Top thuốc trị hen suyễn tốt nhất hiện nay

Thuốc trị hen suyễn được sử dụng với mục đích nhằm cắt cơn hen, giảm sự khó chịu cho bệnh nhân. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhóm thuốc đặc trị bệnh hen suyễn. Vậy các loại thuốc trị hen suyễn tốt nhất hiện nay gồm những loại nào và cách sử dụng chúng ra sao? Mời bạn đọc hãy cùng nhau tìm hiểu qua các thông tin dưới đây!

Mục lục [ Ẩn ]
Thuốc trị hen suyễn tốt nhất hiện nay
Thuốc trị hen suyễn tốt nhất hiện nay

1. Điều trị bệnh hen suyễn có khỏi được không?

Bệnh hen suyễn hay còn được gọi là bệnh viêm phế quản, là một bệnh lý hô hấp mạn tính và tái diễn nhiều lần. 

Hiện nay, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa chưa thể khẳng định được có thể chữa trị hoàn toàn và tận gốc đối với bệnh này hay không. Tuy nhiên việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh hen suyễn là vấn đề hoàn toàn có thể chủ động được để giúp cho các bệnh nhân có cuộc sống bình thường. 

Kiểm soát và phòng ngừa là chìa khóa chính giúp hạn chế các cơn hen cấp tính ở bệnh nhân. Vấn đề điều trị hen suyễn thường bao gồm các khía cạnh cụ thể như cắt cơn hen khi cần thiết, sử dụng thuốc duy trì để kiểm soát bệnh và phòng tránh các yếu tố nguy cơ. 

>> Xem thêm: 

2. Các thuốc trị hen suyễn

Như đã được đề cập ở trên, điều trị tận gốc bệnh hen suyễn dường như là một vấn đề khá nan giải và khó khăn. Chúng ta chỉ có thể sử dụng các thuốc trị hen suyễn để kiểm soát các triệu chứng của bệnh đối với người bị hen.

Hiện nay, trong phác đồ điều trị bệnh hen phế quản của các bác sĩ chuyên ngành hô hấp thường bao gồm các nhóm thuốc sau đây:

2.1. Các thuốc dạng xịt tác dụng kéo dài

Với các dạng thuốc xịt phun có tác dụng kéo dài, bệnh nhân thường được kê cho sử dụng thuốc corticoid dạng hít. 

Đây là nhóm thuốc trị hen suyễn có tác dụng giúp giảm tình trạng nghiêm trọng cho phản ứng viêm ở đường hô hấp. Các corticoid dạng hít được sử dụng trong điều trị cắt cơn hen được kể đến như beclomethasone, flunisolide, fluticasone,....

Để tăng tác dụng điều trị, các thuốc xịt corticoid thường được phối hợp với các thuốc giãn phế quản nhóm cường beta như salmeterol, vilanterol,... Sự phối hợp này giúp quá trình giãn nở phế quản của bệnh nhân dễ dàng hơn khi hít thở, đồng thời còn có tác dụng giảm viêm, kiểm soát tốt cơn hen.

Ngoài ra, Để bổ trợ cho quá trình điều trị cắt cơn hen ở bệnh nhân, bác sĩ còn thường sử dụng thuốc kháng cholinergic tác dụng kéo dài để giãn cơ trơn đường hô hấp và giảm quá trình tiết đờm tại đây. 

Các thuốc dạng xịt tác dụng kéo dài
Các thuốc dạng xịt tác dụng kéo dài

2.2. Các thuốc trị hen suyễn sử dụng đường uống

Các thuốc trị hen suyễn đường uống có thể được sử dụng phối hợp khi bệnh nhân vẫn đang sử dụng thuốc xịt phun. Tuy nhiên khi sử dụng corticoid dạng xịt, bệnh nhân nên lựa chọn nhóm thuốc kháng leukotriene để dùng phối hợp. Đây là các thuốc có tác dụng chậm và có tác dụng với trường hợp hen suyễn có bệnh lý đi kèm. 

Để cắt cơn hen phế quản cấp tính, corticoid dạng uống (đặc biệt là prednisolone) nhằm giảm viêm đường hô hấp khi bệnh nhân tái phát các cơn ho hen cấp tính.

2.3. Các dạng thuốc sinh học để cắt cơn hen

Nhóm thuốc sinh học ở dạng thuốc tiêm được sử dụng cho các bệnh nhân hen suyễn thể nặng khó kiểm soát sau khi biện pháp sử dụng thuốc xịt phun và thuốc uống không mang lại hiệu quả tích cực. 

Cơ chế của nhóm thuốc sinh học cụ thể là sự tác dụng của chúng lên hệ miễn dịch bệnh nhân nhằm mục đích tăng các các thể IgE. Một số thuốc trị hen suyễn điển hình của nhóm này là” benralizumab, mepolizumab,...

Tuy nhiên, vì chi phí để nghiên cứu và sản xuất các thuốc sinh học tương đối lớn, cho nên nhóm thuốc này có giá thành khá cao. Các bác sĩ cũng phải xem xét kỹ lưỡng trước khi chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc này để cắt các cơn hen do một số tác dụng không mong muốn của chúng. 

3. Top thuốc trị hen suyễn tốt nhất hiện nay

Để điều trị bệnh hen suyễn hiệu quả bệnh nhân có thể sử dụng các thuốc thuộc các nhóm trên. Tuy nhiên, việc sử dụng chính xác cụ thể thuốc nào cũng như sử dụng như thế nào thì không phải ai cũng đã nắm rõ. Vì vậy, bài viết xin giới thiệu một số thuốc trị hen suyễn tốt nhất hiện nay và được sử dụng nhiều nhất:

3.1. Salbutamol

Salbutamol là một thuốc trị hen suyễn khá phổ biến được sử dụng từ trước đến nay. 

Thành phần thuốc: Salbutamol dạng xịt.

Công dụng: 

  • Đây là một loại thuốc xịt điều trị hen suyễn cổ điển thuộc nhóm thuốc cường beta adrenergic.
  • Thuốc ở dạng khí dung có tác dụng giải phóng các histamin, tăng tính hoạt động của hệ thống lông mao phổi và giảm tính thấm ở mao mạch phổi. Do đó giúp tăng cường khả năng chống viêm của các thuốc corticoid. 
Salbutamol
Salbutamol

Tác dụng không mong muốn: Nếu quá lạm dụng salbutamol trong điều trị hen suyễn, bệnh nhân có thể xảy ra các tác dụng phụ như sau: 

  • Đánh trống ngực. 
  • Tim đập nhanh. 
  • Hạ kali huyết…

Lưu ý khi dùng: 

  • Salbutamol được chỉ định trong các trường hợp hen, tắc nghẽn đường hô hấp có khả năng hồi phục. 
  • Đối với các cơn hen cấp tính: hít định liều khoảng 100 - 200mcg (tương ứng với 3 - 4 lần xịt). Mỗi ngày chỉ được sử dụng tối đa 3 - 4 lần. 
  • Đồi với các dạng hen nặng, hít liều từ 2.5 - 5mg. Dùng tối đa 4 lần một ngày. 

Giá bán tham khảo: từ 100.000 VNĐ. 

3.2. Ipratropium bromide

Còn được biết đến nhiều với tên biệt dược là Atrovent. Đây cũng là một thuốc trị hen suyễn dùng dưới dạng khí dung và chỉ có 1% thuốc được hấp thu nên ít gây ra các tác dụng không mong muốn. 

Thành phần: Ipratropium bromide khí dung. 

Công dụng: 

  • Thuốc có tác dụng giãn phế quản ở người mắc bệnh hen và tác dụng giảm nhẹ các cơn hen. Do vậy thuốc thường được sử dụng phối kết hợp với các thuốc khác như thuốc cường giao cảm tác dụng ngắn. 
  • Thuốc có tác dụng tốt trong quá trình điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Tác dụng không mong muốn: 

  • Thuốc có khả năng gây tăng nhãn áp, phì đại tuyến tiền liệt và nghẽn tắc dòng chảy từ bàng quang. Ngoài ra, bệnh nhân sử dụng thuốc này còn có các triệu chứng như khô miệng, nôn và buồn nôn, đau đầu, mỏi người, đôi khi còn có tình trạng táo bón. 

Lưu ý khi dùng: Hít mỗi lần khoảng 20 - 40mcg, sử dụng tối đa từ 3 - 4 lần mỗi ngày. 

Giá bán tham khảo: từ 90.000 VNĐ. 

3.3. Beclometason dipropionat 

Đây là một loại glucocorticoid được sử dụng trong điều trị hen suyễn. 

Beclometason dipropionat
Beclometason dipropionat

Tác dụng: Chống viêm, giảm nhanh các biểu hiện phù nề, giảm tiết dịch nhầy và giảm mạnh các phản ứng dị ứng trong cơ thể. 

Cách dùng: Liều lượng mỗi lần sử dụng từ 100 - 400mcg và mỗi ngày chỉ nên sử dụng từ 2 đến tối đa là 3 lần. 

Tác dụng không mong muốn: Đau đầu, chóng mặt, giảm trí nhớ, nôn và buồn nôn...

Lưu ý khi dùng: Đây là thuốc xịt điều trị bệnh hen suyễn thường được sử dụng vì nó ít gây ra tác dụng mong muốn toàn thân nặng. 

Giá tham khảo: Có thể giao động từ 150.000 đến 200.000 VNĐ. 

3.4. Montelukast

Montelukast là một trong các thuốc trị hen suyễn đường uống thuộc nhóm kháng leukotriene có thể dùng phối hợp với các thuốc đường phun hít để điều trị hen suyễn hiệu quả hơn.

Thuốc được bào chế ở 3 dạng chính là:

  • Viên nén: Singulair 5mg, 10mg
  • Viên nhai: Singulair 4mg
  • Gói cốm hạt: Singulair 4mg

Tác dụng: 

  • Dự phòng và điều trị bệnh hen phế quản mạn tính cho người lớn và trẻ em trên 6 tháng tuổi: Điều trị các cơn hen ban ngày và ban đêm, hen nhạy cảm với aspirin.
  • Dự phòng các cơn thắt phế quản do gắng sức; làm giảm triệu chứng của viêm mũi dị ứng ở người lớn và trẻ em.

Cách dùng:

  • Người lớn và trẻ em trên 15 tuổi: 10mg/ ngày.
  • Trẻ em: 6 - 14 tuổi: 5mg/ ngày; 6 tháng - 5 tuổi: 4mg/ ngày.

Chống chỉ định: Không sử dụng trong các trường hợp xuất hiện cơn hen cấp tính.

Lưu ý khi sử dụng: Gói cốm hạt có thể sử dụng bằng cách uống trực tiếp hoặc hoà tan trong sữa mẹ hay các dung dịch nuôi dưỡng trẻ. Không pha gói cốm vào các dung dịch khác. Dùng ngay trong vòng 15 phút sau khi mở.

Bệnh hen suyễn là một bệnh mạn tính là khó có thể chữa trị khỏi tận gốc được trong thời gian ngắn. Việc của chúng ta cần làm chỉ là sử dụng thuốc để ngăn chặn và phòng ngừa nguy cơ cũng như giảm thiểu tối đa các triệu chứng nhằm giúp bệnh nhân có cuộc sống thoải mái hơn. 

Hy vọng với các thuốc trị hen suyễn tốt nhất hiện nay được nêu ở trên, bạn đọc đã phần nào hiểu về bệnh và cách điều trị bệnh hiệu quả. Mọi câu hỏi của bạn liên quan đến các sản phẩm của chúng tôi vui lòng gọi điện đến hotline 0867 995 518 để được tư vấn ngay.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Các tiêu chí lựa chọn siro ho cho bé
Lựa chọn loại siro an toàn, hiệu quả tốt giúp trẻ giảm ngay triệu chứng ho. Tìm hiểu thêm>>
Tất tật những điều bạn nên biết về bệnh Lao màng phổi
Lao màng phổi là một trong những bệnh lao ngoài phổi nguy hiểm. Tìm hiểu thêm>>>
Phác đồ điều trị lao hiệu quả nhất hiện nay
Cần điều trị bệnh kịp thời để bệnh không tiến triển nặng hơn và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Các triệu chứng lao phổi thường gặp
Triệu chứng của lao phổi có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác.
Những điều bạn cần biết về bệnh lao phổi
Lao phổi là một trong những tình trạng bệnh lao thường gặp nhất.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi