Các cách trị sổ mũi cho bé mà cha mẹ nên biết

Trị sổ mũi cho bé luôn là tiêu đề được nhiều ông bố, bà mẹ quan tâm. Vậy đâu là cách trị sổ mũi hiệu quả nhất hiện nay? Bạn đọc hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu nhé!

Trị sổ mũi cho bé
Trị sổ mũi cho bé

1. Trị sổ mũi cho bé theo phương pháp dân gian

Trị sổ mũi cho bé bằng phương pháp dân gian khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả tích cực. Mẹ có thể sử dụng tỏi, lá hẹ và một số nguyên liệu có sẵn trong gian bếp để trị trẻ bị sổ mũi theo hướng dẫn dưới đây.

1.1. Trị sổ mũi cho bé bằng lá hẹ

Theo Đông y, lá hẹ có vị chua, cay nhẹ, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm. Đặc biệt, thành phần kháng sinh được tìm thấy trong lá hẹ còn giúp ức chế hoạt động của vi rút, vi khuẩn gây bệnh viêm mũi họng, cảm cúm, từ đó giúp làm giảm triệu chứng sổ mũi cho bé.

Mẹ có thể tham khảo bài thuốc từ lá hẹ sau để trị sổ mũi cho bé thay vì sử dụng thuốc tây.

Bài thuốc 1: Lá hẹ kết hợp với chanh và nghệ tươi

  • Chuẩn bị: 10g lá hẹ, 20g củ nghệ và 1 quả chanh tươi. 
  • Hẹ cắt khúc ngắn, chanh tươi thái thành nhiều lát mỏng và nghệ đem nướng chín, cạo vỏ rồi giã nát. 
  • Cho tất cả các nguyên liệu trên vào trong một chén sạch, sau đó thêm 4 muỗng nước lọc và đem đi hấp cách thủy 15 - 20 phút.
  • Mẹ cho bé uống sau các bữa ăn chính khoảng 15 phút, mỗi lần 2 muỗng. Tùy theo con sổ mũi nặng hay nhẹ mà sau khoảng 5 - 7 ngày tình trạng bệnh của bé có thể dứt hẳn.

Bài thuốc 2: Lá hẹ hấp mật ong

  • Chuẩn bị: 100g lá hẹ tươi, mật ong nguyên chất và 1 tô sành sạch.
  • Lá hẹ đem rửa sạch và cắt khúc ngắn cỡ 2cm.
  • Cho lá hẹ đã cắt khúc vào tô sành và đổ mật ong cho tới ngập mặt lá hẹ.
  • Hấp cách thủy hỗn hợp khoảng 30 phút là dùng được.
  • Lá hẹ đã chín sẽ tiết ra nhiều nước. Mẹ chắt nước cho bé dùng, mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần từ  2 - 3 thìa. Nếu trẻ có thể ăn được cả lá hẹ thì sẽ hiệu quả nhanh hơn.
Lá hẹ hấp mật ong
Lá hẹ hấp mật ong

Bài thuốc 3: Lá hẹ kết hợp hoa đu đủ đực và hoa khế

  • Chuẩn bị: Lá hẹ, hoa khế và hoa đu đủ đực với lượng bằng nhau, đường phèn.
  • Đem cả 3 nguyên liệu đi rửa sạch và hấp chung với đường phèn ít nhất 15 phút. 
  • Để thuốc nguội bớt là có thể sử dụng. Dùng thìa dằm nát các nguyên liệu trong chén thuốc và cho bé ăn 3 lần/ngày x 1 thìa cafe/lần. Dùng liên tục sau vài ngày sẽ thấy kết quả.

1.2. Trị sổ mũi cho bé bằng tỏi

Trong số những bài thuốc trị sổ mũi cho bé bằng thảo dược thì bài thuốc sử dụng tỏi rất được ưa chuộng. Loại gia vị này rất hiệu quả trong việc trị sổ mũi cho bé nhờ chứa hoạt chất allicin có tác dụng giảm viêm, diệt khuẩn. 

Ngoài ra, tỏi còn giúp cải thiện hệ miễn dịch và ngăn ngừa cảm lạnh, cảm cúm cho bé. Một số bài thuốc trị sổ mũi cho bé từ tỏi như sau:

Bài thuốc 1: Xông mũi bằng tỏi

  • Chuẩn bị: Tỏi và một lọ thủy tinh sạch.
  • Tỏi bóc vỏ và giã nát, sau đó cho vào một cái lọ thủy tinh. 
  • Đổ nước sôi tới ngập bình và đợi khoảng 3 phút. Cho bé ngửi hơi nước bốc lên thông qua một cái phễu.

Bài thuốc 2: Uống nước tỏi, chanh và cà chua

  • Chuẩn bị: Cà chua tươi, tỏi, chanh tươi, muối.
  • Đem cà chua đi ép lấy 1 cốc nước. Tỏi bóc vỏ và băm nhỏ. Chanh vắt lấy nước cốt.
  • Nước cà chua đem đun sôi, sau đó thêm vào 1 thìa cafe tỏi băm và 1 thìa cafe nước cốt chanh, cùng với một ít muối ăn. Đảo đều, đun sôi hỗn hợp khoảng 3 phút. 
  • Đổ hỗn hợp ra ly, để nguội bớt, chia 2 lần cho bé uống hết trong ngày.

Bài thuốc 3: Tỏi và húng quế

  • Chuẩn bị: Tỏi và 15 lá húng quế.
  • Đem ½ củ tỏi nướng chín, bỏ vỏ rồi giã nát với 15 lá húng quế. 
  • Thêm vào hỗn hợp trên 4 thìa cà phê nước sôi, sau đó khuấy đều cho các chất tan hết trong nước. 
  • Vắt nước cốt cho bé uống, chia làm 2 lần/ngày, dùng liên tục 1 tuần liền.
Tỏi trị sổ mũi
Tỏi trị sổ mũi

    1.3. Trị sổ mũi cho bé bằng gừng

    Ngoài tác dụng giúp giữ ấm cơ thể, gừng còn giúp kích thích lưu thông máu, giảm viêm nhiễm ở vùng mũi xoang, từ đó khắc phục chứng sổ mũi khó chịu cho bé.

    Bài thuốc 1: Ngâm chân hoặc tắm bằng nước gừng

    Mẹ có thể thêm một chút nước cốt gừng vào trong nước tắm của bé, hoặc nấu nước gừng cho trẻ ngâm chân mỗi tối trước khi đi ngủ. Điều này không những giúp con bớt sổ mũi, mà còn giúp bé ngủ ngon hơn vào ban đêm.

    Bài thuốc 2: Uống nước gừng ấm

    • Lấy một nhánh gừng đem đi rửa sạch, giã nát, sau đó nấu với 200mL nước trong 5 phút. 
    • Để nước gừng nguội bớt, cho bé uống khi còn ấm, uống từ 2 - 3 lần/ngày sau khi ăn khoảng 30 phút.

    1.4. Trị sổ mũi cho bé bằng lá tía tô

    Trong Y học cổ truyền, lá tía tô là một loại dược liệu có tính ấm, vị cay, quy vào các kinh tâm, tỳ, phế. Vị thuốc này có tác dụng trị ho khan, ho có đờm, nghẹt mũi, sổ mũi,... ở cả người lớn và cả trẻ em.

    Mẹ có thể trị sổ mũi cho bé bằng cách cho bé xông lá toàn thân. Hơi nước bốc lên sẽ mang theo các hoạt chất chống khuẩn, kháng viêm có trong lá tía tô sẽ đi vào xoang mũi và đường hô hấp, giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, giảm sưng viêm và khắc phục tình trạng sổ mũi. :

    • Dùng toàn thân cây tía tô, rửa sạch và nấu với 1L nước. Đổ nước ra tô, sau đó cho bé lại gần để xông. 
    • Áp dụng cách này 2 ngày/lần cho đến khi trẻ hết sổ mũi.
    Trị sổ mũi cho bé bằng lá tía tô
    Trị sổ mũi cho bé bằng lá tía tô

    1.5. Trị sổ mũi cho bé bằng chanh và mật ong

    Chanh có hàm lượng vitamin C cao và nhiều loại vitamin, khoáng chất có tác dụng cải thiện sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa nhiễm trùng xoang mũi, giảm sổ mũi ở trẻ.

    Thêm vào đó, mật ong được kết hợp chung với chanh sẽ bổ sung nhiều năng lượng, làm tăng công dụng kháng khuẩn, giúp trẻ bớt mệt mỏi trong những ngày bị bệnh.

    Cách tiến hành:

    • Vắt 1/2 quả chanh lấy nước cốt, đem pha cùng 100mL nước ấm và 2 thìa mật ong nguyên chất.
    • Cho bé uống hỗn hợp này 3 lần/ngày.

    1.6. Trị sổ mũi cho bé bằng hoa hồng bạch

    Hoa hồng bạch có tính ấm, tác dụng hoạt huyết, giảm viêm, tiêu thũng, bổ phế. Chúng được dùng để chưng hấp cùng đường phèn để trị sổ mũi cho bé. Cách làm:

    • Chuẩn bị: 15g cánh hoa hồng bạch, đường phèn.
    • Cho hoa hồng bạch vào chén sứ và rải lên trên mặt một muỗng đường phèn, sau đó đem chưng hấp cách thủy. 
    • Cho bé uống 3 lần/ngày.

    2. Trị sổ mũi cho bé bằng thuốc Tây

    Ở một số trường hợp bệnh nặng, ba mẹ nên cho trẻ sử dụng thuốc Tây để giảm triệu chứng nhanh chóng thay vì sử dụng các bài thuốc dân gian. Theo kinh nghiệm từ các chuyên gia, một số loại thuốc có thể dùng cho trẻ bị sổ mũi như:

    2.1. Thuốc kháng histamin

    Thông thường, khi trẻ ho, sổ mũi thì sẽ được cho sử dụng các thuốc kháng histamin dạng nước hoặc siro để chống dị ứng và làm dịu, giảm triệu chứng phù nề hiệu quả.

    Một số thuốc thuộc nhóm kháng Histamin hay được sử dụng như:

    • Thuốc kháng histamin thế hệ 1: Chlorpheniramine, Theralene, Toplexil, Dexclorpheniramin,...
    • Thuốc kháng histamin thế hệ 2: Loratadin, Desloratadine, Cetirizine, Levocetirizine, Fexofenadine,...

    Tuy mang lại tác dụng nhanh, nhưng nhóm thuốc này lại gây tác dụng phụ như gây buồn ngủ. Ba mẹ không được lạm dụng điều này để giúp bé ngủ ngoan và ngủ lâu hơn vì rất có hại cho sức khỏe của trẻ. 

    Ngoài ra, nhóm thuốc này còn được khuyến cáo là không sử dụng dài ngày ở trẻ em và không dùng cho các bé bị ho có đờm, hay mắc các bệnh lý hen suyễn, viêm đường hô hấp dưới.

    Thuốc kháng histamin trị sổ mũi
    Thuốc kháng histamin trị sổ mũi

    2.2. Thuốc kháng sinh

    Trong một số trường hợp đặc biệt, khi trẻ bị ho, sổ mũi do nguyên nhân vi khuẩn hay tình trạng sổ mũi mà có dấu hiệu nhiễm khuẩn thì mới cho trẻ dùng kháng sinh. Tuyệt đối không được lạm dụng kháng sinh bừa bãi.

    Tác dụng phụ hay gặp khi dùng kháng sinh là tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa. Do đó, ba mẹ nên cho bé uống thuốc sau khi con đã ăn no và nên cho con uống kèm với men vi sinh.

    Một số thương hiệu thuốc kháng sinh nổi tiếng hay được sử dụng cho trẻ em như: Cefaclor, Zinnat, Augmentin, Claminat.

    Một số loại kháng sinh không được dùng cho trẻ vì tác dụng phụ ảnh hưởng tới quá trình phát triển sau này của trẻ như Quinolon, Cloramphenicol, Tetracyclin, Fluoroquinolon,....

    2.3. Các loại thuốc hạ sốt, giảm đau

    Thành phần hạ sốt, giảm đau được sử dụng khi trẻ sổ mũi có kèm triệu chứng sốt. Thuốc thường được sử dụng là paracetamol. 

    Ở liều thông thường, paracetamol ít gây tác dụng phụ và có khả năng dung nạp tốt. Tuy nhiên, khi sử dụng quá liều paracetamol thì có thể gây tác dụng phụ như nôn, đau bụng và gây độc cho gan.

    Vì vậy, ba mẹ cần lưu ý khi sử dụng các loại thuốc này để điều trị bệnh cho trẻ, tuyệt đối tuân thủ đúng liều dùng và thời gian dùng thuốc.

    2.4 Thuốc kháng viêm chứa Glucocorticoid (corticoid)

    Công dụng chính của thuốc nhỏ/xịt mũi có glucocorticoid (corticoid) là giúp giảm tình trạng viêm của niêm mạc mũi, từ đó giúp giảm sổ mũi, nghẹt mũi. 

    Thuốc được dùng để điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ em (thường là trên 2 tuổi). Có 2 thế hệ thường dùng trong thuốc xịt mũi:

    • Thế hệ 1: Beclomethasone, Triamcinolone, Flunisolide,...
    • Thế hệ 2: Fluticasone, Mometasone,...

    Thuốc nhỏ/xịt mũi có glucocorticoid chủ yếu cho tác dụng tại chỗ. Tuy nhiên, chúng gây ra nhiều tác dụng phụ như:

    • Tác dụng phụ tại chỗ: Kích ứng niêm mạc mũi, chảy máu cam, làm khô và teo niêm mạc mũi,...
    • Tác dụng phụ toàn thân: Gây loãng xương, tăng nhãn áp hay đục thủy tinh thể ở mắt,....
    Sử dụng corticoid nhằm giảm viêm
    Sử dụng corticoid nhằm giảm viêm

    2.5. Thuốc có tác dụng co mạch

    Các thuốc có tác dụng co mạch làm giảm lưu lượng máu và làm giảm sung huyết mũi, từ đó làm giảm tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi ở trẻ. Tuy nhiên, loại thuốc này lại gây ra nhiều tác dụng phụ như co mạch toàn thân, tím tái, vã mồ hôi, tăng huyết áp, chóng mặt,.. 

    Một số hoạt chất co mạch hay được sử dụng là ephedrin, pseudoephedrin, phenylpropanolamine,....

    3. Cách chăm sóc mũi cho bé tại nhà

    Thực tế tình trạng nghẹt mũi ở trẻ không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không biết cách chăm sóc lâu dần có thể sinh ra nhiều các căn bệnh cho trẻ khác. Ba mẹ có thể chăm sóc mũi cho bé tại nhà như sau:

    3.1. Nhỏ nước muối sinh lý

    Nhỏ nước muối sinh lý giúp thông mũi, đào thải dịch nhầy, làm sạch và sát khuẩn mũi hiệu quả. 

    Các mẹ nên nhỏ mũi cho con từ 3 - 5 lần/ngày, và chỉ nên nhỏ tối đa 4 ngày liên tiếp bởi dùng nước muối sinh lý trong thời gian dài dễ gây khô mũi và làm mũi trẻ trở nên nhạy cảm hơn. 

    Tư thế nhỏ nước muối cho bé đúng chuẩn là để trẻ nằm ngửa và nhỏ mỗi bên mũi một vài giọt, sau một vài phút mẹ lau sạch nước muối bị thừa chảy ra ngoài.

    3.2. Dùng bóng hút mũi

    Nếu trẻ bị nghẹt mũi lâu ngày và có nhiều dịch nhầy trong mũi thì phụ huynh nên mua dụng cụ hút mũi cho trẻ. 

    Đầu tiên, ba mẹ cho nước muối sinh lý vào để làm loãng dịch nhầy, sau đó dùng bóng hút để hút dịch nhầy từ mũi ra. Lau sạch đầu ống hút rồi tiếp tục với bên mũi còn lại. 

    Cha mẹ lưu ý, sau khi hút mũi xong, cần vệ sinh sạch sẽ lại mũi cho trẻ. Với dụng cụ hút mũi phải vệ sinh bằng xà bông và rửa qua nước sôi. Ba mẹ chỉ nên hút mũi cho bé 1 - 3 lần/ ngày, vì nếu hút mũi nhiều sẽ dễ gây kích ứng mũi.

    Hút mũi tại nhà cho bé
    Hút mũi tại nhà cho bé

    2.3. Mát xa cánh mũi

    Mát xa cánh mũi nên được áp dụng sau khi nhỏ nước muối sinh lý. Ba mẹ dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ chà nhẹ vào 2 bên cánh mũi của trẻ.

    Thực hiện mát xa mũi nhiều lần trong ngày sẽ giúp đường thở của bé được lưu thông dễ dàng hơn và giúp giảm các biểu hiện ngạt mũi ở trẻ sơ sinh.

    2.4. Xông hơi

    Biện pháp xông hơi có tác dụng làm loãng dịch nhầy, làm ấm mũi và giảm tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh. 

    Ba mẹ xông hơi mũi cho bé bằng cách xả nước nóng vào chậu, rồi cho trẻ ngồi xông. Nhưng phụ huynh cần chú ý không để trẻ chạm vào nước vì dễ bị bỏng.

    2.5. Nâng cao đầu khi ngủ

    Nâng cao đầu cho trẻ  bằng cách nâng cao cũi, đệm, giường hoặc kê gối dưới đầu cũng có tác dụng giúp trẻ dễ thở, ngủ ngon giấc hơn.

    2.6 Chạy máy giữ ẩm không khí

    Biện pháp này giúp giảm khô rát niêm mạc mũi và giúp lỗ mũi thoáng mái hơn. Nên sử dụng máy giữ ẩm không khí vào mùa đông khi không khí khô hanh hoặc khi trẻ nằm điều hòa mùa hè.

    4. Lưu ý khi điều trị sổ mũi cho bé

    Khi điều trị sổ mũi cho bé, ba mẹ cần lưu ý những điểm sau:

    • Không nhỏ nước tỏi ép trực tiếp vào mũi bé vì tỏi có tính nóng và cay có thể gây phù nề, nóng rát và làm bỏng niêm mạc mũi của trẻ. 
    • Hạn chế rửa mũi cho bé nhiều lần, bởi việc làm này không những gây mất lượng chất nhầy tự nhiên có tác dụng tạo độ ẩm, ngăn chặn bụi bẩn, khiến trẻ bị khô mũi mà còn gây tổn thương niêm mạc mũi trẻ. 
    • Không dùng miệng để hút mũi cho bé. Đây là cách không đảm bảo vệ sinh, dễ lây mầm bệnh từ miệng của bố mẹ sang cho bé. 
    • Khi sử dụng dụng cụ hút mũi hay dùng xilanh phải thực hiện thật nhẹ nhàng và không nên chọc ống hút sâu vào mũi trẻ vì có thể gây xước, phù nề niêm mạc. 
    • Không được lạm dụng thuốc nhỏ mũi chứa corticoid. Bởi loại thuốc này gây ra một số biến chứng nguy hiểm như gây phù, loãng xương, tăng đường huyết,...

    Trên đây là những thông tin tổng hợp nhất về những cách trị sổ mũi cho bé mà ba mẹ nên biết. Bạn đừng quên like và chia sẻ cho nhiều người khác cùng biết nhé.

    Mọi câu hỏi của bạn có liên quan đến Thiên Tri vui lòng gọi điện đến hotline 0867 995 518 để được tư vấn ngay.

    sổ mũi
    Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)
    • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
    • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

      Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

       

    Bài viết khác

    Các tiêu chí lựa chọn siro ho cho bé
    Lựa chọn loại siro an toàn, hiệu quả tốt giúp trẻ giảm ngay triệu chứng ho. Tìm hiểu thêm>>
    Tất tật những điều bạn nên biết về bệnh Lao màng phổi
    Lao màng phổi là một trong những bệnh lao ngoài phổi nguy hiểm. Tìm hiểu thêm>>>
    Phác đồ điều trị lao hiệu quả nhất hiện nay
    Cần điều trị bệnh kịp thời để bệnh không tiến triển nặng hơn và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
    Các triệu chứng lao phổi thường gặp
    Triệu chứng của lao phổi có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác.
    Những điều bạn cần biết về bệnh lao phổi
    Lao phổi là một trong những tình trạng bệnh lao thường gặp nhất.

    Bình luận

    Kết nối với Thiên Tri

    Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi