Tổng quan về viêm phế quản ở trẻ em

Viêm phế quản ở trẻ em là nhóm bệnh lý hô hấp thường gặp, nhất là ở những khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa như ở nước ta. Nắm rõ những thông tin bệnh học sau sẽ giúp các bậc phụ huynh nhận bệnh ngay từ dấu hiệu đầu và có biện pháp điều trị kịp thời.

Mục lục [ Ẩn ]
Viêm phế quản ở trẻ em
Viêm phế quản ở trẻ em

1. Tình trạng viêm phế quản ở trẻ em của nước ta

Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở niêm mạc đường dẫn khí hay còn gọi là niêm mạc phế quản và có thể lan rộng đến toàn bộ hệ thống cây phế quản.

Viêm phế quản ở trẻ em hay gặp ở lứa tuổi lớn trên 5 tuổi. Trẻ nhỏ thường không phân biệt chính xác được viêm phế quản cấp với viêm tiểu phế quản, viêm phế quản phổi nhất là những trẻ nhỏ hơn 2 tuổi.

2. Dấu hiệu trẻ bị viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh thường không rõ ràng nên khó nhận biết. Trẻ khi mắc bệnh thường có biểu hiện chán ăn, nôn ói, bỏ bú, khóc vì khó thở,… 

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em thường diễn biến phức tạp, triệu chứng bệnh sẽ thay đổi theo mức độ của bệnh vì vậy bố mẹ cần chú ý các giai đoạn tiến triển bệnh của con:

  • Giai đoạn đầu: Trẻ ho, sốt nhẹ, bỏ bú, chán ăn, sổ mũi kèm theo hắt hơi, quấy khóc.
  • Giai đoạn phát triển: Bắt đầu có triệu chứng sốt cao, xuất hiện hiện tượng trẻ thở khò khè, khó thở, có thể rối loạn tiêu hóa. Da trẻ có biểu hiện xanh xao, tím tái do khó thở, thiếu oxy.
  • Giai đoạn bệnh nặng: Tình trạng thở khò khè của con trở nên nặng hơn. Những triệu chứng nặng khác cũng xuất hiện như sốt cao trên 38 độ C, ho kéo dài, ho có đờm, chân tay yếu, mệt mỏi, đổ mồ hôi, môi khô, buồn nôn, nôn. 

Một vài trường hợp viêm phế quản thể nặng có thể có triệu chứng như:

  • Da dẻ trở lên tím tái
  • Tiêu chảy
  • Ngủ mê man, li bì.
  • Nặng hơn, trẻ có thể bị co giật và hôn mê.
Bé bỏ bú
Bé bỏ bú

3. Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phế quản

Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện là lý do khiến trẻ dễ bị viêm phế quản hơn người lớn. Khi đó vi khuẩn và virus dễ dàng xâm nhập, tấn công các bé gây nhiễm trùng đường hô hấp.

  • Virus: Đây là nguyên nhân chính gây viêm phế quản ở trẻ em. Có tới 60 - 70% trẻ bị viêm phế quản do virus gây bệnh. Trong đó chủ yếu là virus cúm và á cúm, virus hợp bào hô hấp (RSV), Rhinovirus, Adenovirus,…
  • Vi khuẩn: Các vi khuẩn hay gây viêm phế quản ở trẻ em là phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn,... 

Ngoài ra, một số loài nấm như pneumocystis carinii, nấm candida albicans và ký sinh trùng cũng có thể gây viêm phế quản ở trẻ.

Do nhiễm vi sinh vật là nguyên nhân chính gây bệnh cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý giữ gìn vệ sinh nơi ở, cũng như hạn chế đưa trẻ tới những nơi có nguồn bệnh lớn như bệnh viện, nhà trẻ có nhiều trẻ ốm,...

Ngoài những nguyên nhân trên, trẻ thuộc nhóm các đối tượng sau có nguy mắc viêm phế quản cao hơn hẳn so những bé khác:

  • Trẻ thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, khói thuốc,…
  • Trẻ nhỏ sống trong không gian chật chội, độ ẩm cao, nhiều ẩm mốc.
  • Có người thân trong gia đình có tiền sử hen suyễn.
  • Trẻ có tiền sử dị ứng đường hô hấp, ví dụ như dị ứng phấn hoa, lông động vật, hải sản,…
  • Trẻ béo phì, thừa cân.
  • Trẻ sinh non, suy giảm miễn dịch bẩm sinh.
  • ...

4. Viêm phế quản ở trẻ có gây nguy hiểm không?

Viêm phế quản ở trẻ em có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Nếu bệnh được phát hiện sớm, kết hợp với phương pháp điều trị đúng sẽ không gây ảnh hưởng gì đến trẻ. 

Ngược lại, trường hợp bé bị viêm phế quản nặng, cha mẹ không phát hiện sớm sẽ khiến bệnh tiến triển đến giai đoạn nguy hiểm. Nếu kèm theo chữa trị sai cách thì sẽ gia tăng nguy cơ biến chứng. 

Một số biến chứng không mong muốn mà trẻ có thể gặp phải như:

  • Viêm phổi: Viêm phế quản kéo dài do không được điều trị kịp thời sẽ lan sang các vùng xung quanh, trong đó có phổi.
  • Hen phế quản: Tình trạng này xảy ra khi ổ viêm ở phế quản không được điều trị dứt điểm, lặp đi lặp lại nhiều lần khiến ống phế quản tăng độ mẫn cảm với yếu tố dị nguyên.
  • Suy hô hấp: Do niêm mạc phế quản bị phù nề, dịch hô hấp tiết nhiều gây tắc hẹp ống thở.
  • Tràn dịch phổi và gây tử vong.

Một phút lơ là của phụ huynh, con trẻ sẽ gặp hậu quả nặng nề. Vì vậy, cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan khi con mình bị viêm phế quản.

Biến chứng suy hô hấp
Biến chứng suy hô hấp

5. Phương pháp chẩn đoán viêm phế quản

Khi trẻ có triệu chứng viêm phế quản, ba mẹ nên đưa con đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán sớm và điều trị bệnh kịp thời, tránh xảy ra biến chứng.

Thông thường, bác sĩ chuyên khoa có thể chẩn đoán tình trạng của trẻ thông qua tiền sử bệnh và khám thực thể:

  • Biểu hiện lâm sàng: Các triệu chứng khởi phát và toàn phát của trẻ như: sốt, ho, nghe phổi có ran ẩm to hạt, ran ngáy, ran rít.
  • X - quang phổi: Trên hình ảnh X Quang phổi hội chứng phế quản, hình ảnh nốt, đám mờ hoặc phim phổi bình thường.
  • Xét nghiệm máu: Cho thấy bạch cầu tăng trong đó đa nhân trung tính chiếm ưu thế. Nồng độ CRP tăng hoặc không còn phụ thuộc tác nhân gây bệnh.
  • Các xét nghiệm vi sinh: Để tìm thấy nguyên nhân gây bệnh. Mẫu bệnh phẩm có thể là đờm, dịch mũi họng, dịch rửa phế quản của trẻ.

6. Các phương pháp điều trị viêm phế quản ở trẻ em

Viêm phế quản ở trẻ em không phải bệnh khó chữa, dựa vào tình trạng bệnh của mỗi trẻ bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp.

6.1. Nguyên tắc điều trị 

Đầu tiên ngay khi phát hiện trẻ bị viêm phế quản, cha mẹ cần giữ ấm cho con và đưa bé tới các trung tâm y tế để được tư vấn chữa bệnh.

Điều trị cần điều trị nguyên nhân kết hợp với các triệu chứng của bệnh.

  • Kháng sinh: Nếu nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn hoặc trẻ có dấu hiệu nhiễm khuẩn như môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi, đờm vàng, xanh,... Một số kháng sinh hay được sử dụng là Penicillin, Cefuroxime, Ceftibuten, Amoxicillin, Erythromycin, Azithromycin,...
  • Các căn nguyên khác như ký sinh trùng hay nấm thì dùng thuốc theo từng nguyên nhân.
  • Nếu viêm phế quản do virus gây ra thì điều trị triệu chứng, không cần uống kháng sinh.
  • Điều trị các triệu chứng của bệnh như trẻ sốt cao thì dùng hạ sốt; ho nhiều gây đau ngực, mất ngủ nhiều có thể dùng các loại thuốc long đờm, kháng histamin, thuốc giãn phế quản.
Dùng thuốc kháng sinh nếu bị nhiễm khuẩn
Dùng thuốc kháng sinh nếu bị nhiễm khuẩn

6.2. Một vài biện pháp điều trị tại nhà

Ngoài thuốc Tây, ba mẹ có thể tham khảo những liệu pháp dân giã để ngăn bệnh viêm phế quản tiến triển.

  • Dùng mật ong: Mật ong giúp làm dịu cơn ho rất tốt, hơn nữa còn có đặc tính kháng virus, kháng khuẩn giúp loại bỏ tác nhân gây bệnh. Có thể cho con uống mật ong trực tiếp hoặc pha với nước ấm. Chú ý chỉ áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi.
  • Gừng: Gừng có công dụng kháng khuẩn, chống dị ứng, chống co thắt cơ trơn, kháng histamin, chống viêm và giảm ho. Dược liệu này có tác dụng tốt với trẻ bị viêm phế quản. Mỗi ngày, trẻ có thể dùng 4 - 8g gừng tươi.
  • Tỏi: Tỏi có tính ấm, vị cay, trong tỏi có chứa kháng sinh tự nhiên giúp ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Dùng tỏi với mật ong hoặc tỏi kết hợp cùng gừng và đường phèn.
  • Rau diếp cá: Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, kháng vi khuẩn, virus. Rau diếp cá dùng riêng hay kết hợp với các vị thuốc đông y khác đều có công dụng điều trị và làm giảm các triệu chứng bệnh viêm phế quản.

7. Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản

Khi con bị viêm phế quản, cha mẹ cần lưu ý các vấn đề sau để tránh cho bệnh trở nặng:

  • Vệ sinh mũi cho trẻ: Dùng nước muối sinh lý NaCl 0.9% để làm sạch mũi cho trẻ nhiều lần mỗi ngày.
  • Giữ ấm cơ thể cho con, tránh để viêm phế quản tiến triển sang viêm phổi.
  • Chườm ấm toàn thân giúp trẻ hạ sốt, theo dõi nhiệt độ cơ thể bé thường xuyên, đặc biệt là ban đêm. Khi bé sốt cao trên 38.5 độ C phải cho uống thuốc hạ sốt ngay.
  • Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh: Nguyên nhân chủ yếu gây viêm phế quản là virus, kháng sinh không có hiệu quả với virus. Cha mẹ không tự ý cho trẻ sử dụng kháng sinh để tránh hệ lụy sức khỏe sau này. 
  • Cho trẻ uống nhiều nước: Uống đủ nước vừa giúp giảm tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp, lại giúp hạ sốt.

Trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì?

Với trẻ đang bệnh, một chế độ ăn giàu protein sẽ cung cấp cho bé nhiều năng lượng giúp phục hồi tình trạng bệnh và tăng cường hệ miễn dịch. Những thực phẩm bé bị viêm phế quản nên ăn là: Thịt gia cầm, thịt lợn, trứng, cá, đậu và pho mát,… 

Bữa ăn nhiều dinh dưỡng
Bữa ăn nhiều dinh dưỡng

Có thể bổ sung thêm các loại dầu thực vật, bơ vào bữa ăn hàng ngày của bé. Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý các điểm sau khi chế biến món ăn cho con:

  • Nên cho trẻ ăn nhạt, bởi thức ăn nhiều muối có thể gia tăng triệu chứng viêm.
  • Nên cho con ăn thức ăn lỏng như canh hầm, súp, cháo.
  • Cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin như A, C, E,... giúp khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng cho trẻ.

Như vậy, điều trị viêm phế quản ở trẻ em là không quá khó khăn, quan trọng nhất là theo dõi và chăm sóc đúng cách để bệnh của con không diễn tiến nhanh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Hy vọng những thông tin về viêm phế quản ở trẻ em được trình bày trong bài viết này giúp ích được cho bạn. Nếu thấy bài viết hay, bạn tiếc một like và chia sẻ về tường nhà mình để ủng hộ đội ngũ chuyên gia chúng tôi.

Mọi câu hỏi của bạn liên quan đến các sản phẩm của Thiên Tri vui lòng gọi điện đến số điện thoại 0867 995 518 để được tư vấn ngay.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Các tiêu chí lựa chọn siro ho cho bé
Lựa chọn loại siro an toàn, hiệu quả tốt giúp trẻ giảm ngay triệu chứng ho. Tìm hiểu thêm>>
Tất tật những điều bạn nên biết về bệnh Lao màng phổi
Lao màng phổi là một trong những bệnh lao ngoài phổi nguy hiểm. Tìm hiểu thêm>>>
Phác đồ điều trị lao hiệu quả nhất hiện nay
Cần điều trị bệnh kịp thời để bệnh không tiến triển nặng hơn và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Các triệu chứng lao phổi thường gặp
Triệu chứng của lao phổi có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác.
Những điều bạn cần biết về bệnh lao phổi
Lao phổi là một trong những tình trạng bệnh lao thường gặp nhất.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi