Bệnh viêm phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị bệnh

Viêm phổi là tình trạng bệnh thường gặp và rất phổ biến đặc biệt là trẻ em và người già. Vì vậy, để hiểu hơn về căn bệnh này và bảo vệ sức khỏe của người thân xung quanh bạn, mời bạn tham khảo bài viết sau cùng Thiên Tri nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Bệnh viêm phổi
Bệnh viêm phổi

1. Viêm phổi là bệnh gì?

Viêm phổi là tình trạng viêm các phế nang trong phổi do một tổn thương nào đó gây ra. Hai phế nang chứa nhiều dịch nhầy hoặc mủ, xuất tiết dịch đường hô hấp trên do gây ho đờm, sốt ớn lạnh, khó thở.

Bệnh hay gặp nhất là nhiễm trùng bởi vi khuẩn, virus, nấm. Viêm phổi có thể ở một vùng hoặc một vài vùng (viêm phổi thùy hoặc đa thùy) hoặc toàn bộ phổi.

Viêm phổi có thể do nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau như: 

  • Vi khuẩn: Vi khuẩn gây bệnh thông thường là streptococcus pneumoniae. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể mắc bệnh phổi do một số loại vi khuẩn khác như: haemophilus, legionella,...
  • Virus: Virus gây bệnh viêm phổi rất nhiều. Một người bình thường có thể lây nhiễm các loại virus này trong trong môi trường bị ô nhiễm, người bệnh,... các loại virus này có thể là: virus cúm Influenza A, B, virus hợp bào, virus rhinovirus, adenoviruses,...
  • Nấm: Nấm cũng là một nguyên nhân gây viêm phổi thường gặp. Khi người thường tiếp xúc hay hít phải các bào tử nấm sẽ rất dễ bị bệnh. Nếu mắc bệnh do nấm thì bệnh phát triển rất nhanh và rất nguy hiểm, phức tạp hơn các nguyên nhân khác.
  • Do hóa chất: Đây là nguyên nhân khá hiếm gặp nhưng chúng ta cũng không bỏ qua chúng. Những người làm việc trong môi trường hóa chất hoặc tiếp xúc lâu ngày thì khả năng mắc bệnh càng cao.

Ai trong chúng ta cũng có thể mắc bệnh viêm phổi, nếu bạn là người có thói quen sinh hoạt không lành mạnh hoặc không điều trị tận gốc một vài bệnh lý thường gặp thì khả năng mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn những người khác, chẳng hạn như:

  • Hút thuốc lá
  • Thường xuyên bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc viêm thanh quản
  • Có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh về gan, tim mạch, đái tháo đường, hen suyễn…
  • Người bị HIV hoặc đang điều trị ung thư
  • Trẻ em bị viêm phổi thường là trẻ từ 2 tuổi trở xuống
  • Những người từ 65 tuổi trở lên

Bên cạnh đó, trong thời gian nằm ở phòng hồi sức cấp cứu bệnh viện và phải sử dụng máy thở thì nguy cơ sẽ bị viêm phổi bệnh viện sẽ cao hơn.

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn, virus
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn, virus

2. Phân loại viêm phổi

Bệnh viêm phổi thường được phân loại theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và mục đích điều trị. Sau đây là 2 cách phân loại phổ biến.

2.1. Phân loại theo nguồn lây nhiễm

Theo cách phân loại này, có thể chia bệnh thành hai loại chính là:

Viêm phổi bệnh viện

  • Đây là loại viêm phổi sau khi bệnh nhân nằm viện 48h và trước đó không xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm phổi.
  • Đây là loại rất nguy hiểm vì chúng có sức đề kháng mạnh với các loại kháng sinh. Nó còn gây nhiều ảnh hưởng đến người bệnh nhất là đối với những người có bệnh nền nặng.
  • Một số trường hợp bệnh nhân dễ mắc viêm phổi khi nằm viện như: bệnh nhân thở máy, bệnh nhân phải đặt nội khí quản, bệnh nhân có hệ miễn dịch bị suy giảm,...

Viêm phổi cộng đồng

  • Đây là thuật ngữ để chỉ các loại viêm phổi mà không phải nguyên nhân mắc phải không phải từ bệnh viện.
  • Nguyên nhân gây ra bệnh này rất đa dạng nhưng chủ yếu là do vi khuẩn gây ra. Đặc biệt, bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ nhất là viêm phổi hít.

2.2. Phân loại theo nguyên nhân gây viêm phổi

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm phổi khác nhau, từ đó người ta chia bệnh theo nguyên nhân gây bệnh thành những loại sau:

Viêm phổi do vi khuẩn

  • Đây là loại thường gặp nhất hiện nay. Loại vi khuẩn được cho là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae). 
  • Nó thường trú ở trong hầu họng của người mắc bệnh và lây truyền qua đường không khí (qua các hành động như: như ho, hắt hơi) hoặc qua tiếp xúc giữa người lành và người bệnh.

Viêm phổi do virus

  • Là loại hay gặp, đứng thứ 2 sau loại do vi khuẩn. Theo như thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 30% trường hợp mắc viêm phổi do nhiễm virus mà hay gặp nhất chính là chủng virus gây bệnh cúm. 
  • Do đó, biểu hiện thường gặp của bệnh trong trường hợp này rất dễ gây nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường như: Sốt, ớn lạnh, run, ho khan.

Viêm phổi do nấm

  • Viêm phổi do nấm là tình trạng người lành hít phải bào tử của nấm gây viêm nhiễm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp từ đó gây nên bệnh viêm phổi.  
  • Bệnh thường diễn biến rất phức tạp và nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe thậm chí là gây tử vong.
Nấm cũng là một nguyên nhân gây viêm phổi
Nấm cũng là một nguyên nhân gây viêm phổi

Viêm phổi do hóa chất

  • Đây là loại viêm phổi hiếm gặp nhưng lại cực kỳ nguy hiểm với sức khỏe vì tỷ lệ gây tử vong của nó cao hơn các loại bệnh khác. Tùy thuộc vào loại hóa chất mà bạn đã phơi nhiễm mà có mức độ nguy hiểm khác nhau.
  • Bên cạnh gây tổn thương phổi, các hóa chất còn có thể gây hại cho nhiều cơ quan khác trong cơ thể. 
>>> Xem thêm: Tình trạng viêm phổi cấp

3. Triệu chứng viêm phổi

Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh, sức khỏe, tuổi tác của mỗi người mà triệu chứng viêm phổi có thể khác nhau. Tuy nhiên, khi một người mắc bệnh viêm phổi thì túi khí sẽ chứa đầy dịch mủ, dẫn đến hàng loạt các triệu chứng như:

  • Đau ngực khi bạn thở hoặc khó thở: Phổi là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc hô hấp. Vì vậy, khi bị viêm phổi thì quá trình hô hấp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Dẫn đến việc xuất hiện các triệu chứng ho, tức ngực và nặng hơn là khó thở. Ho có thể xuất hiện theo từng đợt, ho không ngừng và có thể chứa đờm.
  • Ho có đờm hoặc chất nhầy
  • Mệt mỏi và chán ăn
  • Sốt, vã mồ hôi và ớn lạnh: Khi bị viêm phổi người bệnh thừng bị sốt, thân nhiệt tăng cao không giảm. Cơ thể có thể tiết ra nhiều mồ hôi. Trong một số trường hợp ở người già và những người có hệ miễn dịch kém thì nhiệt độ có thể giảm thấp hơn so với nhiệt độ bình thường.
  • Buồn nôn, nôn và tiêu chảy
  • Hụt hơi

Đối với người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch kém thì khi mắc viêm phổi thì họ còn có thể xuất hiện các biểu hiện như thay đổi về nhận thức, tinh thần, nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường.

4. Biến chứng của viêm phổi

Viêm phổi có nguy hiểm không? là câu hỏi mà nhiều người thường đặt ra, đặc biệt là ở những gia đình có trẻ nhỏ và người cao tuổi, vì đây là hai đối tượng rất dễ mắc bệnh.

Viêm phổi là một bệnh rất nguy hiểm mặc dù nó là bệnh có thể phòng ngừa và điều trị nhưng hằng năm vẫn có hàng triệu người cả trẻ em và người cao tuổi tử vong vì nó. Ngoài ra, nó còn có thể để lại nhiều biến chứng khác đối với sức khỏe.

Theo số liệu của các tổ chức về sức khỏe cộng đồng, vào năm 2018 đã có hơn 800.000 trẻ em trên thế giới chết vì bệnh viêm phổi và trong đó có 15% là trẻ dưới 5 tuổi. Trung binh cứ mỗi 39 giây, trên thế giới sẽ có 1 em bé chết vì viêm phổi.

Viêm phổi để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe
Viêm phổi để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe

Tại Việt Nam theo thống kê thì hằng năm có khoảng 2,9 triệu trẻ em mắc bệnh viêm phổi. Hơn nữa, theo số liệu từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ, trung bình cứ 20 người lớn tuổi mắc bệnh thì có 1 người tử vong.

Như chúng ta đã biết Viêm phổi cấp tính là tình trạng viêm phổi nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời như:

  • Áp xe tràn dịch hoặc tràn mủ màng phổi
  • Suy hô hấp nặng
  • Viêm màng ngoài tim

Vì vậy, khi thấy bản thân hay người thân của mình xuất hiện các triệu chứng của viêm phổi cấp thì cần đến bệnh viện để đường thăm khám và điều trị kịp thời.

5. Phương pháp chẩn đoán viêm phổi

Khi bạn xuất hiện các triệu chứng đã nêu trên, khi đi khám để chắc chắn bạn có mắc bệnh viêm phổi hay không, trước tiên các bác sĩ sẽ đặt các câu hỏi về các triệu chứng mà bạn gặp phải, tiền sử bệnh, thói quen cùng một số thông tin khác. 

Sau đó, bác sĩ sẽ dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp và theo dõi, kiểm tra phổi của bạn bằng thiết bị y tế và có thể chỉ định một số xét nghiệm như sau:

  • Làm xét nghiệm máu: Tìm xem có dấu hiệu nhiễm trùng hay không
  • Chụp X - quang ngực: Kiểm tra, chẩn đoán và theo dõi mức độ tổn thương của phổi
  • Cấy máu và cấy đờm: Xác định tác nhân vi trùng
  • Đo độ bão hòa oxy trong máu: Đánh giá tình trạng cung cấp oxy cho cơ thể
  • Nội soi phế quản: Kiểm tra đường thở của bạn xem có bị tắc nghẽn hay không và kiểm tra các vấn đề liên quan khác

6. Phương pháp điều trị viêm phổi

Để điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ và kết hợp với các phương pháp điều trị tại nhà để đạt hiệu quả như mong muốn.

6.1. Điều trị bằng thuốc

Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm, chẩn đoán và mức độ bệnh cụ thể của người bệnh, từ đó sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân cụ thể.

Nếu bạn mắc viêm phổi do vi khuẩn, thông thường bác sĩ sẽ dùng kháng sinh để điều trị bệnh và làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Đối với những trường hợp người bệnh mắc viêm phổi do nhiễm virus, thì việc dùng kháng sinh cũng không mang lại tác dụng. Trong trường hợp này bác sĩ sẽ khuyên bạn nghỉ ngơi, uống nhiều nước hơn nhằm làm loãng đờm và chất nhầy trong cơ thể, cũng như uống thuốc hạ sốt khi xuất hiện tình trạng sốt cao trên 39℃.

Còn đối với những trường hợp mắc viêm phổi do nấm thì bệnh nhân có thể được điều trị bệnh tận gốc bằng các thuốc chống nấm.

Aspirin, ibuprofen hoặc paracetamol có thể được chỉ định để người bệnh kiểm soát tốt các triệu chứng viêm phổi và giảm bớt cảm giác khó chịu.

Các loại thuốc hạ sốt, giảm đau làm giảm triệu chứng của bệnh
Các loại thuốc hạ sốt, giảm đau làm giảm triệu chứng của bệnh

Nếu bệnh trở nặng hơn hoặc có bất kỳ dấu hiệu xuất hiện biến chứng nào thì bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân nên nhập viện để cải thiện khả năng hô hấp bằng máy thở và tiếp tục điều trị bệnh.

Bất kỳ loại viêm phổi loại nào cũng cần mất nhiều thời gian để điều trị và phục hồi, do đó bạn cần nghỉ ngơi nhiều hơn, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cần thiết để nhanh chóng lấy lại sức khỏe.

6.2. Điều trị tại nhà

Bên cạnh việc điều trị viêm phổi theo chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, người bệnh có thể sử dụng các mẹo dân gian để làm giảm các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên khi muốn sử dụng các phương pháp này, các bạn cũng cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ.

Một số mẹo dân gian giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm phổi như:

  • Sử dụng nước muối sinh lý để loại bỏ các chất nhầy có trong họng và giảm sự kích ứng cổ họng, làm giảm tình trạng ho.
  • Uống trà bạc hà ấm giúp làm giảm kích ứng họng và đẩy chất nhầy ra ngoài. Giảm ho, chống viêm và giảm đau cổ họng cho người bệnh.
  • Uống nước ấm để làm ấm và cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể.
  • Uống trà gừng để làm giảm các cơn đau tức ngực.

7. Phòng ngừa bệnh viêm phổi

Để phòng ngừa bệnh viêm phổi và tình trạng tái phát bệnh, các bác sĩ thường khuyên mọi người nên xây dựng lối sống lành mạnh, rèn luyện thói quen giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, ăn uống đầy đủ để giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, nhằm giảm thiểu khả năng mắc bệnh. Bên cạnh đó, mọi người cần lưu ý những điểm sau:

  • Hạn chế đến những nơi có nhiều khói thuốc, bỏ thuốc lá vì sức khỏe của bản thân và những người xung quanh mình.
  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, từ ngoài về.
  • Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh, đặc biệt là những người mắc bệnh truyền nhiễm.
  • Hoạt động và làm việc với cường độ thích hợp, kết hợp nghỉ ngơi hợp lý.
  • Ăn uống đầy đủ, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Không cho trẻ nhỏ tiếp xúc với người đang bị cảm lạnh hoặc cảm cúm.
  • Khi trẻ có các dấu hiệu như ho, hắt hơi,... cần nhắc bé nên dùng khủy tay che miệng để hạn chế vi khuẩn lây sang người khác.
  • Phụ huynh vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên, luôn sạch và khô.
  • Tiêm phòng vacxin viêm phổi cho trẻ.
  • ...
Mỗi người cần có phương pháp phòng bệnh viêm phổi cho mình
Mỗi người cần có phương pháp phòng bệnh viêm phổi cho mình

Trên đây là những thông tin về bệnh Viêm phổi và những thông tin liên quan về căn bệnh này. Hy vọng thông qua bài viết, các bạn đã có thêm cho mình những thông tin hữu ích. Hãy like và chia sẻ bài viết cho mọi người xung quanh bạn cùng tìm hiểu nhé.

Mọi câu hỏi của bạn liên quan đến các sản phẩm của Thiên Tri vui lòng gọi đến hotline 0867 995 518 để được tư vấn ngay.

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Các tiêu chí lựa chọn siro ho cho bé
Lựa chọn loại siro an toàn, hiệu quả tốt giúp trẻ giảm ngay triệu chứng ho. Tìm hiểu thêm>>
Tất tật những điều bạn nên biết về bệnh Lao màng phổi
Lao màng phổi là một trong những bệnh lao ngoài phổi nguy hiểm. Tìm hiểu thêm>>>
Phác đồ điều trị lao hiệu quả nhất hiện nay
Cần điều trị bệnh kịp thời để bệnh không tiến triển nặng hơn và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Các triệu chứng lao phổi thường gặp
Triệu chứng của lao phổi có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác.
Những điều bạn cần biết về bệnh lao phổi
Lao phổi là một trong những tình trạng bệnh lao thường gặp nhất.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi