Các thuốc trị viêm mũi dị ứng cho bé thường dùng

Sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng cho bé là một trong những cách trị viêm mũi dị ứng ở trẻ khi trẻ gặp tình trạng nặng, lâu ngày không khỏi. Vậy để biết được các thuốc thường dùng để trị viêm mũi dị ứng cho trẻ là những thuốc nào mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.

Mục lục [ Ẩn ]
 Thuốc trị viêm mũi dị ứng cho bé
Thuốc trị viêm mũi dị ứng cho bé

1. Viêm mũi dị ứng ở trẻ có chữa khỏi được không?

Tỷ lệ trẻ em bị viêm mũi dị ứng có thể lên đến 40% mỗi năm, trong đó những trẻ em mắc bệnh chàm hoặc hen suyễn thì có nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng cao hơn.

Cho đến nay, bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em vẫn được cho là khó có thể điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị ngay cả sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng cho bé cũng chỉ có thể điều trị nhất thời vì không thể loại bỏ hoàn toàn được các dị nguyên gây bệnh tồn tại ngoài môi trường.

Vì vậy, khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ, các bậc phụ huynh cần lưu ý và tìm được phương pháp điều trị phù hợp với trẻ vì nó có thể xảy ra nhiều lần trong năm.

2. Các nhóm thuốc có tác dụng chữa viêm mũi dị ứng cho bé

Sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng cho bé là một trong những phương pháp sau cùng mà bác sĩ khuyên cha mẹ sử dụng vì đây không phải là phương pháp tối ưu cho bé và có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn.
Một số nhóm thuốc trị viêm mũi dị ứng cho bé thường được sử dụng như:

  • Nhóm kháng histamin: Nhóm này có tác dụng trị dị ứng, một số thuốc thuộc nhóm này như clorpheniramin, loratadin, cetirizin,... Tất cả chúng đều giúp làm giảm các triệu chứng ngứa mũi, sổ mũi, chảy nước mắt nhưng không có tác dụng làm giảm nghẹt mũi.
  • Nhóm kháng sinh: Nhóm này chỉ được dùng khi bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn và cần có chỉ định của bác sĩ. 
  • Nhóm glucocorticoid: Nhóm này gồm các thuốc thường dùng như prednison, prednisolon, dexamethason và các thuốc này chỉ dùng khi bị viêm mũi xoang nặng và mạn tính. Bên cạnh đó, các thuốc này cũng phải được bác sĩ chỉ định, không tự ý sử dụng.
  • Thuốc nhỏ mũi hoặc phun xịt có chứa NaCl 0,9% (dung dịch nước muối sinh lý). Nó có tác dụng giúp làm thông thoáng, sạch mũi cho bé. Đây là loại thuốc viêm mũi dị ứng phù hợp cho trẻ em, phụ nữ có thai và cả người lớn đều có thể sử dụng.
Thuốc chỉ có tác dụng điều trị tạm thời không thể chữa hoàn toàn
Thuốc chỉ có tác dụng điều trị tạm thời không thể chữa hoàn toàn

3. Top 8 thuốc trị viêm mũi dị ứng cho bé

Một số thuốc trị viêm mũi dị ứng cho bé thường gặp như:

3.1. Thuốc Zyrtec

Đây là một trong những thuốc trị viêm mũi dị ứng cho bé thuộc nhóm kháng histamin, nó có tác dụng kìm hãm phản ứng histamin trong cơ thể, làm giảm các phản ứng dị ứng không cần thiết. 

Cũng chính vì vậy, nó giúp kiểm soát tốt các triệu chứng như: hắt hơi, chảy nước mắt, sổ mũi, ngứa mũi do viêm mũi dị ứng gây ra.

Cách dùng: Sử dụng đường uống theo đơn kê, chỉ định của bác sĩ.

Liều lượng: Zyrtec có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Với trẻ em liều lượng được chia như sau:

  • Với những trẻ dưới 12 tuổi: Uống theo liều lượng kê đơn của bác sĩ
  • Với những trẻ trên 12 tuổi: Dùng 1 viên/ngày khối lượng 10mg. Uống sau khi ăn no khoảng 30 phút.

Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu, táo bón,… Vì vậy, trước khi sử dụng, cha mẹ cần tham khảo ý kiến và chỉ định của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

3.2. Thuốc Cetirizin

Đây là thuốc trị viêm mũi dị ứng cho bé khá phổ biến. Thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong những trường hợp trẻ bị viêm mũi dị ứng thời tiết, viêm kết mạc do dị ứng, mề đay,…

Tác dụng: Thuốc có tác dụng đối kháng với thụ thể H1 và liên kết với protein trong huyết tương giúp kìm hãm các triệu chứng của dị ứng, giảm cảm giác khó chịu.

Liều lượng: Sử dụng cho trẻ trên 6 tuổi: 1 viên/ngày 10mg hoặc chia làm 2 lần uống trong ngày, mỗi lần 5mg.

LƯU Ý: Tuyệt đối không được sử dụng Cetirizin cho trẻ em dưới 6 tuổi. Vì nó có thể gây ra một số ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này.

Thuốc Cetirizin
Thuốc Cetirizin

3.3. Claritin

Claritin là thuốc trị viêm mũi dị ứng cho bé thường được các bác sĩ lựa chọn. Đây là thuốc có chứa hoạt chất Loratadin, có tác dụng kìm hãm, kiểm soát hoạt động của histamin trong cơ thể và làm giảm các triệu chứng của phản ứng dị ứng.

Liều dùng cho trẻ được chia như sau:

  • Đối với trẻ trên 30kg: Dùng 10mL/ngày bằng khoảng 2 thìa cafe
  • Trẻ dưới 30kg: Dùng 5mL/ngày bằng khoảng 1 thìa cafe.

Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như: Đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy,… Người thân bệnh nhân cần chủ động theo dõi phản ứng của trẻ sau khi dùng thuốc và báo ngay với bác sĩ khi trẻ xuất hiện các phản ứng bất thường.

3.4. Thuốc Loratadine

Đây cũng một là thuốc trị viêm mũi dị ứng cho bé thuộc nhóm histamin và được sử dụng khá phổ biến nhằm điều trị và cải thiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Tác dụng: 

  • Thuốc giúp cải thiện các triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi,… do viêm mũi dị ứng.
  • Thuốc cũng được chỉ định trong điều trị sổ mũi, nổi mẩn ngứa trên da và một số tình trạng dị ứng khác.

Liều lượng: Tùy theo độ tuổi, tình trạng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn và chỉ định dùng thuốc phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể.

LƯU Ý: Tuyệt đối không được dùng thuốc cho TRẺ EM DƯỚI 2 TUỔI.

Tác dụng phụ: 

  • Khi sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như: đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi,… 
  • Trong một số trường hợp Loratadine có thể gây các triệu chứng nguy hiểm như: đau đầu dữ dội, tăng nhịp tim,… Trong trường hợp này người bệnh cần ngừng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý và can thiệp kịp thời.
Thuốc Loratadine
Thuốc Loratadine

3.5. Thuốc Allegra Allergy

Đây là một trong những thuốc trị viêm mũi dị ứng cho bé thuộc nhóm kháng histamin. Thành phần chính của thuốc là Fexofenadine có tác dụng kiểm soát tình trạng giải phóng kháng histamin của cơ thể, nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Tác dụng: Kiểm soát các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như: chảy nước mũi, ngứa mũi, sổ mũi, nghẹt mũi,…

Liều lượng: Thuốc chỉ định dùng cho người lớn và trẻ nhỏ trên 12 tuổi

  • Đối với trẻ trên 12 tuổi: Dùng 1 viên nén hoặc 1 viên nang mỗi ngày. Uống sau khi ăn no khoảng 30 phút.

Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây một số tác dụng không mong muốn như: Buồn ngủ, buồn nôn, mệt mỏi,… Vì vậy, sau khi cho con uống thuốc, mẹ cần theo dõi và kịp thời trao đổi với bác sĩ khi trẻ có các phản ứng bất thường.

3.6. Allergex 

Đây là thuốc kháng sinh với thành phần chính là Acrivastine 8mg. 

Tác dụng: Làm giảm nhanh các triệu chứng của viêm mũi dị ứng và điều trị các tác nhân gây bệnh là virus, vi khuẩn.

Liều dùng: Thuốc được chỉ định dùng cho người dưới 65 tuổi và trẻ nhỏ trên 12 tuổi. Liều lượng dành cho trẻ như sau:

  • Trẻ trên 12 tuổi: Mỗi lần uống 1 viên. Ngày uống 3 lần vào buổi sáng, trưa, tối. Uống sau bữa ăn khoảng 30 phút.

Tác dụng phụ: Khi sử dụng cho trẻ, các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi tình trạng cơ thể của bé để liên hệ với bác sĩ và xử lý kịp thời khi thấy triệu chứng bất thường.

Allergex
Allergex

3.7. Thuốc xịt Nasonex 0,05%

Đây là thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng của Đức và có thể sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi, người trưởng thành. Nó thường được dùng như một loại thuốc dự phòng và sử dụng khoảng 2 - 4 tuần trước khi mùa viêm mũi dị ứng hoặc các bệnh về đường hô hấp tái phát.

Thành phần chính của thuốc là Mometason - đây là một chất dẫn xuất của corticoid dùng trong chống viêm, kháng dị ứng.

Tác dụng: Thuốc có tác dụng điều trị các triệu chứng sổ mũi, hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, viêm mũi dị ứng và các triệu chứng của bệnh viêm xoang cấp,…

Cách dùng: Lắc kỹ bình xịt trước khi dùng rồi xịt trực tiếp vào mũi theo liều lượng được chỉ định.

Liều lượng:

  • Trẻ từ 2 - 11 tuổi: Ngày 1 lần, mỗi bên mũi xịt khoảng 50mcg (1 lần xịt)
  • Trẻ từ 12 tuổi: Ngày 1 lần. Mỗi bên mũi xịt khoảng 100mcg (2 lần xịt)
  • Trường hợp viêm mũi dị ứng nặng: Dùng ngày 1 lần. Xịt mỗi bên khoảng 200mcg (4 lần xịt)

Tác dụng phụ: Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai, người đang cho con bú, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm,…

3.8. Thuốc xịt Nozeytin

Đây là loại thuốc được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang cho trẻ từ 5 tuổi trở lên. Thành phần chính là Azelastin, có tác dụng làm gián đoạn quá trình phóng thích histamin của cơ thể - tác nhân gây dị ứng da và niêm mạc. 

Ngoài ra, Azelastin còn giúp cải thiện các triệu chứng hô hấp cấp như sổ mũi, chảy nước mũi,... rất hiệu quả.

Cách dùng: Lắc đều thuốc trước khi xịt và xịt theo liều lượng chỉ định.

Liều lượng:

  • Trẻ từ 5 - 12 tuổi: Xịt mỗi bên mũi 1 lần (khoảng 50cmg). Ngày 2 lần sáng và tối
  • Trẻ trên 12 tuổi và người lớn: Xịt mỗi bên mũi 1 - 2 lần (50 - 100cmg), ngày dùng 2 liều.

LƯU Ý: Tuyệt đối KHÔNG SỬ DỤNG CHO TRẺ DƯỚI 5 TUỔI

Chống chỉ định: Không dùng cho các trường hợp mắc bệnh về tim, huyết áp cao, cường áp, tiểu đường,…

Tác dụng phụ: Sử dụng quá liều có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: buồn nôn, hắt hơi, rát mũi,…

Thuốc xịt Nozeytin
Thuốc xịt Nozeytin

3. Lưu ý khi dùng thuốc trị viêm mũi dị ứng ở trẻ

Khi sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng cho bé các bậc phụ huynh cần lưu ý những điểm sau:

  • Nên đưa trẻ đi khám khi các triệu chứng viêm mũi dị ứng của trẻ kéo dài không dứt để được chẩn đoán kịp thời. 
  • Khi sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng cho bé cha mẹ cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Không tự ý sử dụng thuốc, thay thế thuốc của bác sĩ khi không có sự đồng ý của bác sĩ chính. 
  • Hạn chế trẻ tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh như chó, mèo, phấn hoa, bụi bẩn,....
  • Bổ sung thực phẩm cho trẻ như hoa quả, rau xanh, nước ép,... giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.
  • ...

Trên đây là những thuốc trị viêm mũi dị ứng cho bé thường dùng mà các bậc phụ huynh nên biết và có thể tìm hiểu thêm. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có thêm cho mình những thông tin hữu ích. Hãy like và chia sẻ bài viết cho mọi người xung quanh bạn cùng tìm hiểu nhé.

Mọi câu hỏi của bạn liên quan đến các sản phẩm của Thiên Tri vui lòng gọi điện đến hotline 0867 995 518 để được tư vấn ngay.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Các tiêu chí lựa chọn siro ho cho bé
Lựa chọn loại siro an toàn, hiệu quả tốt giúp trẻ giảm ngay triệu chứng ho. Tìm hiểu thêm>>
Tất tật những điều bạn nên biết về bệnh Lao màng phổi
Lao màng phổi là một trong những bệnh lao ngoài phổi nguy hiểm. Tìm hiểu thêm>>>
Phác đồ điều trị lao hiệu quả nhất hiện nay
Cần điều trị bệnh kịp thời để bệnh không tiến triển nặng hơn và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Các triệu chứng lao phổi thường gặp
Triệu chứng của lao phổi có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác.
Những điều bạn cần biết về bệnh lao phổi
Lao phổi là một trong những tình trạng bệnh lao thường gặp nhất.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi