Bệnh viêm phế quản mãn tính

Viêm phế quản mãn tính là căn bệnh hô hấp nguy hiểm và không thể coi thường. Việc điều trị bệnh dứt điểm hầu như rất khó đạt được, nhưng nắm vững những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn kiểm soát tốt căn bệnh này. Đừng bỏ quan nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Viêm phế quản mãn tính
Viêm phế quản mãn tính

1. Bệnh viêm phế quản mãn tính là bệnh gì?

Viêm phế quản kéo dài hơn 3 tháng trong một năm và ít nhất là 2 năm liền được tính là viêm phế quản mãn tính. Đây là tình trạng lớp niêm mạc ở ống phế quản bị viêm nhiễm nhiều lần.

Việc này sẽ sinh ra một lượng lớn chất nhầy và gây tắc nghẽn ở đường thở, cản trở không khí di chuyển qua phổi dẫn đến tình trạng khó thở và ho. Lâu ngày, bệnh sẽ biến chứng thành khí phế thũng là một dạng của bệnh phổi.

Viêm phế quản thể mãn tính thường được chia làm 3 loại:

  • Viêm phế quản mãn tính đơn thuần: Bệnh nhân chỉ ho và khạc đờm, chưa xuất hiện rối loạn thông khí phổi, có thể điều trị khỏi.
  • Viêm phế quản mãn tính tắc nghẽn: Triệu chứng chính của bệnh là khó thở do tình trạng tắc nghẽn lan rộng và thường xuyên của phế quản. Còn gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viết tắt là COPD.
  • Viêm phế quản mãn tính nhầy mủ: Bệnh nhân ho và khạc đờm nhầy từng đợt kịch phát hoặc liên tục.

Viêm phế quản mãn tính có thể gặp ở mọi đối tượng, cả trẻ em và người lớn. Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh ở người lớn ngày càng tăng. Đáng lo ngại nhất là đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 2 - 6 tuổi cũng có tỷ lệ mắc bệnh rất cao.

Do đó, với những đối tượng này cha mẹ cần hết sức lưu ý để có biện pháp phòng tránh, cũng như điều trị hiệu quả, tránh những rủi ro mà bệnh gây ra.

Trẻ nhỏ có nguy cơ viêm phế quản mãn tính cao
Trẻ nhỏ có nguy cơ viêm phế quản mãn tính cao

2. Triệu chứng của bệnh viêm phế quản mãn tính

Ở giai đoạn mãn tính, các triệu chứng của bệnh khá giống với biểu hiện của viêm phế quản chung, nhưng rõ ràng và nặng hơn. Các biểu hiện này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh và cần được điều trị ngay. 

Triệu chứng của bệnh viêm phế quản mãn tính được biểu hiệu như sau:

  • Ho và khạc đờm: Tình trạng này diễn ra trong thời gian rất dài, tới hơn 90 ngày trong một năm. Đờm nhầy có thể vàng, xanh, trong đôi khi có kèm máu. Ho có đờm hay xuất hiện nhiều vào sáng sớm.
  • Khó thở, thở gấp: Thông thường, khi bắt đầu ho là người bệnh sẽ cảm thấy khó thở. Nếu cả trong lúc nghỉ ngơi mà bệnh nhân cũng cảm thấy khó thở thì bệnh đã biến chứng thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD và phát triển thành khí phế thũng.

Ngoài ra, người bệnh cũng thể có các biểu hiện dưới đây:

  • Ớn lạnh.
  • Cơ thể luôn cảm thấy chán ăn, mệt mỏi.
  • Nghẹt mũi
  • Đau tức, khó chịu ở vùng ngực.
  • Đôi khi kèm theo sốt nhẹ.
  • Hơi thở hôi.
  • Khi bệnh chuyển nặng, da và môi người bệnh có thể chuyển sang màu xanh do thiếu oxy. Cơ thể bị phù ngoại biên, sưng ở mắt cá chân và chân do giảm lượng oxy trong máu.

Ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường kể trên, bạn cần chủ động đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để khám và điều trị theo chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.

>>> Xem thêm: Viêm phế quản co thắt và những thông tin liên quan

3. Nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính

Thông thường, sau khi mắc viêm phế quản cấp tính một thời gian mà người bệnh không điều trị sớm hoặc điều trị đúng cách, thì tình trạng bệnh sẽ chuyển biến xấu và bước sang giai đoạn mãn tính. 

Hoặc bệnh tái phát quá nhiều lần cũng khiến bạn mắc phải viêm phế quản giai đoạn mãn tính. Dưới đây là một số nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ bị viêm phế quản mãn tính:

  • Khói thuốc lá: Hơn 90% người mắc viêm phế quản mãn tính có tiền sử hút thuốc lá. Trong khói thuốc lá có một số chất làm tiêu diệt lông mao phổi. Những tổn thương tích tụ trong thời gian dài, bệnh sẽ tiến triển thành viêm phế quản mãn tính.
  • Sức đề kháng yếu: Những người này dễ bị virus tấn công gây bệnh. Trẻ nhỏ và người già là đối tượng hay bị viêm phế quản mãn tính.
  • Tiếp xúc với hóa chất: Người làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại như khí độc, khí công nghiệp, chất thải hóa học, môi trường ô nhiễm,...
  • Trào ngược dạ dày: Cơn ợ nóng do trào ngược dạ dày nếu bị lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây kích thích đến đường hô hấp, cũng có thể gây ra viêm phế quản mãn tính.
Khói thuốc lá
Khói thuốc lá

4. Biến chứng của bệnh viêm phế quản mãn tính

Khi đã mắc bệnh ở giai đoạn mãn tính, người bệnh không được chủ quan và coi thường. Bởi theo các chuyên gia, viêm phế quản mãn tính là bệnh lý hệ hô hấp rất nguy hiểm.

Nếu không điều trị đúng và kịp thời, người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

  • Khó thở, đôi khi tình trạng này trở lên nghiêm trọng, ảnh hưởng tính mạng.
  • Viêm phổi
  • Suy hô hấp
  • Tràn khí màng phổi, gây xẹp phổi.
  • Suy yếu tim
  • Khí phế thũng
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.
  • Nồng độ hồng cầu trong máu tăng cao bất thường.

5. Chẩn đoán bệnh viêm phế quản mãn tính

Đầu tiên, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng khai thác từ bệnh nhân và sử dụng ống nghe để nghe thật rõ phổi khi thở. Sau khi có kết luận sơ bộ, bác sĩ sẽ yêu cầu các kĩ thuật sau để chẩn đoán chính xác:

  • Chụp X - quang: Giúp xác định bệnh nhân có bị viêm phổi hay một tình trạng khác gây ra cơn ho không.
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm đờm: Giúp xác định bệnh nhân có vi khuẩn, virus hoặc một tác nhân nào đó hay không. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra để tìm các dấu hiệu dị ứng bằng xét nghiệm này.
  • Kiểm tra chức năng phổi: Xác định các dấu hiệu của bệnh hen suyễn hoặc bệnh khí phế thũng.

6. Phương pháp điều trị viêm phế quản mãn tính

Viêm phế quản mãn tính không khó để kiểm soát. Ngoài dùng thuốc để điều trị viêm phế quản mãn tính, người bệnh bắt buộc phải tuân thủ theo chế độ sinh hoạt kết hợp với tập luyện nghiêm ngặt.

Thuốc điều trị viêm phế quản: Những nhóm thuốc hay được kê cho bệnh nhân viêm phế quản mãn tính, bao gồm:

  • Thuốc long đờm: Kê cho những bệnh nhân có triệu chứng đờm đặc ngày càng nhiều, gây ngứa ngáy và khó chịu. 
  • Thuốc giãn phế quản: Đây là loại thuốc có tác dụng giúp người bệnh dễ thở hơn.
  • Thuốc kháng sinh: Được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu bội nhiễm
  • Thuốc kháng viêm: Thường dùng thuốc thuộc nhóm corticoid dạng uống, xông hoặc hít, một số trường hợp khác bác sĩ sẽ chỉ định tiêm.
Corticoid dạng hít - Thuốc điều trị viêm phế quản mãn tính
Corticoid dạng hít - Thuốc điều trị viêm phế quản mãn tính

Phục hồi chức năng: Đây là biện pháp giúp giảm tình trạng khó thở, phục hồi khả năng hô hấp bằng các phương pháp tập thể dục, tư vấn dinh dưỡng và chiến lược thở.

Các phương pháp và kỹ thuật thực hiện:

  • Kỹ thuật dẫn lưu tư thế
  • Tập thở
  • Vỗ lồng ngực
  • Rung lồng ngực

7. Chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản mãn tính

Một chế độ sống lành mạnh là tác nhân lớn giúp kiểm soát bệnh viêm phế quản mãn tính. Bạn cần lưu ý những điểm sau khi bị bệnh:

  • Đeo khẩu trang: Người mắc viêm phế quản mãn tính rất nhạy cảm đối với khói bụi, ô nhiễm và những chất kích thích. Do đó, luôn đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài là cách đơn giản nhất để tự bảo vệ sức khỏe của mình.
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với khói thuốc lá và các chất gây kích thích phổi.
  • Tăng cường các khẩu phần có rau xanh và trái cây nhằm nâng cao sức đề kháng của bạn thân.
  • Uống nhiều nước ấm: Nước ấm giúp loãng đờm. Đồng thời, bệnh nhân viêm phế quản mãn tính thường có biểu hiện sốt khiến cơ thể bị mất nước nên việc uống nhiều nước là điều cần thiết.
  • Uống mật ong pha với nước ấm hoặc trà gừng mỗi ngày. Đây đều là những dược liệu có tính kháng viêm tự nhiên rất có lợi cho bệnh viêm phế quản mạn tính.
Tăng cường rau xanh và trái cây
Tăng cường rau xanh và trái cây

Viêm phế quản mạn tính là bệnh lý hô hấp nguy hiểm. Vì thế, bạn hãy điều trị dứt điểm ngay từ giai đoạn viêm phế quản cấp tính và chủ động phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

Nếu bạn thấy bài viết hay thì đừng quên like và chia sẻ về tường để nhiều người khác được đọc nhé. Mọi câu hỏi của bạn liên quan đến các sản phẩm của Thiên Tri vui lòng gọi điện đến số điện thoại 0867 995 518  để được tư vấn ngay.

 

Xếp hạng: 5 (4 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Các tiêu chí lựa chọn siro ho cho bé
Lựa chọn loại siro an toàn, hiệu quả tốt giúp trẻ giảm ngay triệu chứng ho. Tìm hiểu thêm>>
Tất tật những điều bạn nên biết về bệnh Lao màng phổi
Lao màng phổi là một trong những bệnh lao ngoài phổi nguy hiểm. Tìm hiểu thêm>>>
Phác đồ điều trị lao hiệu quả nhất hiện nay
Cần điều trị bệnh kịp thời để bệnh không tiến triển nặng hơn và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Các triệu chứng lao phổi thường gặp
Triệu chứng của lao phổi có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác.
Những điều bạn cần biết về bệnh lao phổi
Lao phổi là một trong những tình trạng bệnh lao thường gặp nhất.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi