Hen suyễn ở trẻ em

Hen suyễn ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ chậm phát triển cả thể chất và tinh thần. Nắm vững những thông tin sau sẽ giúp các bậc phụ huynh ngăn chặn bệnh hiệu quả. Đừng bỏ qua nhé!

Mục lục [ Ẩn ]
Hen phế quản ở trẻ nhỏ
Hen phế quản ở trẻ nhỏ

1. Hen suyễn ở trẻ em

Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản là bệnh lý viêm mạn tính của phế quản, gây tắc nghẽn đường thở theo từng cơn. Là bệnh hô hấp rất hay gặp, xuất hiện ở trẻ em.

Bệnh đang có xu hướng gia tăng hằng năm ở nước ta, với số người mắc bệnh chiếm tới 5% dân số. Trong đó, tỷ lệ hen suyễn ở trẻ em chiếm từ 8 - 12%, tập trung chủ yếu ở lứa tuổi 12 - 13 tuổi.

Theo thống kê mới nhất, Hà Nội có tới 8,1% trẻ em nội thành và 6,7% trẻ em ngoại thành bị hen còn tại thành phố Hồ Chí Minh, con số này cao hơn rất nhiều lên tới 29,1% trẻ dưới 18 tuổi mắc hen suyễn.

2. Triệu chứng hen suyễn ở trẻ em

Triệu chứng hen suyễn ở trẻ em rất đặc trưng và rõ rệt, tuy nhiên trong một vài trường hợp trẻ có thể xuất hiện một số biểu hiện lạ khác. Bên cạnh đó, các triệu chứng của hen suyễn ở trẻ em thường rất giống với triệu chứng của các bệnh đường hô hấp khác. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý và biết được điểm khác nhau giữa các căn bệnh này để có thể phân biệt được chúng.

Dưới đây là những triệu chứng phổ biến nhất khi trẻ bị hen suyễn:

Ho nhiều vào ban đêm

  • Ho là phản ứng của cơ thể đẩy các chất dị nguyên từ môi trường như lông động vật, khói bụi, phấn hoa,… ra bên ngoài hoặc ho trong trường hợp cảm lạnh, nhiễm khuẩn.
  • Nếu tình trạng ho không kèm theo đờm và thường tái phát nặng về đêm thì đây chính là một trong những triệu chứng hay gặp ở trẻ bị hen suyễn.

Thở khò khè, khò khè

  • Khi trẻ bị hen, đường thở của con sẽ bị phù nề tạo ra âm thanh rít, khò khè khi không khí đi qua. Hiện tượng này hay xảy ra khi bé ngủ hoặc lúc có các yếu tố gây kích ứng.

Trẻ thở nhanh và thở gấp

  • Đường dẫn khí của con bị thu hẹp nên lượng oxy cung cấp không đủ để duy trì các hoạt động sống. Do đó, các bé sẽ có biểu hiện thở nhanh và nặng nề hơn, kèm với giảm các hoạt động vui chơi thường ngày.

Ngoài ra, các bé bị hen suyễn còn có các triệu chứng khác như:

  • Trẻ hụt hơi, cảm giác yếu đuối, mệt mỏi, biếng ăn, không chịu bú.
  • Có vết chàm màu nhạt hoặc xanh trên da ở các vùng môi hoặc móng tay.
Lông động vật gây kích ứng hô hấp
Lông động vật gây kích ứng hô hấp

3. Nguyên nhân hen suyễn ở trẻ em

Trên thực tế bệnh hen suyễn có thể xảy ra với bất kỳ em nhỏ nào, nhưng chưa có nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn ghi nhận một số yếu tố được cho rằng có nguy cơ gây hen cho các bé, đó là:

  • Do di truyền: Trong gia đình khỏe mạnh, trẻ chỉ có khoảng 10% nguy cơ mắc hen; nếu gia đình có bố hoặc mẹ bị hen thì tỷ lệ trẻ bị hen là 25%; và tăng lên tới 50% nguy cơ mắc hen nếu bố và mẹ của trẻ đều bị bệnh này.
  • Cơ địa dị ứng: Các bé mắc bệnh dị ứng như chàm, viêm mũi dị ứng, mề đay,... có nguy cơ mắc thêm các bệnh dị ứng khác trong đó có hen suyễn. 
  • Trẻ bị thừa cân, béo phì.
  • Trẻ sinh non (trước 37 tuần) hoặc các bé có cân nặng sơ sinh thấp.
  • Trẻ hay bị nhiễm trùng đường hô hấp do virus hoặc vi khuẩn. Đặc biệt là bệnh viêm tiểu phế quản do virus hợp bào hô hấp RSV.

4. Biến chứng hen suyễn ở trẻ em

Hiện nay, tỷ lệ hen suyễn ở trẻ em ngày càng cao. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Xẹp phổi: Là một trong những biến chứng phổ biến, gặp ở 1/3 trẻ em bị hen.
  • Giãn phế nang đa tiểu thùy: Khi bị hen suyễn lâu năm, các phế nang thường xuyên bị giãn căng nên rất khó hồi phục. Cuối cùng, những phế nang này bị giãn hẳn và không thể hồi phục như lúc ban đầu.
  • Biến dạng lồng ngực: Lồng ngực của bé bị hen suyễn sẽ căng tròn, đường kính trước - sau gần bằng đường kính trái - phải. Trông như lồng ngực của trẻ bị nở rộng ở phía trước, xương ức cũng nhô ra phía trước.
  • Chậm phát triển thể chất: Do cây phế quản sẽ bị tắc nghẽn, trẻ sẽ bị khó thở liên tục nên ngủ không ngon. Điều đó ảnh hưởng đến sản sinh hormone tăng trưởng GH, kết hợp việc trẻ không được hoạt động thể lực mạnh dẫn đến chậm phát triển thể chất.
  • Nhiễm khuẩn hô hấp: Phế quản hay có đờm nên tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus phát triển. Biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa cũng hay gặp ở trẻ bị hen suyễn.
  • Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất: Khi trẻ chơi, hay hoạt động quá sức hoặc ho mạnh, thành phế nang dễ bị vỡ gây tràn màng phổi. Đây là một trong những nguyên nhân gây đột tử ở trẻ hen suyễn.
  • Suy hô hấp: Bé khó thở liên tục, da, môi, niêm mạc bị tím tái, máu nhiễm toan, đôi khi xảy ra ngừng thở ngay trong giấc ngủ.
  • Biến chứng do điều trị: Viêm loét dạ dày, hội chứng cushing, loãng xương,... do tác dụng phụ của corticoid. Nếu dùng quá nhiều thuốc giãn phế quản có thể tử vong đột ngột do mắc hội chứng phổi ức chế hoặc rối loạn nhịp tim.
Trẻ chậm phát triển về thể chất
Trẻ chậm phát triển về thể chất

5. Khám và điều trị hen suyễn ở trẻ em

Hen suyễn gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhỏ, có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị phù hợp. Việc chẩn đoán và điều trị sớm hen suyễn ở trẻ em là điều cấp bách phải làm.

5.1. Khám và chẩn đoán hen suyễn ở trẻ em

Để chẩn đoán chính xác nhằm xác định trẻ bị hen phế quản hay không, cần dựa vào bệnh sử, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của bé. Cụ thể:

Triệu chứng lâm sàng: Bao gồm các triệu chứng đặc trưng như: Trẻ bị khò khè kèm theo khó thở, ho và có thể kèm thêm một hoặc nhiều điều kiện sau:

  • Tái phát thường xuyên và nặng hơn về đêm, sáng sớm.
  • Xảy ra khi con khóc, cười, khi gắng sức, hoặc khi tiếp xúc với vật nuôi, khói thuốc lá, không khí lạnh.
  • Có tiền sử dị ứng: Chàm da, viêm mũi dị ứng, mề đay.
  • Xảy ra khi không có nhiễm khuẩn hô hấp.
  • Có người trong gia đình bị hen hoặc dị ứng.
  • Có ran ngáy hoặc ran rít khi nghe phổi.
  • Đáp ứng với các phương pháp điều trị hen suyễn.

Triệu chứng khò khè của trẻ cần phải được nhận định bởi bác sĩ chuyên khoa, vì các bậc phụ huynh có thể nhầm lẫn chúng với các tiếng thở bất thường khác.

Chẩn đoán cận lâm sàng: Không có xét nghiệm nào khẳng định chắc chắn được tình trạng hen ở các bé dưới 5 tuổi. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh của trẻ dựa trên các kỹ thuật sau:

  • Chụp X - quang ngực: Được chỉ định thực hiện với các trường hợp hen suyễn nặng hoặc có dấu hiệu lâm sàng gợi ý bệnh lý khác kèm theo.
  • Xét nghiệm lẩy da (định lượng IgE đặc hiệu): Giúp đánh giá tình trạng mẫn cảm của bệnh nhi với các dị nguyên.
  • Dao động xung ký (IOS): Đây là phương pháp đo kháng lực đường thở chuyên biệt, giúp đánh giá giới hạn luồng khí của người bệnh.
  • Xét nghiệm FeNO: Giúp đánh giá tình trạng viêm đường thở.

Chẩn đoán xác định hen suyễn: Chẩn đoán xác định trẻ bị hen suyễn nếu thỏa mãn 5 tiêu chuẩn sau:

  • Ho, khò khè tái đi tái lại.
  • Có hội chứng tắc nghẽn đường thở, với biểu hiện lâm sàng là có ran ngáy, ran rít.
  • Có tiền sử gia đình hoặc bản thân bị dị ứng, có yếu tố khởi phát cơn hen.
  • Có đáp ứng khi dùng thuốc giãn phế quản, tình trạng xấu đi khi ngưng thuốc.
  • Đã loại trừ nguyên nhân khác gây khò khè.

5.2. Điều trị hen suyễn ở trẻ em

Với trẻ bị hen, có thể tham khảo phương pháp điều trị như sau:

Điều trị hen suyễn ở trẻ chủ yếu bằng thuốc
Điều trị hen suyễn ở trẻ chủ yếu bằng thuốc
  • Cơn hen nhẹ: Sử dụng khí dung Ventolin liều 0,05 - 0,15mg/kg nhắc lại sau 30 phút hoặc dùng thuốc giãn phế quản Terbutaline sulphate (Bricanyl,...) hay nhóm salbutamol (Ventolin, Solmux Broncho,...); kết hợp với làm sạch mũi và thông thoáng đường thở (Sterimar,...) .
  • Cơn hen vừa: Dùng khí dung kết hợp giữa ventolin làm giãn phế quản với thuốc thuộc nhóm corticoid ở dạng phun sương như Budesonide (Pulmicort, Symbicort,...), Fluticasone propionate (Flixotide), 
  • Cơn hen nặng: Kết hợp khí dung và thở oxy, dùng thêm kháng sinh nếu có bội nhiễm.
  • Cơn hen ác tính: Cấp cứu tại bệnh viện. Cho thở oxy, dùng khí dung hoặc tiêm tĩnh mạch corticoid và thuốc giãn phế quản. Tình trạng nặng hơn có thể phải đặt nội khí quản và thở máy.
>> Xem thêm: Top thuốc trị hen suyễn tốt nhất hiện nay

6. Chăm sóc và phòng ngừa bệnh hen suyễn ở trẻ em

Bệnh hen là bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ nếu không được điều trị thích hợp nó có thể theo trẻ đến khi trưởng thành và cho đến mãi sau này. Vì vậy, cha mẹ hãy lưu ý những điểm sau để giúp con tránh xa căn bệnh này.

Để trẻ tránh xa các yếu tố khởi phát cơn hen bằng cách:

  • Không nên nuôi thú cưng, hay cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với thú cưng.
  • Không hút thuốc nơi gần trẻ em.
  • Tránh dùng các loại thuốc xịt như thuốc xịt côn trùng, nước hoa xịt phòng,...
  • Tránh nhang khói
  • Phòng ngủ của bé cần được dọn dẹp sạch sẽ; không nên trải thảm trong nhà; thường xuyên giặt chăn, màn và phơi ngoài nắng; duy trì không khí trong lành.
  • Cân nhắc ngừng sử dụng các thuốc nghi ngờ làm khởi phát cơn hen như thuốc ức chế beta, thuốc kháng viêm không steroid theo đánh giá lợi ích - nguy cơ trong từng trường hợp. 

Sử dụng thuốc phòng ngừa cơn hen lâu dài khi trẻ có các biểu hiện sau:

  • Bệnh không được kiểm soát tốt.
  • Con thường xuyên lên cơn hen với tần suất hơn 1 lần/ tuần và ít nhất 4 cơn trong 1 tháng, trẻ bị thức giấc vì cơn hen nhiều hơn 2 lần/ tháng, hoặc trẻ phải dùng các thuốc cắt cơn hen hàng ngày.
  • Trẻ từng nhập viện vì lên cơn hen nặng.

Ngoài ra, việc huấn luyện kỹ năng sử dụng thuốc hít cho các bậc phụ huynh là một việc vô cùng quan trọng.

Bởi vì các bé nhỏ hầu như không thể sử dụng thành thạo được một dụng cụ y tế phức tạp như thuốc hít và việc sử dụng sai cách sẽ làm thuốc không cắt được cơn hen của trẻ và gây ra nhiều biến cố đáng tiếc khác.

Chăm sóc sức khỏe cho trẻ
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ

Trên đây là những thông tin tóm tắt nhất về căn bệnh hen suyễn ở trẻ em. Nếu thấy bài viết hay, bạn đừng quên like và chia sẻ về tường để có nhiều bậc phụ huynh cũng nắm bắt được kiến thức về căn bệnh này.

Mọi câu hỏi của bạn liên quan đến các sản phẩm của Thiên Tri vui lòng gọi điện đến số điện thoại 0867 995 518 để được tư vấn ngay.

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Các tiêu chí lựa chọn siro ho cho bé
Lựa chọn loại siro an toàn, hiệu quả tốt giúp trẻ giảm ngay triệu chứng ho. Tìm hiểu thêm>>
Tất tật những điều bạn nên biết về bệnh Lao màng phổi
Lao màng phổi là một trong những bệnh lao ngoài phổi nguy hiểm. Tìm hiểu thêm>>>
Phác đồ điều trị lao hiệu quả nhất hiện nay
Cần điều trị bệnh kịp thời để bệnh không tiến triển nặng hơn và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Các triệu chứng lao phổi thường gặp
Triệu chứng của lao phổi có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác.
Những điều bạn cần biết về bệnh lao phổi
Lao phổi là một trong những tình trạng bệnh lao thường gặp nhất.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi