Bà bầu bị sổ mũi phải làm sao? Những điều mẹ nên biết

Theo thống kê, có khoảng 18 - 42% bà bầu bị sổ mũi trong thời gian mang thai. Tình trạng này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong thai kỳ nhưng chủ yếu là vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Nghẹt mũi, sổ mũi là bệnh thường gặp nhưng với mẹ bầu lại khá nguy hiểm. Vậy nguyên nhân bệnh do đâu? Khắc phục như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé.  

Mục lục [ Ẩn ]
Bà bầu bị sổ mũi phải làm sao?
Bà bầu bị sổ mũi phải làm sao?

1. Nguyên nhân bà bầu bị sổ mũi

Bà bầu bị sổ mũi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng phổ biến nhất là 4 nguyên nhân sau:

Dị ứng

  • Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi, cơ thể mẹ trở nên nhạy cảm hơn. Mẹ bầu có thể bị dị ứng với những thứ mà trước đó mẹ không bị. 
  • Các biểu hiện của dị ứng nặng hay nhẹ tùy theo mức độ có thể đi kèm với nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa cổ họng…

Nhiễm trùng, cảm lạnh

  • Virus, vi khuẩn và nhiệt độ lạnh cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bà bầu bị sổ mũi. 
  • Trong trường hợp này, triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi thường đi kèm với hắt hơi, ho, có đờm, đau họng, sốt… Lúc này, mẹ nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cách chữa trị tốt nhất.

Viêm mũi thai kỳ

  • Nếu như bà bầu bị sổ mũi kéo dài trên 6 tuần trong thời gian mang thai mà không kèm theo các biểu hiện khác của tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp thì có nghĩa mẹ đang bị viêm mũi thai kỳ. Tình trạng này thường sẽ hết sau khi mẹ sinh 2 tuần.
  • Hàm lượng estrogen tăng cao trong thai kỳ khiến cho niêm mạc mũi sưng lên, lượng chất nhầy tạo ra nhiều hơn bình thường. Bên cạnh đó, lưu lượng máu tăng cũng khiến các mạch máu nhỏ bên trong mũi giãn ra và dẫn đến tình trạng bà bầu bị sổ mũi, nghẹt và chảy nước mũi.
Estrogen tăng trong thai kỳ có thể làm mẹ bầu bị sổ mũi, nghẹt mũi
Estrogen tăng trong thai kỳ có thể làm mẹ bầu bị sổ mũi, nghẹt mũi
  • Các dữ liệu nghiên cứu cho thấy, tình trạng viêm mũi thai kỳ khá phổ biến. Khoảng 30% mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng này khi mang thai, và nó thường xuất hiện trong khoảng tuần 13 - 21 hoặc những tuần cuối thai kỳ.
  • Viêm mũi thai kỳ thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý viêm mũi thông thường nên mẹ cần hết sức cẩn thận, tuyệt đối không sử dụng thuốc khi chưa được phép vì có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Viêm xoang

  • Nếu bà bầu bị sổ mũi, nghẹt mũi đi kèm với đó là các triệu chứng nhức đầu, sốt, giảm khứu giác… thì có thể mẹ đang bị bệnh viêm xoang. 
  • Khi có những biểu hiện trên mẹ nên tới bệnh viện kiểm tra để được chẩn đoán chính xác.

2. Khi bà bầu bị sổ mũi có thể ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Bà bầu bị sổ mũi khiến cho việc thở bình thường của mẹ trở nên khó khăn. Nhiều mẹ bầu phải thở bằng miệng để cảm thấy dễ chịu hơn từ đó làm tăng nguy cơ ho, đau họng, viêm họng. 

Sổ mũi, nghẹt mũi khiến mẹ bầu khó ngủ, mệt mỏi
Sổ mũi, nghẹt mũi khiến mẹ bầu khó ngủ, mệt mỏi

Ngoài ra, bà bầu bị sổ mũi còn khiến mẹ không cung cấp đủ lượng oxy đáp ứng nhu cầu của cơ thể mẹ và thai nhi có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Tăng huyết áp ở mẹ bầu.
  • Thai nhi bị thiếu oxy dẫn tới chậm phát triển.
  • Tăng cao nguy cơ tiền sản giật.
  • Nghẹt mũi, khó thở khiến mẹ ngủ không ngon giấc dẫn tới mệt mỏi, căng thẳng, khó tập trung, cơ thể suy nhược… gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.
  • Tình trạng sổ  mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi thường xuyên, kéo dài có thể dẫn đến bội nhiễm, tiến triển thành viêm mũi mạn tính, viêm họng, nhiễm trùng bào thai… trong thời kỳ mang thai.

3. Các cách khắc phục tình trạng sổ mũi ở bà bầu

Nếu như gặp phải tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi khi mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp an toàn dưới đây giúp cải thiện các triệu chứng của mẹ:

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%

  • Nước muối sinh lý giúp loại bỏ các dịch nhầy - yếu tố gây nên nghẹt mũi, sổ mũi. Mẹ chỉ cần nghiêng đầu, bơm nước muối sinh lý vào một bên mũi và để dung dịch chảy ra ở bên còn lại, các dịch nhầy, bụi bẩn sẽ được loại bỏ nhanh chóng.
  • Mẹ nên thực hiện việc này 2 - 3 lần mỗi ngày để giúp mũi sạch hơn, thông thoáng hơn và không còn bị nghẹt nữa. 
Mẹ bầu bị sổ mũi nên vệ sinh mũi thường xuyên
Mẹ bầu bị sổ mũi nên vệ sinh mũi thường xuyên

Xông mũi họng

  • Xông hơi là biện pháp hữu hiệu và an toàn mà các bà bầu bị sổ mũi có thể áp dụng để cải thiện cảm giác khó chịu. Mẹ sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều sau khi xông.
  • Nước xông có thể là nước nóng, nước muối, hoặc các loại thảo dược, tinh dầu như bưởi, sả, chanh… Mẹ có thể thực hiện xông trực tiếp bằng cốc, nồi nước nóng, dùng khăn nhúng nước ấm rồi đắp lên mặt và hít thở đều hoặc sử dụng các loại máy xông mũi họng.

Súc miệng nước muối

  • Nước muối có khả năng sát khuẩn tốt. Việc thường xuyên súc miệng bằng nước muối sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm mũi tấn công xuống họng, hạn chế nguy cơ viêm mũi họng.
  • Mẹ có thể tự pha nước muối tại nhà hoặc mua nước muối pha sẵn tại các cửa hàng thuốc Tây. Khi súc miệng, mẹ bầu nên ngửa cổ lên để nước muối chảy vào cổ họng sẽ có hiệu quả hơn.

Kê cao gối khi ngủ

  • Điều này giúp cho các dịch nhầy trong mũi thoát ra ngoài dễ dàng hơn, giảm tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi. 
  • Mẹ lưu ý, không nên kê gối quá cao vì sẽ đau mỏi cổ, vai, gáy. Những mẹ bầu có bệnh cột sống cổ thì không nên thực hiện phương pháp này.

Tập thể dục và uống nhiều nước

  • Tập thể dục nhẹ nhàng và uống nhiều nước là một cách giúp mẹ giảm bớt mệt mỏi và cải thiện tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi. 
  • Mẹ có thể uống nước ấm, nước ấm pha mật ong, chanh, hay trà gừng… sẽ hỗ trợ điều trị tốt hơn.
Trà gừng hỗ trợ giảm nghẹt mũi
Trà gừng hỗ trợ giảm nghẹt mũi

4. Bà bầu bị sổ mũi có nên sử dụng thuốc?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho bà bầu bị sổ mũi trong khi mang thai. Mẹ cần tới gặp bác sĩ để kiểm tra để có những chẩn đoán và phương pháp điều trị thích hợp.

Với trường hợp, sổ mũi do viêm mũi thai kỳ, mẹ không cần sử dụng thuốc điều trị, tình trạng này sẽ hết sau khi mẹ sinh em bé. Nếu cảm thấy khó chịu, mẹ có thể áp dụng các biện pháp như rửa mũi bằng nước muối, xông mũi họng… kết hợp với ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ, giữ tinh thần thoải mái để có thể cải thiện.

Trường hợp bà bầu bị sổ mũi do bệnh lý, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp, hiệu quả, an toàn đồng thời cho biết mẹ có cần sử dụng thuốc hay không và cần sử dụng loại thuốc nào.

Nếu phải sử dụng thuốc, mẹ cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn cũng như chỉ định của bác sĩ về loại, liều lượng và thời gian sử dụng. Mẹ không được tự ý mua thuốc về uống vì nhiều loại thuốc có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.

>> Xem thêm: Top 5+ thuốc trị sổ mũi thịnh hành nhất hiện nay

5. Những lưu ý khi bà bầu bị sổ mũi

Trong thời gian mang thai, sức đề kháng của mẹ yếu hơn, mẹ trở nên nhạy cảm và dễ gặp phải những vấn đề về sức khỏe hơn. Nếu gặp tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi trong thai kỳ, mẹ cần chú ý:

  • Tránh các đồ ăn cay: Đồ cay gây kích thích nước mũi tiết ra nhiều hơn khiến mẹ bầu bị sổ mũi thêm nghiêm trọng.
  • Tránh xa các tác nhân gây kích thích: Một số tác nhân gây kích thích như khói thuốc, phấn hoa, bụi, mùi nước hoa… có thể làm tình trạng sổ mũi của mẹ bầu nặng hơn. Hãy lưu ý tới những điều này mẹ nhé.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài, giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, tăng cường bổ sung thêm hoa quả, các loại vitamin giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng.
  • Khi có các biểu hiện, triệu chứng, mẹ nên tới gặp bác sĩ sớm nhất có thể. Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa được phép.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc hiểu hơn về tình trạng sổ mũi khi mang thai và trả lời được câu hỏi “Bà bầu bị sổ mũi phải làm sao?” Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.

Mọi câu hỏi của các bạn liên quan đến các sản phẩm của Thiên Tri vui lòng gọi điện đến hotline 0867 995 518 để được tư vấn ngay.

sổ mũi
Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Các tiêu chí lựa chọn siro ho cho bé
Lựa chọn loại siro an toàn, hiệu quả tốt giúp trẻ giảm ngay triệu chứng ho. Tìm hiểu thêm>>
Tất tật những điều bạn nên biết về bệnh Lao màng phổi
Lao màng phổi là một trong những bệnh lao ngoài phổi nguy hiểm. Tìm hiểu thêm>>>
Phác đồ điều trị lao hiệu quả nhất hiện nay
Cần điều trị bệnh kịp thời để bệnh không tiến triển nặng hơn và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Các triệu chứng lao phổi thường gặp
Triệu chứng của lao phổi có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác.
Những điều bạn cần biết về bệnh lao phổi
Lao phổi là một trong những tình trạng bệnh lao thường gặp nhất.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi