Các cách trị đau họng hiệu quả

Khi mắc bệnh mọi người thường chọn phương pháp sử dụng thuốc để điều trị bệnh. Tuy nhiên gặp tình trạng đau họng, các bạn nên sử dụng các cách trị đau họng tại nhà trước khi dùng đến thuốc vì hầu hết các phương pháp dân gian đều đem lại hiệu quả cao trong các trường hợp đau họng thường gặp. 

Để biết và hiểu thêm cách sử dụng các phương pháp này mời bạn đọc tham khảo bài viết sau cùng Thiên Tri nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Các phương pháp trị đau họng
Các phương pháp trị đau họng

1. Chữa đau họng tại nhà

Có nhiều nguyên nhân gây đau họng mà người bệnh có thể tự điều trị tại nhà và làm giảm tình trạng đau họng tại nhà bằng các phương pháp dân gian hay mẹo trị đau họng, vừa an toàn vừa đem lại hiệu quả cao.

Sử dụng thảo dược trị đau họng

  • Từ lâu một số loại thảo dược đã được sử dụng để được điều trị đau họng như cây du đỏ, rễ marshmallow, rễ cây cam thảo,...
  • Tuy chưa có nhiều bằng chứng để chứng minh tác dụng của các loại thảo dược này trong việc làm giảm tình trạng đau họng nhưng một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy trà thảo mộc gồm 3 thành phần này có khả năng làm giảm tình trạng đau họng hiệu quả.

Uống nhiều nước

  • Đau họng có thể kéo dài và gây tình trạng khó nuốt, do đó, khi bị đau họng bạn nên uống nhiều nước để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chữa lành các tổn thương tại đây và đẩy lùi lại cảm giác đau họng, giúp cổ họng cảm thấy tốt hơn.

Nước chanh

  • Nước chanh là một trong những thức uống giải khát phổ biến và có tác dụng làm giảm cơn đau họng do cảm lạnh hoặc cảm cúm.
  • Chanh là loại quả chứa rất nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa. Ngoài ra, loại quả này còn có thể làm tăng lượng nước bọt sản xuất, từ đó giữ ấm cho lớp niêm mạc ở cuống họng.

Trà bạc hà

  • Trà bạc hà có chứa các hợp chất chống viêm và cực kỳ dịu nhẹ cho cổ họng. Bạc hà cũng có khả năng làm tê nhẹ cổ họng, từ đó giúp người bệnh giảm cảm giác khó chịu.
  • Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần mua lá bạc hà tươi về rửa sạch rồi ngâm trong nước sôi từ 3 - 5 phút rồi lấy nước để uống.
Trà bạc hà trị đau họng
Trà bạc hà trị đau họng

Trà gừng

  • Hầu hết mọi người đều biết gừng có tác dụng hỗ trợ làm giảm đau họng nhờ khả năng kháng khuẩn và chống viêm.
  • Một số nghiên cứu cho thấy rằng, chiết xuất từ gừng có thể giúp tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh ở đường hô hấp, từ đó làm giảm tình trạng đau họng.

Ngoài ra, vẫn còn một số phương pháp trị đau họng theo dân gian khác mà bạn có thể tìm hiểu thêm để có thể lựa chọn cho mình một phương pháp điều trị hiệu quả nhất khi gặp phải tình trạng đau họng.

>> Xem thêm: Khi bị đau họng nên ăn gì và không nên ăn gì?

2. Sử dụng thuốc trị đau họng

Đau họng thực tế là một phần thuộc phản ứng miễn dịch của cơ thể với vấn đề nhiễm trùng. 

Phản ứng tự miễn dịch tự nhiên sẽ dẫn đến tình trạng sưng, viêm, đau ở lớp niêm mạc họng. Vì vậy, chúng có thể mang lại cảm giác khó chịu và làm bạn khó khăn trong việc ăn uống.

Khi tình trạng đau họng chuyển biến nghiêm trọng và các phương pháp điều trị tại nhà không có tác dụng thì bạn cần đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp.

2.1. Các loại thuốc giảm đau không kê đơn

Các thuốc giảm đau không kê đơn thường được dùng để chữa đau họng gồm: Paracetamol; Ibuprofen; Aspirin;...

Tuy nhiên, khi sử dụng các thuốc giảm đau không cần kê đơn Aspirin cho trẻ dưới 18 tuổi thì cần thận trọng vì nó có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn là hội chứng Reye - một hội chứng hiếm gặp nhưng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn bạn có thể lựa chọn sử dụng một trong các phương pháp sau để làm dịu cơn đau họng của mình như:

  • Sử dụng thuốc xịt viêm họng có chứa các chất khử trùng và gây tên như phenol cùng thành phần làm mát cổ họng như tinh dầu bạc hà, khuynh diệp,...
  • Kẹo ngậm giảm đau họng
  • Siro ho
  • ...

2.2. Thuốc làm giảm tiết acid dạ dày

Một số trường hợp xuất hiện tình trạng đau họng là do tình trạng trào ngược acid dạ dày - thực quản gây ra, do đó, khi đi khám bạn có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng acid với mục đích trung hòa phần nào acid dư thừa trong dịch dạ dày.
  • Thuốc chẹn H2 như: cimetidine, famotidine và ranitidine nhằm ức chế một phần quá trình sản xuất acid trong dịch dạ dày.
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI) như lansoprazole và omeprazole.

2.3. Corticosteroid liều thấp

Trong một số trường hợp bác sĩ cũng có thể sử dụng corticosteroid để trị đau họng nhưng với liều lượng thấp. Nó có thể giúp bạn ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và giảm tình trạng đau họng.

Sử dụng corticosteroid liều thấp để trị đau họng
Sử dụng corticosteroid liều thấp để trị đau họng

3. Sử dụng kháng sinh

Kháng sinh chỉ được sử dụng kho có sự tấn công của vi khuẩn, virus, do đó,  khi tình trạng đau họng của bạn bắt nguồn từ việc nhiễm khuẩn chẳng hạn như viêm họng liên cầu khuẩn thì việc sử dụng kháng sinh để điều trị sẽ cho tác dụng hơn cả.

Trong một vài trường hợp, viêm họng liên cầu khuẩn nếu không được kiểm soát và điều trị bằng kháng sinh kịp thời có thể gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm khác như: viêm phổi, viêm phế quản, sốt thấp khớp,...

Sau khi sử dụng kháng sinh, cơn đau họng của bạn có thể thuyên giảm và làm giảm các triệu chứng đi kèm của nó.

Thông thường một đơn thuốc kháng sinh sẽ kéo dài khoảng 10 ngày. Do đó, bạn cần uống thuốc theo đúng liều và thời gian mà bác sĩ đã quy định, không bỏ dở giữa chừng vì có thể làm vi khuẩn phát triển trở lại.

Tuy nhiên khi sử dụng thuốc để kháng sinh trị đau họng nó có thể gây nên một số tác dụng không mong muốn như:

  • Làm giảm sức đề kháng: Một số thuốc có thể làm mất đi môi trường ổn định của các lợi khuẩn, từ đó làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • Hiện tượng quen thuốc: Hiện tượng quen thuốc là tình trạng thường gặp ở nhiều người hiện nay đặc biệt là kháng sinh. Khi sử dụng kháng sinh một cách bừa bãi sẽ làm vi khuẩn thích nghi và thuốc sẽ không còn tác dụng diệt khuẩn nữa và các lần điều trị sau thuốc sẽ không còn tác dụng nữa.
Chỉ được dùng kháng sinh khi nguyên nhân gây đau họng là vi khuẩn
Chỉ được dùng kháng sinh khi nguyên nhân gây đau họng là vi khuẩn

Trên đây là những thông tin về các cách trị đau họng mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng thông qua bài viết các bạn đã có cho mình thêm những kiến thức hữu ích.

Mọi câu hỏi của bạn có liên quan đến các sản phẩm của chúng tôi vui lòng liên hệ đến hotline 0867 995 518 để được tư vấn ngay.

Bình chọn
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Các tiêu chí lựa chọn siro ho cho bé
Lựa chọn loại siro an toàn, hiệu quả tốt giúp trẻ giảm ngay triệu chứng ho. Tìm hiểu thêm>>
Tất tật những điều bạn nên biết về bệnh Lao màng phổi
Lao màng phổi là một trong những bệnh lao ngoài phổi nguy hiểm. Tìm hiểu thêm>>>
Phác đồ điều trị lao hiệu quả nhất hiện nay
Cần điều trị bệnh kịp thời để bệnh không tiến triển nặng hơn và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Các triệu chứng lao phổi thường gặp
Triệu chứng của lao phổi có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác.
Những điều bạn cần biết về bệnh lao phổi
Lao phổi là một trong những tình trạng bệnh lao thường gặp nhất.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi