Viêm phế quản co thắt và những thông tin liên quan

Viêm phế quản co thắt là một thể bệnh của viêm phế quản. Các triệu chứng của bệnh này gần giống với hen phế quản nên dễ gây nhầm lẫn. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn nhận ra bệnh ngay từ dấu hiệu đầu.

Mục lục [ Ẩn ]
Viêm phế quản co thắt
Viêm phế quản co thắt

1. Bệnh viêm phế quản co thắt

Viêm phế quản co thắt là tình trạng các cơ phế quản bị viêm nhiều lần nên chúng bị co thắt lại làm lòng phế quản bị thu hẹp tạm thời.

Do không khí trong phổi kém lưu thông, đồng thời ống phế quản bị viêm làm tăng bài tiết chất nhầy khiến người mắc viêm phế quản co thắt xuất hiện triệu chứng thở khò khè, khó thở, thở rít và ho kèm nhiều đờm.

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng dễ mắc phải viêm phế quản co thắt, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa. Bệnh cũng có thể xảy ra ở người lớn do nguyên nhân khác nhau.

>>> Xem thêm: Thông tin chi tiết về bệnh viêm phế quản cấp tính

2. Triệu chứng của bệnh viêm phế quản co thắt

Các triệu chứng của viêm phế quản thể co thắt thường khá giống với hen suyễn. Để phân biệt chính xác hai bệnh, chúng ta cần thực hiện một số xét nghiệm lâm sàng. Ngoài ra, có thể dựa vào một vài triệu chứng sau:

  • Biểu hiện đầu tiên của bệnh là cảm thấy khó thở, xuất hiện những cơn ho nhẹ rồi ho dai dẳng, kéo dài mãi không khỏi.
  • Tiếp theo, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ở cổ họng như có dị vật vướng vào, kèm theo triệu chứng sốt nhẹ vài ngày.
  • Thở khò khè, thở rít, có cảm giác co rút lồng ngực. Lồng ngực bị hóp sâu lại khi thở và co kéo cơ vùng cổ.
  • Các bé nhỏ còn có thể bị nôn sau khi bú, hay sau một kích thích như ho hoặc khóc.
Khó thở - Triệu chứng của bệnh viêm phế quản co thắt
Khó thở - Triệu chứng của bệnh viêm phế quản co thắt

3. Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản co thắt

Bệnh viêm phế quản co thắt chẳng trừ một ai, nhưng xảy ra nhiều nhất ở trẻ em và người già. Bởi vì những đối tượng này có hệ miễn dịch yếu, dễ bị vi khuẩn, virus tấn công.

Một vài nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phế quản co thắt là:

  • Tiền sử gia đình: Gia đình từng có người mắc bệnh hoặc cá nhân bị hen suyễn, mẫn cảm với tác nhân dị ứng như nấm mốc, bụi, lông động vật,... 
  • Bị nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Các chất kích thích: Tiếp xúc với khói, ô nhiễm không khí, không khí lạnh hoặc khô cũng là nguyên nhân gây viêm phế quản co thắt.
  • Hệ miễn dịch kém: Hay gặp ở trẻ em, người già, người suy giảm miễn dịch.
  • Thay đổi thời tiết thất thường: Đặc biệt là thời điểm giao mùa dễ khiến chúng ta bị viêm phế quản co thắt.
  • Nhiễm vi khuẩn, virus: Các loại virus và vi khuẩn như Virus hợp bào đường hô hấp, các loại vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, H.influenzae,... hoạt động mạnh gây viêm co thắt ở phế quản.

Một số nguyên nhân gây viêm phế quản co thắt hay gặp khác như:

  • Tác dụng phụ từ các loại thuốc như thuốc NSAIDs, kháng sinh, thuốc huyết áp,...
  • Tác dụng phụ của thuốc
  • Trào ngược dạ dày - thực quản
  • Tâm lý hay căng thẳng

4. Biến chứng của bệnh viêm phế quản co thắt

Viêm phế quản co thắt có nguy hiểm không là thắc mắc chung của rất nhiều người. Có thể nói đây là một bệnh hô hấp thường gặp, không khó để điều trị nhưng nếu phát hiện muộn hoặc điều trị sai cách thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Các biến chứng hay gặp của bệnh viêm phế quản co thắt là:

  • Viêm tai giữa: Đây là biến chứng hay gặp nhất ở bệnh nhân viêm phế quản co thắt. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ bị suy giảm thính lực, nếu viêm tai giữa trở nặng thì có thể bị điếc tai hoàn toàn.
  • Viêm phổi: Phế quản, phổi là hai bộ phần nằm gần nhau. Nếu không điều trị viêm phế quản co thắt triệt để thì nguy cơ bị viêm phổi của người bệnh khá cao.
  • Suy hô hấp: Đây là biến chứng nặng và nguy hiểm nhất của viêm phế quản co thắt. Khi dấu hiệu suy hô hấp xảy ra, nếu không được cấp cứu kịp thời thì nguy cơ tử vong của người bệnh rất cao.
Suy hô hấp - Biên chứng viêm phế quản co thăt
Suy hô hấp - Biên chứng viêm phế quản co thăt

5. Phương pháp chẩn đoán viêm phế quản co thắt

Bệnh viêm phế quản co thắt là một biến chứng nặng hơn của viêm phế quản. Để chẩn đoán chính xác bệnh, ngoài các triệu chứng lâm sàng thì bác sĩ chuyên khoa có thể sử dụng những phương pháp sau: 

  • X - quang ngực hoặc chụp CT: Nhằm kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc bất thường trong cấu trúc phổi.
  • Đo phế dung: Tức đo lượng không khí người bệnh có thể hít vào và thở ra. Phương pháp này cũng đo được tốc độ và khả năng làm trống phổi. Nếu ống phế quản bị viêm và thu hẹp, các hoạt động này sẽ bị hạn chế nghiêm trọng.
  • Nếu nghi ngờ bệnh nhân bị hen suyễn dị ứng, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm dị ứng.  Ngoài ra, bác sĩ phụ trách cũng có thể lấy mẫu đờm để tìm hiểu nguyên nhân gây chứng co thắt có phải là do vi khuẩn, virus hay nấm gây ra không.

6. Điều trị bệnh viêm phế quản co thắt

Có thể thấy, viêm phế quản co thắt gây rất nhiều khó chịu cho người bệnh và có nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, khi mắc bệnh cần có biện pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp điều trị viêm phế quản co thắt có thể áp dụng như:

  • Đối với trường hợp viêm phế quản co thắt thể nhẹ thường tiến hành điều trị các triệu chứng hoặc điều trị nguyên nhân.
  • Với trường hợp bệnh nặng thì người nhà phải đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Sử dụng thuốc giãn phế quản
Sử dụng thuốc giãn phế quản

7. Các phương pháp phòng bệnh viêm phế quản co thắt

Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh viêm phế quản co thắt là cách xa yếu tố dị ứng và tránh viêm phế quản kéo dài. 

Một số điều chúng ta cần lưu ý trong quá trình sinh hoạt:

  • Che chắn mũi cẩn thận, thường xuyên đeo khẩu trang khi ra đường hoặc tiếp xúc với môi trường khói bụi.
  • Giữ nhà cửa và nơi làm việc thoáng khí, sạch sẽ.
  • Tránh tiếp xúc với động vật nhiều lông như chó, mèo, cừu,… nếu bạn bị dị ứng với lông của chúng.
  • Giặt sạch sẽ gối, đệm, chăn ga, trải giường và phơi chúng dưới ánh nắng mặt trời.
  • Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá để tránh ảnh hưởng đến phổi.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ đặc biệt là sau khi ra ngoài về, sau khi ho, sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn để ngăn ngừa sự nhiễm trùng lây lan.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng dinh dưỡng và bổ sung vitamin C. Hạn chế các loại đồ ăn dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò,... cũng như hạn chế thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Tiêm vắc xin cúm, viêm phổi.

Trên đây là một số thông tin hữu ích nhất về bệnh viêm phế quản co thắt. Việc nắm bắt các thông tin này sẽ giúp chúng ta kịp thời phát hiện bệnh để ngăn ngừa các biến chứng xấu có thể xảy ra.

Nếu bạn thấy bài viết hay thì đừng quên like và chia sẻ về tường để nhiều người khác được đọc nhé. Mọi câu hỏi của bạn liên quan đến các sản phẩm của Thiên Tri vui lòng gọi điện đến số điện thoại 0867 995 518 để được tư vấn ngay.

Xếp hạng: 4.7 (3 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Các tiêu chí lựa chọn siro ho cho bé
Lựa chọn loại siro an toàn, hiệu quả tốt giúp trẻ giảm ngay triệu chứng ho. Tìm hiểu thêm>>
Tất tật những điều bạn nên biết về bệnh Lao màng phổi
Lao màng phổi là một trong những bệnh lao ngoài phổi nguy hiểm. Tìm hiểu thêm>>>
Phác đồ điều trị lao hiệu quả nhất hiện nay
Cần điều trị bệnh kịp thời để bệnh không tiến triển nặng hơn và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Các triệu chứng lao phổi thường gặp
Triệu chứng của lao phổi có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác.
Những điều bạn cần biết về bệnh lao phổi
Lao phổi là một trong những tình trạng bệnh lao thường gặp nhất.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi