Viêm mũi dị ứng khi mang thai - Những điều mà mẹ bầu nên biết

Viêm mũi dị ứng khi mang thai là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, để các bà bầu hiểu hơn về căn bệnh này, mời các mẹ cùng tham khảo bài viết sau cùng Thiên Tri nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Viêm mũi dị ứng khi mang thai
Viêm mũi dị ứng khi mang thai

1. Tình trạng viêm mũi dị ứng khi mang thai

Tình trạng viêm mũi dị ứng khi mang thai là các triệu chứng về mũi trong thời gian mang thai. Nó có thể kéo dài 6 tuần hoặc dài hơn mà không có xuất hiện các triệu chứng khác như nhiễm trùng đường hô hấp và thường chấm dứt hoàn toàn sau khi sinh hai tuần.

Theo thống kê, có khoảng 15 - 20% phụ nữ trong độ tuổi mang thai bị viêm mũi dị ứng và đây là một rối loạn thường gặp và gây khó chịu trong thời kỳ thai nghén.

2. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng khi mang thai

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng khi mang thai chủ yếu là do phản ứng của cơ thể khi gặp phải các yếu tố dị nguyên. Các yếu tố dị nguyên thường gặp có thể gây viêm mũi dị ứng trong thời kỳ mang thai như: thời tiết lạnh, bụi nhà, phấn hoa, lông thú nuôi,...

Bên cạnh đó, trong thời kỳ mang thai, lượng oestrogen trong cơ thể phụ nữ sẽ tăng nhanh, chính điều này gây ức chế acetylcholinesterase kích thích phản ứng cholinergic gia tăng. Cholinergic là chất có khả năng làm tăng các tuyến dịch nhờn và luân chuyển lông mũi, cùng các mạch máu trong niêm mạc mũi gây viêm mũi hoặc làm phù nề niêm mạc mũi.

Tất cả các phản ứng này xảy ra ở ngay lớp nhầy niêm mạc của hệ thống đường hô hấp trên như: mũi, họng, xoang,... từ đó gây ra hiện tượng viêm và kích ứng niêm mạc mũi. Kèm theo đó, khi mẹ bầu tiếp xúc với các dị nguyên sẽ khiến bản thân bị viêm mũi dị ứng.

Đặc biệt đối với các mẹ bầu có cơ địa dị ứng như hen phế quản, viêm da cơ địa, nổi mề đay mãn tính,... thì nguy cơ bị viêm mũi dị ứng khi mang thai sẽ cao hơn các mẹ bầu khác.

Nguyên nhân gây viêm mũi ở phụ nữ có thai rất đa dạng
Nguyên nhân gây viêm mũi ở phụ nữ có thai rất đa dạng

3. Triệu chứng viêm mũi dị ứng khi mang thai

Khi bị viêm mũi dị ứng, bà bầu có thể xuất hiện một số triệu chứng như sau:

  • Hắt hơi liên tục, có thể hắt hơi theo cơn hoặc thành tràng dài
  • Chảy nước mũi, nước mũi không mùi và có màu trong
  • Ngứa mũi, tai, cổ họng, mắt hoặc ngứa da
  • Nghẹt mũi, có thể nghẹt ở một hoặc cả 2 bên mũi và phải thở bằng miệng
  • Mắt đỏ, xuất hiện quầng thâm ở mắt hoặc chảy nước mắt
  • Đau đầu, nhức mũi
  • Ngủ ngáy
  • Ho khan, đau họng, ho có đờm,...

4. Viêm mũi dị ứng khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Đối với các trường hợp viêm mũi dị ứng thoáng qua ở phụ nữ có thai thường không gây ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm mũi dị ứng không được kiểm soát thì bệnh có thể gây ảnh hưởng gián tiếp tới thai nhi do sức khỏe của mẹ bị suy giảm vì mệt mỏi, căng thẳng, ngủ kém, viêm họng, viêm mũi mãn tính. 

Ngoài ra, khi bị viêm mũi dị ứng kéo dài còn làm giảm khả năng cung cấp oxy trong lúc ngủ, làm giảm lượng oxy cung cấp cho thai nhi, khiến thai nhi chậm phát triển trong tử cung, còn mẹ bầu tăng nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật. 

Các hiện tượng như hắt hơi và xì mũi liên tục của mẹ cũng kích thích các cơn gò ở tử cung. Nếu kích thích quá nhiều sẽ dễ dẫn đến hiện tượng dọa sảy thai hoặc tình trạng sinh non.

Vì vậy, khi mẹ bầu phát hiện mình có các triệu chứng viêm mũi dị ứng khi mang thai, cần báo cho bác sĩ để có biện pháp điều trị hiệu quả.

>>> Xem thêm: Tất tật những điều mẹ nên biết về tình trạng Viêm mũi dị ứng ở trẻ

5. Điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai

Có nhiều phương pháp để điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của thai phụ cụ thể mà khi đi khám bác sĩ sẽ hướng dẫn và chỉ định mẹ bầu nên sử dụng phương pháp gì để điều trị bệnh. 

Sau đây là một số cách chữa viêm mũi dị ứng khi mang thai mà các mẹ bầu nên biết.

5.1. Điều trị không dùng thuốc

Điều trị không dùng thuốc là phương pháp mà các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai nên sử dụng vì các phương pháp này mang lại hiệu quả nhanh chóng và ít gây tác dụng phụ.

Một số phương pháp chữa viêm mũi dị ứng khi mang thai không cần sử dụng thuốc mà các mẹ bầu có thể dùng thử như:

Sử dụng thảo dược

  • Bà bầu nên sử dụng các loại thảo dược an toàn như húng chanh, gừng, tía tô, quất,... để chữa viêm mũi dị ứng. 
  • Các thảo dược này đều có chứa tinh dầu giúp làm giảm triệu chứng như: hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi hiệu quả. Đặc biệt, tía tô còn giúp an thai, dưỡng thai; gừng tươi giúp giảm các triệu chứng ốm nghén như buồn nôn;...
Sử dụng các loại thảo dược để điều trị viêm mũi dị ứng cho bà bầu
Sử dụng các loại thảo dược để điều trị viêm mũi dị ứng cho bà bầu

Ngửi củ hành tây

  • Hành tây là loại củ đã được chứng minh là có chứa thành phần chống lại các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng như khó thở, hắt hơi, chảy nước mũi,... và không gây ảnh hưởng xấu nào đến sức khỏe của thai nhi.

Massage và bấm huyệt mũi

  • Thủ thuật này giúp đẩy nhanh lượng dịch mũi ra bên ngoài, làm giảm triệu chứng nghẹt mũi, giúp lưu thông đường thở. Phương pháp này còn giúp làm giảm các cơn đau ở mũi hiệu quả khi phụ nữ mang thai bị viêm mũi dị ứng.

Vệ sinh mũi bằng nước muối

  • Nước muối là dung dịch quen thuộc, dược tính nhẹ nhưng có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, giúp cơ thể loại bỏ vi khuẩn, làm sạch mũi hiệu quả cho bà bầu.

Ngoài những phương pháp trên, các mẹ bầu còn có thể sử dụng các biện pháp khác như: đặt máy phun sương tạo độ ẩm, kê gối cao khi ngủ, uống nhiều nước, tránh các chất gây kích thích, giữ ấm chân,...

5.2. Điều trị bằng thuốc

Các mẹ bầu bị viêm mũi dị ứng trong một vài trường hợp bác sĩ có thể kê đơn thuốc nếu tình trạng viêm mũi dị ứng trở nên nghiêm trọng và các triệu chứng bệnh tiến triển nặng và các phương pháp điều trị khác không có tác dụng.

Một số thuốc điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai mà các mẹ bầu có thể sử dụng như.

Glucocorticoid dạng xịt

  • Glucocorticoid dạng xịt có hiệu quả cao đối với tình trạng viêm mũi dị ứng và được xem là có thể sử dụng cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên, khi sử dụng phụ nữ có thai nên dùng ở liều thấp nhất vì nó vẫn có tác dụng.

Thuốc kháng histamin

  • Thuốc kháng histamin đã được một số nghiên cứu được đánh giá là an toàn cho phụ nữ có thai. 
  • Các thuốc uống thuộc nhóm kháng histamin thường được dùng cho phụ nữ có thai như: acrivastin, cetirizin,loratadin, mizolastine và terfenadin,... vì đây là các thuốc có ít tác dụng an thần, tác dụng phụ. Trong đó, các thuốc như loratadin và cetirizin có thể được xem là lựa chọn đầu tay khi sử dụng cho phụ nữ có thai.
Thuốc kháng histamin có thể được sử dụng cho phụ nữ có thai
Thuốc kháng histamin có thể được sử dụng cho phụ nữ có thai

Thuốc co mạnh

  • Các thuốc co mạch dùng tại chỗ như naphazolin, oxymetazolin,xylometazolin… có thể được sử dụng cho phụ nữ có thai trong thời gian ngắn (dưới 3 ngày) để làm giảm tạm thời tình trạng nghẹt mũi nặng.
  • Một số nghiên cứu cũng đã chứng minh về tính an toàn của oxymetazolin khi dùng đường mũi ngắn hạn trong thời gian thai kỳ, tuy nhiên nó được cảnh báo về sự phụ thuộc thuốc nếu sử dụng kéo dài.
  • Thuốc co mạch dùng đường uống được khuyến cáo là không nên sử dụng cho phụ nữ có thai trong thời gian mang thai 3 tháng đầu vì có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

5.3. Lưu ý khi điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai

Khi điều trị viêm mũi dị ứng cho phụ nữ có thai, chính bản thân mẹ bầu và người nhà bệnh nhân nên lưu ý các điểm sau:

  • Phụ nữ cần thận trọng khi sử dụng thuốc, không tự ý dùng thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Khi có biểu hiện của bệnh thì cần đi khám để nhận được chẩn đoán chính xác, kịp thời và tuân thủ phương pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Không được dùng thuốc theo mách bảo, vì thuốc có thể an toàn với người này nhưng có thể không phù hợp với bản thân mình.
  • Khi sử dụng các phương pháp không dùng thuốc để điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai cần tìm hiểu kỹ để tránh các tác dụng phụ.
  • ...

6. Phòng viêm mũi dị ứng khi mang thai

Viêm mũi dị ứng khi mang thai có thể gây nhiều phiền toái cho bà bầu trong sinh hoạt hằng ngày và thậm chí nó còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, khi mang thai các mẹ cần chú ý chăm sóc sức khỏe cẩn thận và phòng bệnh viêm mũi dị ứng bằng các biện pháp như:

  • Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng, tăng cường đầy đủ dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể phòng và chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Thận trọng với các thực phẩm có khả năng gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa, đậu phộng,...
  • Luôn giữ cho cơ thể đủ ấm khi thời tiết chuyển lạnh hoặc thời điểm giao mùa.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, nên sử dụng nước ấm hoặc sử dụng các loại nước ép hoa quả.
  • Mẹ bầu nên tự tránh xa các tác nhân có thể gây viêm mũi dị ứng như thú cưng, hóa chất, thuốc lá, khói bụi,...
  • Vệ sinh nơi ở và đồ dùng trong gia đình sạch sẽ, giữ môi trường sống thông thoáng.
  • Tập thể dục, vận động phù hợp với thể trạng của bản thân để tăng cường sức đề kháng.
Các mẹ bầu cần biết cách phòng bệnh viêm mũi dị ứng
Các mẹ bầu cần biết cách phòng bệnh viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng khi mang thai có thể sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến cả sức khỏe bà bầu và thai nhi. Vì vậy các mẹ bầu cần tìm hiểu kỹ cách tăng cường sức khỏe, cách giúp bản thân hạn chế mắc bệnh trước khi mang thai để có được một sức khỏe thai kỳ tốt.

Trên đây là những thông tin về vấn đề Viêm mũi dị ứng khi mang thai. Hy vọng thông qua bài viết các mẹ đã có thêm cho mình những thông tin hữu ích. Hãy like và chia sẻ bài viết này cho các phụ nữ có thai cùng tìm hiểu nhé.

Mọi câu hỏi của bạn liên quan đến sản phẩm của Thiên Tri, vui lòng gọi điện đến hotline 0867 995 518 để được tư vấn ngay nhé.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Các tiêu chí lựa chọn siro ho cho bé
Lựa chọn loại siro an toàn, hiệu quả tốt giúp trẻ giảm ngay triệu chứng ho. Tìm hiểu thêm>>
Tất tật những điều bạn nên biết về bệnh Lao màng phổi
Lao màng phổi là một trong những bệnh lao ngoài phổi nguy hiểm. Tìm hiểu thêm>>>
Phác đồ điều trị lao hiệu quả nhất hiện nay
Cần điều trị bệnh kịp thời để bệnh không tiến triển nặng hơn và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Các triệu chứng lao phổi thường gặp
Triệu chứng của lao phổi có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác.
Những điều bạn cần biết về bệnh lao phổi
Lao phổi là một trong những tình trạng bệnh lao thường gặp nhất.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi