Thông tin chi tiết về bệnh viêm phế quản cấp tính

Viêm phế quản cấp tính là bệnh hô hấp hay gặp vào mùa đông xuân ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh thường sẽ tự khỏi nếu được phát hiện và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nhiều trường hợp người bệnh có triệu chứng không điển hình dễ gây nhầm với những bệnh hô hấp khác. Vậy để hiểu rõ hơn về căn bệnh này mời các bạn tham khảo ngay bài viết sau cùng chúng tôi nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Viêm phế quản cấp tính
Viêm phế quản cấp tính

1. Bệnh viêm phế quản cấp tính

Bệnh viêm phế quản cấp tính thường xảy ra khi niêm mạc phế quản bị viêm nhiễm trong thời gian ngắn, gây phù nề, co thắt cơ trơn phế quản và dẫn tới tăng tiết dịch nhờn ở bộ phận này.

Viêm phế quản thể cấp tính là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp nhất trong cuộc sống hàng ngày. Hầu như ai cũng đã từng mắc bệnh một vài lần trong đời. Bệnh có thể tự khỏi sau 1 - 2 tuần mà không để lại di chứng gì.

Tuy nhiên, với một số người bị bội nhiễm kéo dài, có thể biến chứng thành viêm phế quản mãn tính và để lại nhiều di chứng như viêm phổi, suy hô hấp,... dó đó chúng ta không nên chủ quan.

>>> Xem thêm: Bệnh viêm phế quản mãn tính

2. Triệu chứng viêm phế quản cấp

Viêm phế quản cấp thường xuất hiện sau một đợt cúm hoặc là biến chứng của các bệnh đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan, viêm mũi,... Khi mắc viêm phế quản thể cấp tính, bệnh nhân thường có các triệu chứng sau:

  • Ho: Có thể là ho khan hoặc ho đờm, ho từng cơn hay ho từng tiếng
  • Sốt nhẹ
  • Biểu hiện viêm hô hấp trên: Nghẹt mũi, sổ mũi,...
  • Tiết đờm: Đờm có thể có màu trắng, xanh hay vàng
  • Khò khè: Do lòng phế quản bị thu hẹp nên khi không khí lưu thông qua đây sẽ phát ra tiếng khò khè
  • Các triệu chứng khác: Ớn lạnh, đau nhức mình mẩy, tức ngực,...
  • Với trẻ em sẽ xuất hiện tình trạng bé bỏ bú, chán ăn, quấy khóc,...

3. Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản cấp

Phần lớn các trường hợp viêm phế quản thể cấp tính là do virus gây ra. Ngoài ra, một số ít trường hợp là do vi khuẩn.

  • Các virus hay gây bệnh gồm: Virus cúm A, B, Adenovirus, coronavirus, RSV, metapneumovirus, rhinovirus,...
  • Vi khuẩn hiếm gặp hơn có thể là: Chlamydia pneumoniae, ho gà, mycoplasma pneumonia,...
Vi khuẩn, virus là những nguyên nhân chính gây viêm phế quản cấp
Vi khuẩn, virus là những nguyên nhân chính gây viêm phế quản cấp

Cũng như các bệnh lý viêm nhiễm hô hấp phổ biến nhất hiện nay, virus hay vi khuẩn gây bệnh viêm phế quản cấp tính dễ lây qua đường hô hấp thông qua các giọt dịch tiết (đờm, nước mũi, nước miếng,...) mà người bệnh thải ra.

Do đó, khi tiếp xúc với những người này, chúng ta cần đeo khẩu trang và đứng cách xa. Chú ý rửa tay sau khi đi ra ngoài về.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cấp tính:

  • Sức đề kháng kém: Hay gặp ở trẻ dưới 12 tháng tuổi, trẻ nhỏ và người lớn tuổi hay những người mắc bệnh suy giảm miễn dịch.
  • Thay đổi thời tiết
  • Khói thuốc lá: Kể cả người hút thuốc lá hay người hít khói thuốc thụ động đều có nguy cơ cao mắc bệnh. Cha mẹ cần cảnh giác cho con tránh xa môi trường có khói thuốc lá.
  • Tiếp xúc với hóa chất: Công nhân và những người sống ở khu vực có nhiều hóa chất hoặc chất gây kích ứng phổi như bụi vải, cát, hơi hóa chất.
  • Trào ngược dạ dày: Các đợt ợ nóng nghiêm trọng gây kích thích đường hô hấp cũng dễ gây viêm phế quản cấp.

4. Biến chứng của bệnh viêm phế quản cấp

Viêm phế quản cấp tính nếu không được điều trị sớm và đúng cách sẽ dễ dàng gây biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm phế quản thể mãn tính: Xảy ra khi viêm phế quản kéo dài ít nhất 3 tháng, trong vòng 2 năm liên tiếp. Viêm phế quản mãn tính còn kèm theo nhiều biến chứng khó chịu như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, khí phế thũng, giãn phế quản,...
  • Hen phế quản: Do quá trình viêm niêm mạc phế quản kéo làm cho phế quản mẫn cảm với các yếu tố dị nguyên. Hen phế quản gây ra các cơn hen cấp tính, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của bệnh nhân. 
  • Viêm phổi: Ổ viêm lan xuống đường hô hấp dưới gây viêm phổi. 
  • Áp xe phổi: Là tình trạng các vùng xung quanh phổi sưng thành các mô và có mủ. Bệnh vô cùng nguy hiểm do áp xe có thể làm hoại tử các mô xung quanh và gây nhiễm trùng đường máu dẫn tới gây tử vong.
Viêm phổi - Biến chứng của bệnh viêm phế quản cấp
Viêm phổi - Biến chứng của bệnh viêm phế quản cấp

5. Phương pháp chẩn đoán viêm phế quản cấp tính

Các bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng khi hỏi bệnh và thăm khám nếu cần thiết có thể chỉ định một số xét nghiệm khác nhau như:

  • Chụp X - quang phổi: Người bệnh được yêu cầu chụp X - quang phổi khi ho có đờm và kèm thêm một trong các yếu tố như: Sốt trên 38℃, mạch nhanh, người lớn tuổi (>75), thở gấp.
  • Xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh: Ít khi thực hiện xét nghiệm này, trừ trường hợp bệnh nhân đã được điều trị bằng kháng sinh nhưng không thuyên giảm. Trong trường này, bệnh nhân sẽ được cấy mẫu đờm để tìm vi khuẩn gây bệnh. Từ đó làm cơ sở cho bác sĩ phụ trách kê kháng sinh.
  • Xét nghiệm máu: Chẩn đoán tình trạng viêm diễn ra, thường thấy tăng bạch cầu đa nhân trung tính.

6. Các phương pháp điều trị viêm phế quản cấp tính

Điều trị viêm phế quản cấp tính không quá khó tuy nhiên người bệnh cần tuân thủ đúng các yêu cầu điều trị mà bác sĩ yêu cầu, bạn có thể tham khảo một trong các cách sau nếu mắc bệnh.

Điều trị theo Tây y

Mục tiêu của điều trị viêm phế quản thể cấp tính là giảm triệu chứng bệnh và giúp bệnh nhân dễ thở. Trong đa số các trường hợp mắc bệnh viêm phế quản cấp tính, bác sĩ thường kê các thuốc như: thuốc kháng sinh; thuốc hạ sốt; thuốc loãng đờm,...

Ngoài sử dụng thuốc, người mắc viêm phế quản cấp cần lưu ý những điểm sau:

  • Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi, cũng như súc họng hàng ngày.
  • Uống nhiều nước ấm vừa giúp cải thiện việc ho, khạc đờm, vừa giúp bù nước. Chú ý không nên dùng thuốc giảm ho, trừ trường hợp ho nặng ảnh hưởng tới giấc ngủ và sinh hoạt.
  • Làm ấm và ẩm không khí bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc xông hơi.

Điều trị viêm phế quản cấp bằng thuốc nam

  • Biện pháp sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, sẵn có như mật ong, tỏi, tía tô, lá trầu,… để làm giảm các triệu chứng viêm phế quản cấp tính đã có từ lâu đời. Các phương pháp dân gian hầu như đều sử dụng các thực phẩm quen thuộc với cuộc sống hằng ngày, rẻ, tiết kiệm an toàn, ít gây tác dụng phụ và đêm lại hiệu quả.
  • Các phương pháp dân gian có ưu điểm là lành tính và an toàn. Tuy nhiên, do hiệu quả không nhanh nên bạn không được sử dụng các mẹo trên thay cho biện pháp điều trị chính thống, đặc biệt là trong trường hợp bệnh nặng. Vì vậy, trong quá trình sử dụng các bài thuốc dân gian để điều trị viêm phế quản cấp mọi người cần lưu ý, khi thấy xuất hiện triệu chứng bất thường nào thì cần ngừng sử dụng ngay.

6.3. Cách phòng bệnh viêm phế quản cấp tính

Cách trị bệnh tốt nhất là phòng bệnh ngay từ ban đầu. Để tránh mắc viêm phế quản cấp tính, bạn cần chú ý các điểm sau:

  • Không tiếp xúc gần với người đang có biểu hiện viêm hô hấp như sổ mũi, ho, sốt,… Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng có tính sát khuẩn. Đối với người đang mắc bệnh, khi ho phải dùng khăn che miệng.
  • Không hút thuốc lá và tránh xa môi trường có khói thuốc lá để tránh hít thụ động khói thuốc.
  • Tránh khói bụi, hóa chất, môi trường ô nhiễm.
  • Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh và chú ý uống nhiều nước.
  • Tiêm vacxin phòng phế cầu, cúm, đặc biệt là trường hợp có bệnh phổi mạn tính, suy tim, người già trên 65 tuổi.
  • Điều trị dứt điểm các nhiễm trùng tai mũi họng, răng hàm mặt.
  • Vệ sinh vùng răng miệng sạch sẽ, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Đặc biệt là trước khi đi ngủ.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, kết hợp với luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
Giữ ấm cơ thể
Giữ ấm cơ thể

Bệnh viêm phế quản cấp tính là một bệnh nhiễm trùng hô hấp khá phổ biến, thường tự khỏi mà không để lại di chứng gì. Biết cách phòng tránh bệnh có thể giúp hạn chế được nguy cơ mắc và tự bảo vệ sức khỏe của bản thân, cũng như những người xung quanh.

Trên đây là những thông tin hữu ích nhất về bệnh lý viêm phế quản cấp tính mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc. Nếu thấy bài viết hay, bạn tiếc một like và chia sẻ về tường nhà mình để ủng hộ đội ngũ chuyên gia chúng tôi.

Mọi câu hỏi của bạn liên quan đến các sản phẩm của Thiên Tri vui lòng gọi điện đến số điện thoại 0867 995 518 để được tư vấn ngay.

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Các tiêu chí lựa chọn siro ho cho bé
Lựa chọn loại siro an toàn, hiệu quả tốt giúp trẻ giảm ngay triệu chứng ho. Tìm hiểu thêm>>
Tất tật những điều bạn nên biết về bệnh Lao màng phổi
Lao màng phổi là một trong những bệnh lao ngoài phổi nguy hiểm. Tìm hiểu thêm>>>
Phác đồ điều trị lao hiệu quả nhất hiện nay
Cần điều trị bệnh kịp thời để bệnh không tiến triển nặng hơn và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Các triệu chứng lao phổi thường gặp
Triệu chứng của lao phổi có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác.
Những điều bạn cần biết về bệnh lao phổi
Lao phổi là một trong những tình trạng bệnh lao thường gặp nhất.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi