Bệnh viêm phổi ở trẻ em

Tình trạng viêm phổi ở trẻ em rất phổ biến, nó có thể để lại nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy để hạn chế biến chứng của bệnh và bảo vệ sức khỏe của trẻ, mời các bậc phụ huynh tham khảo bài viết sau về bệnh viêm phổi ở trẻ em.

Mục lục [ Ẩn ]
Bệnh viêm phổi ở trẻ em
Bệnh viêm phổi ở trẻ em

1. Tình trạng viêm phổi ở trẻ em

Bệnh viêm phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của trẻ dưới 5 tuổi. Mỗi ngày trên thế giới có thể có khoảng 2500 trẻ em tử vong do viêm phổi và đa số trong số đó là trẻ dưới 1 tuổi.

Khi trẻ bị viêm phổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh thì trẻ rất dễ bị suy hô hấp và nếu không được điều trị kịp thời trẻ có thể bị tử vong. 

Bên cạnh đó, khi trẻ bị viêm phổi trẻ còn có thể bị sốt cao, co giật, bỏ ăn, bỏ bú, tiêu chảy,... Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý đến các biểu hiện sớm của bệnh viêm phổi ở trẻ em, các dấu hiệu nguy hiểm và tình trạng cấp cứu để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.

Hầu hết trẻ nhỏ đều có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phổi nhưng các trẻ thuộc các đối tượng sau có khả năng mắc viêm phổi cao hơn các trẻ khác như: 

  • Trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh (dưới 2 tháng tuổi)
  • Trẻ đẻ non, nhẹ cân
  • Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ
  • Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh, đường hô hấp dị dạng, suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh
  • Trẻ có điều kiện nuôi dưỡng không tốt, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, ô nhiễm môi trường
  • Trẻ có cơ địa dị ứng, mẫn cảm,...

2. Triệu chứng viêm phổi ở trẻ em

Việc phát hiện sớm và điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em sẽ giúp làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em. Vì vậy, các bậc cha mẹ, hay người chăm sóc trẻ cần biết các dấu hiệu về bệnh viêm phổi ở trẻ để có thể phát hiện bệnh ở trẻ kịp thời.

Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh

  • Sốt cao trên 39℃, mệt mỏi, nằm li bì và ngủ liên tục
  • Khó thở, thở nhanh, tức ngực
  • Ho khan sau đó ho có đờm, đờm trắng rồi chuyển xanh hoặc vàng
  • Môi và da xanh, nhợt nhạt do cơ thể không đủ oxy
  • Đau bụng, nôn trớ hoặc tiêu chảy
  • Bỏ bú
Triệu chứng viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường gặp
Triệu chứng viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường gặp

Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ nhỏ

  • Thở rất nhanh, thở rít hoặc thở khò khè, đau tức ngực
  • Sốt, ho, nghẹt mũi, ớn lạnh
  • Nôn ói, đau bụng, tiêu chảy
  • Mệt mỏi, ít vận động, mất cảm giác thèm ăn
  • Môi, đầu móng tay xanh hoặc xám

3. Nguyên nhân trẻ bị viêm phổi

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm phổi trong đó thường gặp là viêm phổi do vi khuẩn, virus, nấm, hóa chất,... Đối với trẻ em nguyên nhân gây bệnh viêm phổi cũng rất nhiều, phong phú so với người lớn do sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện.

Với trẻ trên 5 tuổi, tình trạng viêm phổi ở trẻ em thường gặp do các vi khuẩn không điển hình gây ra như: Mycoplasma Pneumonia, Chlamydia Pneumoniae, phế cầu, các loại siêu vi hô hấp.

Còn đối với trẻ em dưới 5 tuổi, nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em thường do vi khuẩn gây nên, các vi khuẩn thường gặp như: Phế cầu, tụ cầu vàng, liên cầu pyogenes.

Với trẻ dưới 2 tháng tuổi, ngoài những nguyên nhân gây bệnh như các trẻ dưới 5 tuổi thì một số vi khuẩn đường ruột như: E.Coli, Proteus...do mẹ truyền qua cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ em dưới 2 tháng.

4. Biến chứng của viêm phổi ở trẻ em

Viêm phổi ở trẻ em có nguy hiểm không? là câu hỏi mà hầu hết các bậc cha mẹ đề đặt ra cho bác sĩ và bản thân khi con mình bị viêm phổi.

Bệnh viêm phổi ở trẻ em có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng phụ thuộc và sức khỏe của từng trẻ. Trong những trường hợp nếu trẻ không được phát hiện và điều trị kịp thời thì nó có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nghiêm trọng như:

  • Nhiễm trùng huyết: Đây là tình trạng vi khuẩn gây bệnh viêm phổi ở trẻ em đã xâm nhập vào hệ tuần hoàn dẫn đến tình trạng nhiễm trùng máu và sốc biến chứng nhiễm trùng. Biến chứng này rất khó điều trị và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ cũng như có thể gây tử vong.
  • Tràn mủ màng phổi: Gây nên khó khăn trong việc hô hấp ở trẻ, dẫn đến lượng bạch cầu tăng cao và xuất hiện tình trạng kháng thuốc.
  • Viêm màng não: Gây nên tổn thương não vĩnh viễn, rối loạn thần kinh và đe dọa tính mạng của trẻ.
  • Hội chứng suy hô hấp cấp: Biến chứng này sẽ gây áp xe phổi, trẻ có thể bị viêm phổi mạn tính và suy giảm hệ miễn dịch.
  • Tràn dịch màng tim, trụy tim: Nếu trẻ bị viêm phổi và không được phát hiện, điều trị sớm, thì bệnh viêm phổi ở trẻ em có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tuần hoàn gây nên tình trạng tràn dịch màng tim, bóng tim to, trụy tim,…
  • Ngoài những biến chứng trên, trẻ cũng có thể gặp các biến chứng khác như: viêm nội tâm mạc, viêm phúc mạc, viêm khớp,…
Viêm phổi để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ
Viêm phổi để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ

5. Khi nào nên đưa trẻ đi khám?

Không phải tất cả các trường hợp trẻ bị viêm phổi đều phải nhập viện. Trẻ có thể được khám và điều trị tại nhà nếu bệnh ở mức độ nhẹ. 

Tuy nhiên, khi trẻ có các dấu hiệu sau thì bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để xử trí kịp thời.

  • Trẻ sốt cao kéo dài: Sốt cao có thể là triệu chứng của nhiều bệnh, tuy nhiên khi trẻ sốt cao kéo dài trong vòng 2 - 3 ngày liên tụ thì đây là triệu chứng viêm phổi.
  • Co lõm lồng ngực: Triệu chứng này xuất hiện là khi trẻ đã bị viêm phổi nặng. 
  • Cơ thể tím tái: Da nhợt nhạt và tím lại ở mặt, chân, tay cho đến toàn thân. Khi trẻ gặp tình trạng này mà không được phát hiện và cấp cứu kịp thời, thì bệnh có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí dẫn đến tử vong.
  • Một số triệu chứng khác: Khó thở, thở khò khè, đau ngực, môi khô, kèm theo mệt mỏi chán ăn,…

6. Điều trị viêm phổi ở trẻ em

Khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh viêm phổi ở trẻ, cần đưa trẻ đi khám ngay để tránh trường hợp trẻ bị mắc bệnh và trở nên nặng hơn. Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ sử dụng thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác khi không được chỉ định của bác sĩ. 

Khi chưa thể đưa trẻ đi khám thì các bậc cha mẹ, người chăm sóc trẻ nên thực hiện các biện pháp hỗ trợ tích cực cho trẻ như: Giữ ấm cho trẻ, không cho trẻ vận động nhiều, ăn uống đầy đủ, tìm cách làm giảm tình trạng ho ở trẻ.

Ho là phản ứng của cơ thể nhằm giúp trẻ loại bỏ các chất cặn, dịch viêm cùng với ổ kháng nguyên ra khỏi đường hô hấp. Vì vậy, cha mẹ cần có phương pháp giúp trẻ ho đúng cách. Còn đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh cần can thiệp đúng cách để giúp trẻ loại bỏ các dịch này ra ngoài. 

Khi đưa trẻ đi khám và được bác sĩ kê thuốc, cha mẹ cần cho trẻ sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó có thể kết hợp các biện pháp nâng cao sức đề kháng cho trẻ và khi trẻ phát sốt cần sử dụng thuốc để trẻ hạ sốt ngay.

7. Chăm sóc và phòng ngừa viêm phổi ở trẻ em

Để biết cách phòng bệnh viêm phổi ở trẻ em hiệu quả các bậc phụ huynh cần hiểu rõ được các nguyên nhân gây bệnh ở trẻ. Vì vậy, để chăm sóc và phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ em các bậc cha mẹ cần lưu ý những điểm sau:

  • Tốt nhất nên cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu vì trong sữa mẹ chứa nhiều kháng thể, giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh viêm phổi.
  • Luôn giữ môi trường xung quanh trẻ được sạch sẽ, hạn chế khói bụi, khói thuốc lá.
  • Tiêm phòng vacxin cho trẻ đầy đủ, ngoài các kháng thể được truyền từ mẹ thì các kháng thể từ kháng sinh sẽ giúp trẻ tự tạo ra hàng rào miễn dịch cho bản thân.
  • Giữ ấm cho trẻ, tránh để trẻ bị lạnh, đặc biệt là khi trời trở lạnh hay thay đổi thời tiết đột ngột.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với người đang bị cúm, cảm lạnh hay người mắc bệnh viêm phổi.
  • Rửa tay cho trẻ sạch sẽ, sau khi đi vệ sinh, đi từ ngoài về, trước khi ăn cơm,... 
  • Người chăm sóc trẻ cũng cần rửa tay sạch sẽ để hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm vi khuẩn sang cho trẻ.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ như vitamin A, kẽm,... cũng giúp trẻ phòng người bệnh viêm phổi.
Cần có phương pháp chăm sóc trẻ thích hợp để giảm khả năng mắc bệnh
Cần có phương pháp chăm sóc trẻ thích hợp để giảm khả năng mắc bệnh

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm phổi ở trẻ em mà Thiên Tri đã tổng hợp giúp các bậc phụ huynh. Hy vọng thông qua bài viết các bậc cha mẹ đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Hãy like và chia sẻ bài viết cho mọi người xung quanh bạn cùng tìm hiểu nhé.

Mọi câu hỏi của bạn liên quan đến sản phẩm của Thiên Tri vui lòng gọi điện đến hotline 0867 995 518 để được tư vấn ngay.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Các tiêu chí lựa chọn siro ho cho bé
Lựa chọn loại siro an toàn, hiệu quả tốt giúp trẻ giảm ngay triệu chứng ho. Tìm hiểu thêm>>
Tất tật những điều bạn nên biết về bệnh Lao màng phổi
Lao màng phổi là một trong những bệnh lao ngoài phổi nguy hiểm. Tìm hiểu thêm>>>
Phác đồ điều trị lao hiệu quả nhất hiện nay
Cần điều trị bệnh kịp thời để bệnh không tiến triển nặng hơn và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Các triệu chứng lao phổi thường gặp
Triệu chứng của lao phổi có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác.
Những điều bạn cần biết về bệnh lao phổi
Lao phổi là một trong những tình trạng bệnh lao thường gặp nhất.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi