Các cách chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả

Viêm mũi dị ứng dù không phải là tình trạng quá nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được chữa và điều trị kịp thời nó có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, bài viết sau Thiên Tri sẽ giới thiệu các cách chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.

Mục lục [ Ẩn ]
Các cách chữa viêm mũi dị ứng
Các cách chữa viêm mũi dị ứng

1. Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi được không?

Đáp án là không nhé. Cho đến hiện nay viêm mũi dị ứng vẫn chưa có cách điều trị hoàn toàn. Tất cả các cách chữa viêm mũi dị ứng cho đến hiện nay chỉ có tác dụng kiểm soát triệu chứng, hạn chế biến chứng và làm giảm sự khó chịu của viêm mũi dị ứng.

Bạn có thể chữa viêm mũi dị ứng theo nhiều phương pháp nhau như: Sử dụng thuốc tây, sử dụng các phương pháp, mẹo chữa tại nhà, sử dụng các phương pháp Đông y,... Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp nào bạn cũng cần hỏi ý kiến của bác sĩ hay những người có chuyên môn.

2. Chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc

Chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc có lẽ là phương pháp không còn gì lạ với người bệnh thường xuyên bị viêm mũi dị ứng. Thuốc Tây có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh, giúp người bệnh giảm sự mệt mỏi, khó chịu.

Vậy loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng loại nào tốt? Dưới đây là một số nhóm thuốc điều trị mà người bệnh nên biết.

2.1. Thuốc kháng histamin

Trong những trường hợp người bệnh bị viêm mũi dị ứng do kích ứng từ các yếu tố môi trường thì thông thường sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc kháng histamin, giúp ức chế cạnh tranh với histamin tại thụ thể H1, làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Các thuốc thường được dùng của nhóm thuốc này như:

Nhóm thuốc kháng histamin thế hệ cũ

  • Bao gồm các thuốc như: Clorpheniramin, Promethazin, Diphenhydramin, Alimemazin… các thuốc thường phát huy tác dụng trong thời gian ngắn (4 - 6 tiếng). Liều lượng của thuốc sẽ phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh.
  • Khi sử dụng các thuốc thuộc nhóm này, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như: buồn ngủ, đau đầu, khô miệng,... 
  • Các thuốc thuộc nhóm này thường không sử dụng cho các trường hợp bệnh nhân là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, tài xế, người bị viêm loét dạ dày,...

Nhóm thuốc kháng histamin thế hệ mới

  • Các thuốc thuộc nhóm này gồm một số loại thuốc như: Loratadin, Fexofenadin, Cetirizin, Levocetirizin… Thuốc cho tác dụng kéo dài từ 12 - 24 tiếng nên người bệnh chỉ cần uống 1 lần/ngày. 
  • Người có thể gặp một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc: bị khô miệng, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi khi dùng thuốc. Thuốc chống chỉ định với các trường hợp mẫn cảm với thành phần của thuốc, trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú hoặc những người bị suy gan, suy thận,...
Thuốc kháng histamin chữa viêm mũi dị ứng
Thuốc kháng histamin chữa viêm mũi dị ứng

2.2. Nhóm kháng sinh

Trong những trường hợp người bệnh bị viêm mũi dị ứng bội nhiễm do nấm men hoặc do vi khuẩn thì bác sĩ sẽ sử dụng các thuốc kháng sinh cho người bệnh như: trimethoprim, sulfamethoxazole, voriconazole, amphotericin B…

Nhóm thuốc này chỉ được sử dụng kèm theo các thuốc khác để kiểm soát tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng nhóm thuốc này nếu bệnh nhân có hiện tượng buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy,... thì nên thông báo ngay cho bác sĩ.

2.3. Thuốc chống co mạch

Một số loại thuốc tiêu biểu trong nhóm này thường dùng là: Oxymetazoline (thuốc xịt mũi Afrin), Pseudoephedrine (Sudafed), Phenylephrine (Sudafed PE), Cetirizine với pseudoephedrine (Zyrtec - D),... nhóm thuốc này thường được kê cho các bệnh viêm nhân mũi dị ứng cấp tính và viêm mũi dị ứng mãn tính.

Tuy nhiên khi sử dụng nhóm thuốc này người bệnh có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như tức ngực, tăng huyết áp, choáng váng, chán ăn, buồn nôn,... Vì vậy, các thuốc thuộc nhóm này chống chỉ định với những bệnh nhân viêm mũi dị ứng bị tăng huyết áp cao, tiểu đường hay mắc các bệnh liên quan đến mạch vành.

2.4. Thuốc nhỏ mắt, thuốc xịt mũi

Khi bị viêm mũi dị ứng mà người bệnh thường xuyên gặp tình trạng ngứa, sổ mũi, hắt hơi thì nhóm thuốc này sẽ được kê cho bệnh nhân để loại bỏ những triệu chứng đó. 

Thuốc xịt mũi Aladka

  • Thuốc này có tác dụng làm giảm triệu chứng như: hắt hơi, sổ mũi, giúp đường thở thông thoáng nhờ chứa các hoạt chất như Staphylococcus aureus, Haemophilus influenzae, Klebsiella… Mỗi ngày, người bệnh xịt thuốc từ  2 - 4 lần. 
  • Thuốc này chống chỉ định cho các trường hợp như: trẻ dưới 6 tuổi, phụ nữ đang cho con bú, người bị viêm tắc ruột, nhiễm khuẩn lao,... Tuy nhiên khi sử dụng thuốc này người bệnh có thể bị khô rát mũi, nhức đầu, buồn nôn,...

Thuốc xịt mũi Otrivin 0.1%

  • Đây là một trong những thuốc thuộc nhóm thuốc chống co mạch, được chỉ định cho các bệnh nhân có tình trạng xung huyết mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang,... 
  • Mỗi ngày sử dụng khoảng 3 lần sẽ giúp đào thải dịch tiết trong các hốc xoang ra ngoài, giúp đường thở trở nên thông thoáng. Chú ý không dùng thuốc cho trẻ dưới 12 tuổi, bệnh nhân vừa cắt bỏ tuyến yên,...
Thuốc xịt mũi Otrivin 0.1% chữa viêm mũi dị ứng
Thuốc xịt mũi Otrivin 0.1% chữa viêm mũi dị ứng

Thuốc xịt mũi Hadocort

  • Thuốc này có thành phần là kháng sinh mạnh, có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. 
  • Thuốc được chống chỉ định cho trẻ em dưới 6 tuổi, người có bệnh tiểu đường, bướu cổ, nhiễm khuẩn lao. Nếu dùng quá liều, người bệnh có thể bị nhiễm trùng mắt, dị ứng toàn thân,...

Ngoài các thuốc ở dạng xịt đã nên trên, người bệnh có thể tham khảo một số loại thuốc xịt mũi có tác dụng chữa viêm mũi dị ứng khác như: Nasonex hoặc Rhinocort.

2.5. Corticosteroid

Nhóm thuốc có tác dụng giảm viêm nhanh chóng, tăng cường khả năng miễn dịch cho người bệnh và có chứa hàm lượng kháng sinh cao, do đó, các bác sĩ sẽ kê đơn ở liều dùng thấp cho bệnh nhân và chỉ dùng trong thời gian từ 5 - 7 ngày.

Mặc dù nhóm thuốc này mang lại tác dụng nhanh nhưng chúng cũng mang đến nhiều tác dụng phụ như:

  • Ức chế hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ nhiễm nấm candida.
  • Nếu người bệnh mới phẫu thuật hay có vết thương thì thời gian hồi phục sẽ lâu hơn.
  • Gây ảnh hưởng đến thai nhi nếu sử dụng cho phụ nữ có thai.
  • Có thể gây hắt hơi, đau đầu, viêm họng, phát ban,...

Tất cả các nhóm thuốc trên khi muốn sử dụng cần có sự chỉ định của bác sĩ và có đơn thuốc cụ thể. Người bệnh tuyệt đối không được tự mua thuốc hoặc thay đổi liều lượng theo ý muốn. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu cơ thể có bất kỳ tình trạng bất thường nào thì cần dừng thuốc và gọi ngay đến cho bác sĩ.

3. Chữa viêm mũi dị ứng tại nhà

Ngoài các cách chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc, với các trường hợp nhẹ, mới chớm, người bệnh nên sử dụng các mẹo, phương pháp dân gian để điều trị bệnh tại nhà.

Một số mẹo chữa viêm mũi dị ứng tại nhà mà người bệnh có thể tham khảo và áp dụng như:

3.1. Sử dụng gừng

Theo các nghiên cứu, chiết xuất từ gừng có chứa 6 - gingerol - đây là một trong những hoạt chất có khả năng ức chế chất trung gian gây viêm, từ đó giúp làm giảm các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng.

Một số cách sử dụng gừng để chữa viêm mũi dị ứng như:

  • Dùng gừng kết hợp với mật ong: Người bệnh có thể thái gừng thành từng lát vừa rồi hòa cùng với nước sôi và mật ong. Ngâm hỗn hợp trong khoảng 5 phút là có thể sử dụng được. Bạn có thể uống hỗn hợp này 2 lần/ngày.
  • Kết hợp gừng và quế: Gừng thái lát rồi cho gừng cùng một miếng quế nhỏ vào cốc nước sôi, để yên trong vòng 5 phút. Sau đó bạn có thể cho thêm chanh và mật ong vào rồi uống 3 lần mỗi ngày.
Sử dụng gừng chữa viêm mũi dị ứng
Sử dụng gừng chữa viêm mũi dị ứng

3.2. Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi

Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, chủ yếu quy kinh Tỳ, Vị, Phế nên nó có tác dụng chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả. 

Không những vậy, theo Y học hiện đại, trong tỏi có chứa hoạt chất là Allicin có khả năng loại bỏ các vi khuẩn gây nhiễm trùng ở đường hô hấp vì vậy có khả năng làm giảm các triệu chứng của bệnh

Để chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi bạn có thể sử dụng một trong các cách sau:

  • Nước cốt tỏi: Tỏi nghiền nát rồi trộn một ít nước sạch, lọc bỏ bã và lấy nước cốt. Pha nước cốt với mật ong theo tỷ lệ 1:1 sau đó thoa hỗn hợp vào trong niêm mạc mũi, để khoảng 15 - 20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước muối sinh lý.
  • Dầu tỏi: Nhỏ khoảng 2 - 3 giọt tinh dầu tỏi vào máy xông hơi để tiến hành xông mũi 10 - 15 phút mỗi ngày.
  • Rượu tỏi: Lột bỏ vỏ 300g tỏi và cho vào hũ thủy tinh sạch. Đổ ngập rượu trắng rồi ủ rượu tỏi trong khoảng 2 tuần. Mỗi ngày uống 2 lần rượu tỏi, mỗi lần khoảng 5 - 10mL.

3.3. Sử dụng lá lốt

Đây cũng là một trong những mẹ chữa viêm mũi dị ứng dân gian được nhiều người truyền tai nhau để sử dụng. Sở dĩ lá lốt được xem là có tác dụng điều trị viêm mũi dị ứng vì nó có chứa nhiều loại tinh dầu và các hoạt chất có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả như: Flavonoid, Benzyl axetat, Ancaloit, Beta - caryophyllene,…

Ngoài ra theo Đông y, lá lốt có tình ấm, hơi cay, có tác dụng phong trừ hàn, làm ấm bụng, giảm các tình trạng sưng viêm do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra.

Bạn có thể sử dụng một trong những cách sau để chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt như sau:

  • Xông mũi: Rửa sạch một nắm lá lốt, vò nát và thả vào nồi nước đang đun sôi. Dùng nước lá lốt trên để xông hơi mũi, làm từ 2 - 3 lần/tuần hoặc nhiều hơn.
  • Nhỏ mũi bằng nước lá lốt: Rửa sạch 4 - 5 lá lốt tươi, giã nát, trộn cùng với 50mL nước muối sinh lý. Sử dụng tăm bông thấm hỗn hợp trên rồi cho vào khoang mũi. Để yên khoảng 5 - 10 phút rồi rửa lại mũi bằng nước sạch. Thực hiện khoảng 3 - 4 lần/ngày và liên tục trong vòng 1 tuần.
Lá lốt có khả năng chữa viêm mũi dị ứng
Lá lốt có khả năng chữa viêm mũi dị ứng

3.4. Một số phương pháp dân gian khác

Một số phương pháp khác mà bạn có thể tham khảo thêm như: 

  • Sử dụng ngải cứu: Dùng 100g ngải cứu, rửa sạch, giã nát và lấy phần nước cốt. Pha nước cốt ngải cứu với nước lọc theo tỷ lệ 1:1 để uống dần. Nếu khó uống, các bạn có thể cho thêm một ít đường. Lưu ý, chỉ sử dụng trong ngày.
  • Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá húng chanh: Rửa sạch một nắm lá húng chanh rồi hãm cùng với 200mL nước sôi khoảng 10 phút. Uống trong ngày và  2 - 3 lần.
  • Sử dụng lá bạc hà: Lá bạc hà mua về rửa sạch, vò nát và cho vào nồi nước đun sôi. Dùng nước trên để xông mũi, xông trong khoảng 15 phút mỗi ngày là được. Tuy nhiên, không sử dụng phương pháp này cho trẻ dưới 1 tuổi.
>>> Xem thêm: Viêm mũi dị ứng khi mang thai - Những điều mà mẹ bầu nên biết

4. Máy trị viêm mũi dị ứng

Ngoài 2 phương pháp sử dụng thuốc hoặc các mẹo dân gian để chữa viêm mũi dị ứng thì ngày nay việc sử dụng máy trị viêm mũi dị ứng cũng rất thông dụng. Các máy này đều hoạt động dựa trên nguyên lý ánh sang sinh học để tác động lên các khoang và mô mềm trong mũi, giúp ức chế và loại bỏ các nguyên nhân gây bênh.

Tuy nhiên, các máy trị viêm mũi dị ứng chỉ có tác dụng với những người bệnh có tình trạng bệnh nhẹ, còn đối với những trường hợp nặng thì hầu như không có tác dụng.

>>> Xem thêm: Các loại máy trị viêm mũi dị ứng thông dụng hiện nay

5. Lưu ý khi chữa viêm mũi dị ứng

Một số lưu ý khi chữa viêm mũi dị ứng mà người bệnh nên chú ý đến như:

  • Khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai cần lưu ý vì rất nhiều phương pháp không được sử dụng cho hai nhóm bệnh nhân này đặc biệt là các thuốc điều trị viêm mũi dị ứng,
  • Khi bị viêm mũi dị ứng người bệnh cần kiêng các thức ăn cay nóng, đồ lạnh, nhiều dầu. Tích cực ăn hoa quả, rau xanh hay các loại thực phẩm giàu omega - 3, các loại hạt,..
  • Không uống bia , rượu hay các chất kích thích.
  • Vệ sinh mũi sạch sẽ mỗi ngày bằng nước muối sinh lý.
  • Không dùng tay để ngoáy mũi để tránh làm tổn thương mũi.
  • Khi sử dụng thuốc để điều trị viêm mũi dị ứng cần tuân thủ các quy định của nhà sản xuất và của bác sĩ.
  • Thuốc trị viêm mũi dị ứng chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng, không có tác dụng điều trị tận gốc, do đó, không được lạm dụng thuốc để điều trị bệnh.
  • Khi sử dụng thuốc người bệnh có thể gặp một số tác dụng không mong muốn, do đó, người bệnh cần hết sức để ý.
Lưu ý khi sử dụng các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng
Lưu ý khi sử dụng các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng

Trên đây là các cách chữa viêm mũi dị ứng thường dùng và đem lại hiệu quả nhanh chóng. Hy vọng, thông qua bài viết các bạn đã có thêm cho mình những thông tin hữu ích. Hãy like và chia sẻ bài viết cho mọi người quanh bạn cùng tìm hiểu nhé.

Mọi câu hỏi của bạn liên quan đến sản phẩm của Thiên Tri vui lòng gọi điện đến hotline 0867 995 518 để được tư vấn ngay.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Các tiêu chí lựa chọn siro ho cho bé
Lựa chọn loại siro an toàn, hiệu quả tốt giúp trẻ giảm ngay triệu chứng ho. Tìm hiểu thêm>>
Tất tật những điều bạn nên biết về bệnh Lao màng phổi
Lao màng phổi là một trong những bệnh lao ngoài phổi nguy hiểm. Tìm hiểu thêm>>>
Phác đồ điều trị lao hiệu quả nhất hiện nay
Cần điều trị bệnh kịp thời để bệnh không tiến triển nặng hơn và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Các triệu chứng lao phổi thường gặp
Triệu chứng của lao phổi có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác.
Những điều bạn cần biết về bệnh lao phổi
Lao phổi là một trong những tình trạng bệnh lao thường gặp nhất.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi