nhưng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời thì nó có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất trong việc ngăn chặn căn bệnh này.

Nếu thấy bài viết hay, bạn tiếc một like và chia sẻ về tường nhà mình để ủng hộ đội ngũ chuyên gia chúng tôi. Mọi câu hỏi của bạn liên quan đến các sản phẩm của Thiên Tri vui lòng gọi điện đến số điện thoại 0867 995 518 để được tư vấn ngay.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Các tiêu chí lựa chọn siro ho cho bé
Lựa chọn loại siro an toàn, hiệu quả tốt giúp trẻ giảm ngay triệu chứng ho. Tìm hiểu thêm>>
Tất tật những điều bạn nên biết về bệnh Lao màng phổi
Lao màng phổi là một trong những bệnh lao ngoài phổi nguy hiểm. Tìm hiểu thêm>>>
Phác đồ điều trị lao hiệu quả nhất hiện nay
Cần điều trị bệnh kịp thời để bệnh không tiến triển nặng hơn và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Các triệu chứng lao phổi thường gặp
Triệu chứng của lao phổi có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác.
Những điều bạn cần biết về bệnh lao phổi
Lao phổi là một trong những tình trạng bệnh lao thường gặp nhất.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi