Tình trạng trẻ bị sổ mũi và những lưu ý bạn nên biết

Sổ mũi là tình trạng thường xuyên gặp ở trẻ. Trẻ bị sổ mũi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân khiến con mình bị sổ mũi là gì. Để giải đáp hết những thắc mắc này thì mời các bậc phụ huynh tham khảo bài viết sau để có cái nhìn tổng quát hơn về tình trạng chảy nước mũi ở trẻ nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Trẻ bị sổ mũi là tình trạng thường xuyên và phổ biến
Trẻ bị sổ mũi là tình trạng thường xuyên và phổ biến

1. Hiện tượng chảy nước mũi ở trẻ

Hiện tượng trẻ bị sổ mũi là tình trạng phổ biến và dễ gặp phải ở hầu hết tất cả các trẻ trong quá trình lớn và phát triển.

Mũi là một trong những bộ phận quan trọng của hệ hô hấp và có mối quan hệ mật thiết với nhiều bộ phận khác như tai, họng. Nó là bộ phận đóng vai trò cửa ngõ ra vào của không khí. 

Thông thường bên trong mũi sẽ được bao bọc bởi một lớp niêm mạc cùng một lớp chất nhầy, chúng đảm nhiệm chức năng ngăn cản các bụi bẩn, vi khuẩn đi vào đường hô hấp - những nguyên nhân gây nên nhiều bệnh khác nhau ở mũi và đường hô hấp.

khi các bộ phận biểu mô nằm trong mũi chịu một sự kích thích nào đó sẽ khiến cho lớp biểu mô này tăng cường tiết chất nhầy từ đó tạo nên hiện tượng chảy nước mũi ở trẻ. Khi bị chảy nước mũi trẻ sẽ cảm thấy khó chịu do chất nhầy sẽ khiến cho quá trình hô hấp của bé bị gặp khó khăn.

Không chỉ vậy, trong một vài trường hợp trẻ bị sổ mũi kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khó lường như: viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm tai giữa,...

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị chảy nước mũi

Trẻ nhỏ thường có sức đề kháng rất yếu đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi đây là hai nhóm trẻ thường xuyên mắc các bệnh về đường hô hấp do sức đề kháng phát triển chưa hoàn toàn. 

Hầu hết các bệnh liên quan đến đường hô hấp đều khiến trẻ xuất hiện tình trạng hắt hơi sổ mũi. Nhiều bậc phụ huynh vẫn cho nó là bình thường nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì có thể để lại nhiều biến chứng cho trẻ sau này.

Vì vậy để tìm được phương pháp điều trị cho trẻ thì các bậc phụ huynh cần biết được nguyên nhân gây chảy nước mũi của bé con nhà mình là gì. Sau đây là một số nguyên nhân chính khiến trẻ bị sổ mũi.

Nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi
Nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi

2.1. Không khí khô

Không khí quanh môi trường sinh hoạt của trẻ không đủ độ ẩm, khô là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi. 

Vì niêm mạc mũi của hầu hết các bé đều rất nhạy cảm với không khí khô. Môi trường khô, thiếu độ ẩm làm khô chất tiết mũi ở trẻ, khiến trẻ bị khó chịu và trẻ sẽ xuất hiện tình trạng khịt và ngứa mũi.

2.2. Chất gây dị ứng

Nhưng đã nêu ở trên, niêm mạc mũi của trẻ rất nhạy cảm đặc biệt là với gió, bụi, khói hóa học, khói thuốc lá,... đây đều là những nguyên nhân có thể khiến niêm mạc mũi của trẻ bị kích ứng và làm trẻ bị sổ mũi.

Khi niêm mạc mũi của trẻ bị kích ứng sẽ khiến trẻ xuất hiện các triệu chứng như thở khò khè, chảy nước mũi trong, hắt hơi,... 

2.3. Cảm lạnh và cảm cúm

Cảm lạnh và cảm cúm là hai tình trạng sức khỏe dễ gặp ở trẻ do sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện chỉ cần thay đổi thời tiết là trẻ có thể bị cảm lạnh hoặc cảm cúm ngay lập tức.

Khi trẻ bị cảm, đây là điều kiện thuận lợi cho các loại virus xâm nhập vào cơ thể của bé. Một trong số những loại virus đó có những loại có thể lây truyền từ người qua người theo đường không khí hay qua tiếp xúc tay - mũi. Vì vậy, khi trẻ của bạn không mắc bệnh nhưng lại tiếp xúc với những trẻ bị bệnh khác thì cũng có thể mắc bệnh sau đó.

Cảm lạnh và cảm cúm đều khiến trẻ bị sổ mũi dai dẳng cho đến khi bệnh chấm dứt hoàn toàn, nhiều bé còn có nước mũi đặc khi bệnh trở nặng và nước mũi nhiều khiến trẻ bị khó thở và ho nhiều hơn. Trong nhiều trường hợp cảm lạnh còn khiến trẻ bị nhiễm khuẩn thứ phát và dẫn đến viêm tai giữa và viêm xoang.

Bên cạnh đó, cảm lạnh và cảm cúm ngoài việc khiến trẻ bị sổ mũi thì trẻ còn có thể một hoặc một số triệu chứng như: sốt, khàn giọng, đau đầu, hắt hơi,...

Cảm lạnh và cảm cúm là hai nguyên nhân khiến trẻ dễ bị sổ mũi
Cảm lạnh và cảm cúm là hai nguyên nhân khiến trẻ dễ bị sổ mũi

2.4. Dị ứng

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng như nấm mốc, phấn hoa, bụi, lông chó mèo, các chất gây dị ứng có trong sữa, thực phẩm hoặc thuốc men,... đây đều làm những lý do làm trẻ bị dị ứng, đặc biệt là với những trẻ nhạy cảm.

Khi bị dị ứng, phản ứng đầu tiên của trẻ luôn là hắt hơi, sổ mũi, nặng hơn trẻ còn có thể xuất hiện các triệu chứng như khó thở, ngứa, nổi mẩn,...

Nếu các nguyên nhân gây dị ứng không bị loại bỏ thì trẻ có thể bị sổ mũi hay các triệu chứng khác đều có thể bị kéo dài hàng tháng.

2.5. Amygdales hoặc VA sưng to

Amygdales hoặc VA đều giúp cơ thể phòng chống tình trạng nhiễm trùng bằng cách lọc vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể qua mũi và họng, chúng khiến cơ thể sản sinh ra các kháng thể giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.

Khi Amygdales và VA bị sưng to có thể khiến trẻ bị sổ mũi, ngoài ra trẻ còn xuất hiện các triệu chứng khác như ngẹt mũi, thở khò khè, ngáy khi ngủ. Nghiêm trọng hơn khi Amygdales và VA sưng to nếu không điều trị kịp thời thì trẻ có thể bị viêm tai giữa.

2.6. Mắc dị vật ở mũi

Mắc dị vật ở mũi là tình trạng nguy hiểm ở trẻ, nếu bố mẹ không để ý trẻ có thể tự làm mình mắc các dị vật ở mũi như: hạt ngô, lúa, sỏi, nút áo, đồ chơi,... Khi trẻ bị mắc các dị vật thì dấu hiệu ở trẻ là sổ mũi với nước mũi màu xanh hoặc vàng đôi khi kèm theo máu, mũi có thể sưng to lên và gây đau ngay cả khi không chạm vào.

Mắc dị vật có thể khiến trẻ bị chảy nước mũi

Bên cạnh những nguyên nhân trên, vẫn còn rất nhiều lý do khác khiến trẻ bị sổ mũi. Dù chỉ là một dấu hiệu bình thường nhưng nó có thể gây nên nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sau này. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý, không nên chủ quan khi thấy trẻ bị sổ mũi và có phương pháp xử lý kịp thời.

3. Phương pháp điều trị khi trẻ bị sổ mũi

Khi trẻ bị sổ mũi, bố mẹ cần có biện pháp can thiệp sớm để giảm bớt sự khó chịu cho trẻ và đề phòng tình trạng nó có thể diễn biến nặng hơn và gây ra các bệnh lý khác như viêm xoang, viêm họng, tắc vòi tai, viêm thanh khí phế quản,...

Có nhiều phương pháp để làm giảm và chấm dứt tình trạng sổ mũi ở trẻ khác nhau, tuy nhiên, các bác sĩ vẫn luôn khuyến cáo các bậc phụ huynh nên sử dụng các mẹo hay các liệu pháp dân gian, hạn chế sử dụng thuốc cho trẻ. 

Sau đây là một số phương pháp điều trị sổ mũi ở trẻ mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng khi trẻ bị sổ mũi.

  • Nếu trẻ chỉ bị sổ mũi thông thường thì có thể sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi cho trẻ, giúp trẻ làm sạch chất nhầy bên trong mũi.
  • Cho trẻ tắm nước gừng ấm
  • Cho trẻ nằm cao đầu khi ngủ
  • Massage mũi cho trẻ
  • Cho trẻ uống nhiều nước
  • Trong trường hợp nặng thì có thể đưa trẻ đi khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
>> Xem thêm: Các cách trị sổ mũi cho bé mà cha mẹ nên biết

4. Khi nào nên đưa trẻ đi khám?

Sổ mũi là dấu hiệu của nhiều tình trạng bệnh khác nhau, nếu trẻ xuất hiện tình trạng sổ mũi và bạn đã sử dụng các biện pháp thường dùng mà tình trạng chảy nước mũi ở trẻ vẫn không thuyên giảm sau một khoảng thời gian dài thì có thể trẻ đang mắc một tình bệnh nào khác mà bạn chưa xác định được.

Trong tình hình này tốt nhất bạn nên đưa trẻ đến những cơ sở y tế để trẻ được khám và chẩn đoán chính xác về tình trạng của trẻ hiện tại.

Bên cạnh đó, khi trẻ bị sổ mũi kèm theo các triệu chứng như:

  • Thân nhiệt cao hơn 38
  • Bé bị đau tai hoặc cảm thấy khó chịu ở tai
  • Mắt đỏ và tiết dịch nhầy vàng xanh
  • Thở khò khè, khó thở dẫn đến tím tái ở môi và các đầu ngón tay
  • Ho kéo dài, ho nhiều gây nôn, ho có đờm
  • Nước mũi chảy nhiều, màu xanh lá trong vòng nhiều ngày
  • Trẻ khóc bất thường hoặc kéo dài mãi không nín
  • Trẻ bỏ ăn, bỏ bú,...

Khi thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu trên thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để tránh gặp phải các tình trạng không mong muốn ở trẻ.

Nên đưa trẻ đi khám khi tình trạng sổ mũi ở trẻ diễn ra kéo dài
Nên đưa trẻ đi khám khi tình trạng sổ mũi ở trẻ diễn ra kéo dài 

5. Phòng ngừa tình trạng sổ mũi ở trẻ

Để hạn chế tình trạng trẻ bị sổ mũi và các tình trạng khác do sổ mũi gây ra, các bậc phụ huynh nên có phương pháp phòng ngừa bệnh cho trẻ phù hợp như:

  • Bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu vitamin C, rau xanh, giúp bé tăng cường sức đề kháng. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho bé.
  • Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết giao mùa đặc biệt là vùng đầu, cổ, ngực, lòng bàn tay, lòng bàn chân,...
  • Với các trẻ đang bú mẹ thì mẹ nên hạn chế ăn các đồ dầu mỡ, chiên rán để trẻ hấp thụ sữa mẹ được tốt hơn.
  • Vệ sinh sạch sẽ không gian sinh hoạt của trẻ, thông thoáng, loại bỏ các nguy có thể khiến trẻ bị dị ứng, sổ mũi.
  • Thường xuyên làm sạch mũi cho trẻ, kiểm tra mũi trẻ thường xuyên để kịp thời phát hiện những dấu hiệu lạ,...

Tình trạng sổ mũi ở trẻ có thể xảy ra ở bất kỳ lúc nào và đều gây rất nhiều khó chịu cho trẻ đặc biệt là ở những trẻ đang còn nhỏ. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chủ động và quan tâm đến sức khỏe của trẻ để có những can thiệp kịp thời.

>> Xem thêm: Bà bầu bị sổ mũi phải làm sao? Những điều mẹ nên biết

Trên đây là những thông tin liên đến vấn đề trẻ bị sổ mũi, nguyên nhân cũng như các phương pháp gây chảy nước mũi ở trẻ. Hy vọng qua bài viết các bậc phụ huynh đã có cái nhìn khác về vấn đề này và lưu ý hơn khi trẻ bị sổ mũi.

Mọi câu hỏi của bạn có liên quan đến Thiên Tri cũng như các sản phẩm của chúng tôi vui lòng liên hệ đến hotline 0867 995 518 để được tư vấn trực tiếp.

sổ mũi
Xếp hạng: 5 (5 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Các tiêu chí lựa chọn siro ho cho bé
Lựa chọn loại siro an toàn, hiệu quả tốt giúp trẻ giảm ngay triệu chứng ho. Tìm hiểu thêm>>
Tất tật những điều bạn nên biết về bệnh Lao màng phổi
Lao màng phổi là một trong những bệnh lao ngoài phổi nguy hiểm. Tìm hiểu thêm>>>
Phác đồ điều trị lao hiệu quả nhất hiện nay
Cần điều trị bệnh kịp thời để bệnh không tiến triển nặng hơn và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Các triệu chứng lao phổi thường gặp
Triệu chứng của lao phổi có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác.
Những điều bạn cần biết về bệnh lao phổi
Lao phổi là một trong những tình trạng bệnh lao thường gặp nhất.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi