Bệnh Viêm thanh khí phế quản

Viêm thanh khí phế quản là tình trạng bệnh đường hô hấp phổ biến ở trẻ em và rất dễ chuyển biến nặng khi không được phát hiện và điều trị kịp thời. Chính vì vậy, hôm nay Thiên Tri sẽ giới thiệu với bạn đọc các thông tin liên quan về căn bệnh này, nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng cách điều trị và phòng bệnh hiệu quả, đừng bỏ qua nó nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Viêm thanh khí phế quản
Viêm thanh khí phế quản

1. Bệnh viêm thanh khí phế quản là gì?

Viêm thanh khí phế quản hay còn có tên gọi khác là Croup là bệnh do siêu vi khuẩn gây ra. Các siêu vi khuẩn gây sưng thanh quản và khí quản ở người bệnh, khiến đường hô hấp bị hẹp lại làm người bệnh bị khó thở.

Viêm thanh khí phế quản chủ yếu gặp ở trẻ em đặc biệt là trẻ từ 6 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi và trẻ có thể tái phát bệnh nhiều lần trong năm. Với trẻ em khi bị viêm thanh khí phế quản thường xuất hiện tình trạng ho khan, gằn tiếng và có thể phát ra tiếng rít ồn ào khi hít vào, thở ra.

Bệnh này diễn biến rất nhanh và chuyển nặng hơn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, do đó, khi phát hiện trẻ hay người thân có xuất hiện các triệu chứng bệnh cần đưa đi khám ngay.

2. Các loại viêm thanh khí phế quản

Viêm thanh khí phế quản thường được chia thành 2 dạng chính sau:

Viêm thanh khí phế quản do virus

  • Đây là dạng viêm thanh khí phế quản thường gặp nhất. Bệnh thường khởi phát giống như bị cảm lạnh, nhưng sau đó sẽ từ từ xuất hiện triệu chứng ho và khàn tiếng. 
  • Giọng nói của người bệnh sẽ trở nên khàn và tiếng thở rít ồn ào hơn. Hầu hết người bệnh mắc bệnh thanh khí phế quản do virus có sốt nhẹ đặc biệt là ở trẻ em, nhưng vẫn có một số trường hợp sốt đến 40℃.

Viêm thanh khí phế quản co thắt

  • Nguyên nhân gây ra tình trạng này có là do người bệnh dị ứng hoặc mắc bệnh trào ngược từ dạ dày. Triệu chứng thường xảy ra đột ngột và vào giữa đêm. 
  • Người bệnh có thể đi ngủ bình thường và tỉnh giấc sau một vài giờ với triệu chứng thở hổn hển. Người bệnh cũng có thể bị ho, khàn giọng và thở rít thì hít vào. 
  • Hầu hết đối với trẻ em mắc viêm thanh khí phế quản co thắt thường không có biểu hiện sốt. Đây là bệnh có khả năng tái phát, bệnh này tương tự như hen suyễn và thường đáp ứng với thuốc điều trị dị ứng hay trào ngược acid dạ dày.
Viêm thanh khí phế quản co thắt
Viêm thanh khí phế quản co thắt

3. Triệu chứng viêm thanh khí phế quản

Các triệu chứng của bệnh viêm thanh khí phế quản do virus gây ra thường bắt đầu bởi sự nhiễm trùng đường hô hấp trên. 

Với trẻ nhỏ thì trẻ có thể xuất hiện tình trạng sốt nhẹ, sổ mũi, ho nhiều, nuốt khó, khàn giọng hoặc khóc không ra tiếng. Khi tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn có thể xuất hiện triệu chứng suy hô hấp như phập phồng cánh mũi, co lõm ngực hay thở rít. Thở rít có thể xuất hiện khi trẻ khóc, ho hoặc lúc ngủ.

Mặc dù tình trạng ho có thể kéo dài đến khoảng 1 tuần nhưng các triệu chứng này có thể tự cải thiện nhanh khi tình trạng ho thuyên giảm. Các triệu chứng có thể tăng và tồi tệ hơn vào ban đêm hoặc khi trẻ bị kích thích. 

Mức độ nghiêm trọng của bệnh thay đổi khác nhau tùy thuộc vào mỗi bệnh nhân. Tình trạng bệnh phụ thuộc vào hệ miễn dịch cũng như cấu trúc đường thở của người bệnh. Bệnh viêm thanh khí phế quản thường có xu hướng kéo dài khoảng từ 3 - 7 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nặng có thể kéo dài đến 2 tuần.

4. Nguyên nhân gây viêm thanh khí phế quản

Nguyên nhân chính gây viêm thanh khí phế quản là virus và trong đó loại virus thường gặp nhất là virus parainfluenza (nhóm 1 - 3), chiếm 50 – 75% số ca bệnh. Hầu hết các trường hợp mắc viêm thanh khí phế quản đều ở mức độ nhẹ và chỉ có khoảng dưới 10% trẻ mắc bệnh cần phải nhập viện để điều trị.

Một số loại virus khác cũng được cho là nguyên nhân gây bệnh bao gồm: Enterovirus, virus cúm nhóm A và B, virus hợp bào hô hấp, rhode virus và adenovirus. Bên cạnh đó, vi khuẩn bạch hầu và Mycoplasma pneumoniae cũng được xem là tác nhân có thể gây viêm thanh khí phế quản.

Với những trường hợp tái mắc bệnh thì các yếu tố dị ứng được xem là nguyên nhân khiến người bệnh tái phát lại bệnh, đặc biệt là đối với trẻ em vì khi mắc bệnh trẻ trở nên nhạy cảm hơn với các kháng nguyên virus. Ngoài ra, người bệnh cũng cần kiểm soát tình trạng trào ngược dạ dày thực quản để làm giảm những đợt viêm thanh khí phế quản sau này. 

5. Chẩn đoán viêm thanh khí phế quản

Bệnh viêm thanh khí phế quản thường xuất hiện ở trẻ em, vì thế khi trẻ có các dấu hiệu sau thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức:

  • Trẻ thấy khó thở, mặt tím tái.
  • Con bạn bắt đầu khó nuốt khi ăn
  • Các phương pháp sơ cứu không thể cải thiện tình trạng thở rít sau 20 phút.
  • Trẻ trông có vẻ rất ốm yếu.

Hoặc các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý đến các biểu hiện hằng ngày của trẻ và mang trẻ đến bệnh viện kiểm tra nếu chúng có những biểu hiện như:

  • Thở rít lặp lại nhiều lần trong ngày.
  • Trẻ bị sốt kéo dài hơn 3 ngày nhưng không thuyên giảm khi sử dụng các biện pháp hạ sốt.
  • Các triệu chứng của viêm thanh khí phế quản đã nêu trên kéo dài hơn 10 ngày.
Cần đưa trẻ đi khám khi phát hiện các triệu chứng bệnh
Cần đưa trẻ đi khám khi phát hiện các triệu chứng bệnh

Chẩn đoán viêm thanh khí phế quản chủ yếu dựa trên bệnh sử và thăm khám toàn thân. Điển hình với khởi phát triệu chứng đột ngột gồm: ho nhiều liên tục, khàn giọng và có tiếng thở rít lúc hít vào. 

Việc đánh giá xét nghiệm và hình ảnh thường không cần thiết, tuy nhiên chúng có thể được sử dụng để đánh giá phân biệt, loại trừ các bệnh khác ở những trường hợp với triệu chứng không điển hình hoặc quá nghiêm trọng.

Một số xét nghiệm cận lâm sàng thường được sử dụng như:

  • Chụp X - quang lồng ngực không thể chẩn đoán được tình trạng co thắt, nhưng nó có thể giúp các bác sĩ loại trừ các tình trạng bất thường ở phổi ở một trẻ có tiếng thở rít. 
  • Nội soi phế quản có thể cần thiết ở những trẻ bị tái phát bệnh. Đặc biệt là đối với những trẻ dưới 3 tuổi. 
  • CTM
  • Phết họng loại trừ bạch hầu
  • CT scanner cổ ngực: Để chẩn đoán phân biệt với dị vật đường thở, dị dạng mạch máu hoặc dị dạng đường dẫn khí.

6. Các phương pháp điều trị bệnh viêm thanh khí phế quản

Với các trường hợp bệnh nhân nhẹ thường được điều trị tại nhà, thông thường các biện pháp sử dụng máy tạo ẩm để có thể giúp người bệnh dễ thở và dễ chịu hơn khi ngủ. Ngoài ra, các phụ huynh còn có thể sử dụng các biện pháp cải thiện tình trạng thở rít của bệnh nhân.

Các loại thuốc giảm đau không kê đơn thường được sử dụng trong trường hợp nhẹ để có thể làm dịu tình trạng khó chịu ở cổ họng, tức ngực. Các loại thuốc ho chỉ được sử dụng khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Trong các trường hợp nặng cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ở các trường hợp nặng thường sử dụng các thuốc steroid để cải thiện tình trạng tình trạng phù nề đường dẫn thở. Steroid có thể sử dụng đường hít, đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

Thông thường trong các trường viêm thanh khí phế quản hầu hết các thuốc kháng sinh đều không có tác dụng điều trị ngay cả với nguyên nhân gây bệnh là virus hoặc do dị ứng hoặc trào ngược acid dạ dày.

7. Chăm sóc và phòng ngừa bệnh viêm thanh khí phế quản

Khi trẻ hoặc người thân trong gia đình bị viêm thanh khí phế quản, để giúp việc điều trị đạt hiệu quả, các bậc phụ huynh, người nhà bệnh nhân cần lưu ý những điểm sau:

  • Trang bị thêm máy tạo độ ẩm: Không khí khô thường khiến người bệnh ho nhiều hơn, vì vậy, cần giữ cho phòng ngủ được ẩm, không khí trong nhà không quá bị khô.
  • Cho người bệnh uống nhiều nước ấm: Uống nhiều nước giúp làm loãng lượng chất nhầy có trong họng giúp làm giảm tình trạng ho của bệnh nhân. Bên cạnh đó có thể bổ sung các loại nước hoa quả như nước táo, nước chanh hoặc sữa.
  • Chuẩn bị sẵn thuốc ho để giảm các cơn ho. Đối với trẻ trên 1 tuổi có thể cho trẻ dùng nửa thìa hoặc 1 thìa mật ong để giúp làm cơn ho, tuy nhiên, không cho trẻ sơ sinh dùng mật ong. Bên cạnh đó, khi trẻ sốt trên 38℃ có thể cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt.
  • Theo dõi tình trạng của bệnh nhân chặt chẽ đặc biệt là trẻ em. Khi trẻ bị viêm thanh khí phế quản thì phụ huynh cần ngủ với trẻ để phát hiện các vấn đề kịp thời.
  • Không để người bệnh tiếp xúc với những tác nhân gây kích thích như khói bụi, khói thuốc lá, lông chó, mèo,...
  • ...
Cần có phương pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh hiệu quả
Cần có phương pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh hiệu quả

Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng bệnh viêm thanh khí phế quản, hy vọng qua bài viết trên các bậc phụ huynh đã có thêm cho mình cho những kiến thức hữu ích. Hãy like và chia sẻ bài viết cho mọi người xung quanh bạn cùng tìm hiểu nhé.

Mọi câu hỏi của bạn liên quan đến sản phẩm của Thiên Tri vui lòng gọi điện đến hotline 0867 995 518 để được tư vấn ngay.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Các tiêu chí lựa chọn siro ho cho bé
Lựa chọn loại siro an toàn, hiệu quả tốt giúp trẻ giảm ngay triệu chứng ho. Tìm hiểu thêm>>
Tất tật những điều bạn nên biết về bệnh Lao màng phổi
Lao màng phổi là một trong những bệnh lao ngoài phổi nguy hiểm. Tìm hiểu thêm>>>
Phác đồ điều trị lao hiệu quả nhất hiện nay
Cần điều trị bệnh kịp thời để bệnh không tiến triển nặng hơn và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Các triệu chứng lao phổi thường gặp
Triệu chứng của lao phổi có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác.
Những điều bạn cần biết về bệnh lao phổi
Lao phổi là một trong những tình trạng bệnh lao thường gặp nhất.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi