Viêm amidan ở trẻ em

Viêm amidan ở trẻ em là một trong những bệnh về tai mũi họng thường gặp nhất. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tới hệ hô hấp của các bé mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng. Vì vậy, phụ huynh cần phát hiện kịp thời, cũng như điều trị dứt điểm nhằm ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.

Mục lục [ Ẩn ]
Viêm amidan ở trẻ em
Viêm amidan ở trẻ em

1. Bệnh viêm amidan ở trẻ em

Viêm amidan là một trong những bệnh đường hô hấp phổ biến. Bệnh có thể bùng phát ở nhiều đối tượng, tuy nhiên theo thống kê của bộ y tế có tới 80% trường hợp bị viêm amidan là trẻ em, đặc biệt trẻ từ 3 - 10 tuổi. 

Viêm amidan ở trẻ em được chia thành 2 loại chính là:

  • Viêm amidan cấp tính: Đa số trẻ em bị viêm amidan ở giai đoạn cấp tính. Triệu chứng của bệnh gần giống cảm cúm: sốt cao, đau họng, ớn lạnh,... Viêm amidan cấp ở trẻ em sẽ mất đi sau khoảng 7 - 10 ngày.
  • Viêm amidan mãn tính: Trong 1 năm, nếu bé tái phát viêm amidan từ 5 lần trở lên thì được coi là viêm amidan mãn tính. Các triệu chứng bệnh không rầm rộ như viêm amidan cấp tính nhưng dễ gặp biến chứng.

2. Triệu chứng viêm amidan ở trẻ em

Bệnh viêm amidan ở trẻ em có biểu hiện khá giống với các bệnh lý về tai, mũi họng. Do đó, ba mẹ cần để ý những triệu chứng sau để nhận biết bệnh một cách sớm nhất:

  • Amidan của trẻ bị phù nề: Thường có biểu hiện họng bị sưng tấy, rát, khó thở hay thở khò khè. Đặc biệt, đối với những trẻ dưới 1 tuổi thường có biểu hiện bỏ bú, quấy khóc,…
  • Đau rát họng, khó nuốt: Do tình trạng viêm nên họng sưng tấy gây cảm giác đau, đặc biệt gây đau rát khi nuốt. Vì vậy, trẻ bị viêm amidan thường có biểu hiện bỏ bữa, chán ăn.
  • Đau họng nhói lên tai
  • Ho khan có đờm: Là một trong những triệu chứng điển hình khi bệnh chuyển sang giai đoạn viêm amidan hốc mủ. Trẻ ho ra đờm vàng, xanh rất khó chịu.
  • Triệu chứng toàn toàn: Sốt cao từ 38 - 39, kèm theo cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Mức độ sốt sẽ phụ thuộc vào tình trạng nghiêm trọng của bệnh. 
Triệu chứng thường bị nhầm lẫn với bệnh lý tai mũi họng
Triệu chứng thường bị nhầm lẫn với bệnh lý tai mũi họng

Còn với những trường hợp viêm amidan mãn tính, trẻ sẽ có các triệu chứng như sau:

  • Thường sốt vặt, nhưng không sốt cao. Cơ thể trẻ sẽ nóng hơn so với nhiệt độ bình thường
  • Vùng cổ họng nóng rát
  • Nuốt vướng, khó nuốt
  • Hay khạc nhổ do xuất tiết
  • Hơi thở hôi
  • Ho khan
  • Trẻ ngủ ngáy và hay thở bằng miệng
  • Khó thở và ngưng thở khi ngủ.
  • ...

3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây viêm amidan ở trẻ em

So với người lớn, các bé thường có sức đề kháng yếu hơn. vì vậy, khả năng mắc viêm amidan ở trẻ em thường cao hơn ở người lớn và  nguyên nhân chính gây ra viêm amidan ở trẻ em là do nhiễm vi khuẩn hoặc virus.

  • Nhiễm virus: Hơn 80% trường hợp viêm amidan là do virus gây ra. Các virus gây bệnh là: Virus cúm, Adenoviruses, Virus Epstein-Barr, Enteroviruses, Virus Parainfluenza, virus herpes simplex.
  • Nhiễm vi khuẩn: Chủ yếu là liên cầu khuẩn nhóm A. Ngoài ra, các vi khuẩn như Staphylococcus aureus (MRSA), Chlamydia pneumoniae (chlamydia), Neisseria gonorrhoeae (lậu) cũng có thể gây viêm amidan.

Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng nhiễm khuẩn tại amidan ở trẻ là: 

  • Cấu trúc amidan: Theo cấu tạo, amidan có nhiều khe hốc tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn, cũng như virus bám vào để gây bệnh. 
  • Amidan nằm ở giao điểm giữa đường thở và đường ăn nên cũng dễ bị các loại vi sinh vật xâm nhập và gây bệnh.
  • Thời tiết: Sự thay đổi đột ngột của thời tiết khiến các bé không kịp thích nghi, dễ khiến hệ hấp hấp của trẻ bị nhiễm trùng và dẫn tới tình trạng amidan bị sưng tấy, tổn thương, viêm nhiễm. 
  • Vệ sinh không sạch sẽ: Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn tạo ổ viêm nhiễm. Thêm vào đó, trẻ nhỏ rất hiếu động, hay gặm cắn các đồ vật xung quanh vô tình làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Một số yếu tố khác dẫn tới viêm amidan ở trẻ sơ sinh như chế độ ăn, sống trong môi trường ô nhiễm, cảm lạnh, ảnh hưởng từ các bệnh hô hấp khác,...
Có nhiều yếu tố làm tăng khả năng viêm amidan ở trẻ em
Có nhiều yếu tố làm tăng khả năng viêm amidan ở trẻ em

4. Biến chứng viêm amidan ở trẻ

Viêm amidan ở trẻ em là một bệnh lý hô hấp thường gặp và không nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. 

Trong những trường hợp ngược lại, khi không được phát hiện và điều trị sớm thì trẻ dễ gặp các biến chứng và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của các bé. Các biến chứng hay gặp là:

  • Bệnh viêm amidan tái phát nhiều lần làm cơ thể trẻ mệt mỏi, chán ăn lâu ngày dẫn tới sụt cân và chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Đau rát vùng họng khiến trẻ nói ngọng.
  • Viêm amidan mãn tính còn gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Viêm tấy và áp xe quanh amidan: Đây là tình trạng viêm amidan tái phát nhiều lần, gây viêm nhiễm lan rộng. Khiến tình trạng đau tăng nặng, trẻ không nuốt được, nước bọt chảy ra,...
  • Nhiễm khuẩn tai - mũi - họng cấp: Các cơ quan tai, mũi, họng thông nhau, ổ viêm tại amidan lâu ngày không điều trị sẽ lan ra xung quanh và gây viêm cấp tính tại các tổ chức trên. 
  • Nhiễm khuẩn phế quản, phổi: Nhiều trường hợp ổ viêm lan xuống đường hô hấp dưới gây viêm phổi, viêm phế quản, thậm chí là suy phổi.
  • Nếu viêm amidan do vi khuẩn liên cầu khuẩn nhóm A, các bé còn có thể bị các nhiễm khuẩn toàn thân nặng như: Sốt thấp khớp, viêm cầu thận cấp, nhiễm khuẩn huyết, thấp tim, thấp khớp cấp,,…

5. Chẩn đoán và điều trị viêm amidan ở trẻ em

Để tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra, việc chẩn đoán sớm để chữa viêm amidan ở trẻ em kịp thời là điều cần thiết.

5.1. Chẩn đoán viêm amidan ở trẻ em

Để chẩn đoán xác định bé bị nhiễm khuẩn ở amidan và phân biệt với các bệnh khác, bác sĩ sẽ thực hiện như sau:

  • Khám bệnh: Tiến hành soi các khoang của tai, mũi, họng để tìm ra ổ nhiễm khuẩn trong họng. Và thăm khám vùng cổ xem trẻ có bị sưng hạch bạch huyết hay không. Đồng thời, kiểm tra phổi và khám vùng nách của trẻ.
  • Xét nghiệm: Xét nghiệm dịch tiết được lấy từ họng để tìm ra nguyên nhân dẫn tới nhiễm khuẩn. Một vài bác sĩ yêu cầu thêm xét nghiệm máu để xem mức độ tăng của bạch cầu.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu

5.2. Điều trị viêm amidan ở trẻ em

Có 2 phương pháp điều trị chủ yếu với các trường hợp trẻ viêm tại amidan:

Sử dụng thuốc:

  • Trong trường hợp bé bị viêm amidan cấp tính, các thuốc hay được sử dụng là thuốc kháng sinh, thuốc giảm ho, thuốc giảm đau. Một vài kháng sinh hay được dùng như Amoxicillin, Cephalexin, Cefaclor, Cefuroxim. 
  • Với trẻ bị viêm amidan mạn tính, sẽ tập trung giảm triệu chứng bằng các thuốc giảm ho và giảm đau. Trong trường bộc phát cấp tính thì điều trị theo đợt amidan cấp.

Phẫu thuật:

Cắt bỏ Amidan là phương pháp không được các y, bác sĩ khuyến khích thực hiện. Vì Amidan là một trong những cơ quan bảo vệ hữu hiệu nhất của hệ miễn dịch, chỉ được cắt Amidan trong những trường hợp sau đây:

  • Hội chứng ngưng thở lúc ngủ do chèn ép.
  • Amidan quá phát gây nói ngọng, ngủ ngáy, khó nuốt, không tăng cân, làm trẻ chậm phát triển.
  • Viêm Amidan mạn tính bộc phát đợt cấp tính từ 3 - 5 lần/năm.
  • Tình trạng viêm amidan có biến chứng: thấp khớp, viêm cầu thận cấp, thấp tim, áp xe quanh amidan,...
  • Tình trạng viêm mạn hốc mủ, có bã đậu gây hôi miệng thường xuyên.
  • Viêm amidan có sỏi.
  • Phế họng Amidan có mầm bệnh như Streptococcus hemolyticus nhóm A, bạch hầu, nấm.
  • Nghi ngờ ác tính.

Kỹ thuật mổ được áp dụng là mổ dưới gây mê nội khí quản qua đường mũi với các phương pháp cắt như:

  • Cắt amidan bằng dao điện.
  • Cắt amidan bằng coblator.
  • Cắt amidan bóc tách thòng lọng. 

6. Phòng ngừa viêm amidan ở trẻ em

Sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Vì vậy, phụ huynh nên chú ý hơn đến một số vấn đề sau đây:

  • Nếu trẻ sốt từ 38,5℃ trở lên, mẹ có thể cho con dùng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng.
  • Nếu trẻ sốt cao trên 39,5℃ thì cần đi khám sớm.
  • Không cho trẻ hay bị viêm amidan sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn cứng, đồ uống có gas, đồ uống lạnh, đồ ăn cay nóng,... Để tránh tổn thương vùng họng nghiêm trọng hơn.
  • Cho con ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng và giúp hạ nhiệt, giảm tình trạng viêm sưng đau họng.
  • Với các bé còn bú mẹ, nên cho con bú nhiều hơn trong ngày. Còn với trẻ lớn nên chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Cho trẻ uống nhiều nước ấm giúp dịu cơn kích ứng trong cổ họng.
  • Sử dụng thuốc đủ liều và uống thuốc đúng giờ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Để bé nghỉ ngơi nhiều tại không gian yên tĩnh, sạch sẽ và thoáng khí để mau hồi phục sức khỏe.
Uống thuốc đúng liều
Uống thuốc đúng liều

Các cụ có câu phòng bệnh hơn chữa bệnh, muốn ngăn viêm amidan ở trẻ em, phụ huynh cần chú ý áp dụng một số biện pháp như:

  • Tập cho trẻ đánh răng 2 lần mỗi ngày, súc miệng sau khi đánh răng để tiêu diệt virus, vi khuẩn ngăn chặn không cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.
  • Tập cho con thói quen quen rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn hoặc sau khi đi học về, chơi đồ chơi.
  • Không cho trẻ ngậm tay vào miệng bởi điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và gây nhiễm trùng amidan.
  • Chú ý giữ ấm mũi họng và vùng ngực của trẻ khi thời tiết chuyển mùa hoặc trong những ngày trời lạnh.
  • Không để trẻ tiếp xúc với những nơi có bụi bẩn, khói thuốc lá. Khi cho con ra ngoài, cần sử dụng khẩu trang để bảo vệ đường hô hấp.
  • Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nước ấm giúp giảm nguy cơ kích ứng niêm mạc họng dẫn đến viêm amidan.

Bệnh viêm amidan ở trẻ em có thể diễn biến phức tạp nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời. Vì vậy, phụ huynh cần chú ý đến những dấu hiệu của trẻ để thăm khám và điều trị bệnh kịp thời, tránh biến chứng xảy ra.

Trên đây là những thông tin hữu ích nhất về bệnh viêm amidan ở trẻ em. Nếu thấy bài viết hay, bạn tiếc một like và chia sẻ về tường nhà mình để ủng hộ đội ngũ chuyên gia chúng tôi. Mọi câu hỏi của bạn liên quan đến các sản phẩm của Thiên Tri vui lòng gọi điện đến số điện thoại 0867 995 518 để được tư vấn ngay.

 

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Các tiêu chí lựa chọn siro ho cho bé
Lựa chọn loại siro an toàn, hiệu quả tốt giúp trẻ giảm ngay triệu chứng ho. Tìm hiểu thêm>>
Tất tật những điều bạn nên biết về bệnh Lao màng phổi
Lao màng phổi là một trong những bệnh lao ngoài phổi nguy hiểm. Tìm hiểu thêm>>>
Phác đồ điều trị lao hiệu quả nhất hiện nay
Cần điều trị bệnh kịp thời để bệnh không tiến triển nặng hơn và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Các triệu chứng lao phổi thường gặp
Triệu chứng của lao phổi có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác.
Những điều bạn cần biết về bệnh lao phổi
Lao phổi là một trong những tình trạng bệnh lao thường gặp nhất.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi