Viêm tiểu phế quản ở trẻ em

Viêm tiểu phế quản ở trẻ em tiến triển rất nhanh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nắm rõ được cách thức gây bệnh, triệu chứng, cũng như phương pháp điều trị sẽ giúp phụ huynh hiểu rõ tình trạng bệnh của con và chặn đứng chúng từ dấu hiệu đầu tiên.

Mục lục [ Ẩn ]
Viêm tiểu phế quản ở trẻ em
Viêm tiểu phế quản ở trẻ em

1. Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em

Viêm tiểu phế quản là tình trạng thường gặp ở trẻ em. Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ (dưới 24 tháng tuổi) đặc biệt là trẻ từ 3 - 6 tháng tuổi. Tỷ lệ các bé mắc bệnh trong năm đầu đời khoảng 11 ca/ 100 trẻ.

Trẻ có thể mắc viêm tiểu phế quản quanh năm, nhưng thường gặp nhất khi thời tiết thay đổi như khi các tỉnh miền Bắc trở lạnh, hoặc vào mùa mưa của các tỉnh miền Nam.

2. Triệu chứng viêm tiểu phế quản ở trẻ em

Nắm rõ những triệu chứng của bệnh sẽ giúp phụ huynh phán đoán nhanh tình trạng của con và đưa ra phương án điều trị sớm nhất. Từ đó, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của bệnh đối với sức khỏe của bé.

Một số triệu chứng nhẹ của bệnh viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em: Mũi bị tắc nghẽn, nghẹt mũi; Đau rát cổ họng; Thở khò khè; Khó thở; Sốt nhẹ; Ho;...

Những dấu hiệu nặng của bệnh viêm tiểu phế quản cấp:

  • Thường thở khò khè nặng nhọc.
  • Khó thở, khi thở có dấu hiệu rút lõm lồng ngực.
  • Thở gấp, thở nhanh tới 60 lần/phút.
  • Trẻ nôn ói và ăn uống kém dẫn đến tình trạng mất nước. 
  • Phản ứng chậm chạp.
  • Con mệt mỏi, luôn trong trạng thái li bì, hôn mê.
  • Da tái nhợt, tím tái.
  • Nghe phổi thấy tiếng khò khè, thì thở ra kéo dài và thường có ran nổ nhỏ.
  • Nhiều bé nhỏ có kèm theo tình trạng viêm tai giữa cấp tính.

Với những trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé dưới 12 tuần tuổi, nếu gặp phải những triệu chứng trên sẽ rất nguy hiểm, có khi lên cơn co giật. Cha mẹ cần đưa con đi cấp cứu ngay để tránh những hậu quả nghiêm trọng xảy ra.

3. Nguyên nhân gây bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em

Viêm tiểu phế quản ở trẻ em chủ yếu do virus gây ra, cụ thể:

  • Virus hợp bào hô hấp - Respiratory Syncytial Virus (RSV): Chiếm hơn 50% các trường hợp mắc bệnh, có thể lây lan thành dịch. Do đó vào thời điểm dịch bùng phát, cha mẹ cần chú ý giữ gìn vệ sinh cho con, đeo khẩu trang khi ra ngoài và tránh đưa bé tới nơi có nhiều trẻ ốm.
Virus là nguyên nhân chính gây bệnh viêm tiểu phế quản 
Virus là nguyên nhân chính gây bệnh viêm tiểu phế quản 
  • Virus Adenovirus: Chiếm 10% các trường hợp mắc bệnh. Bệnh do Adenovirus gây ra có bệnh cảnh nặng nề hơn so với các virus khác. Tình trạng bệnh kéo dài và có khả năng tiến triển thành viêm tiểu phế quản tắc nghẽn (đặc biệt virus các tuýp 3, 7, 21).
  • Các virus gây bệnh khác: Human Metapneumovirus, Parainfluenza virus, Influenza virus, Enterovirus, Rhinovirus, …

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh của con:

  • Trẻ mắc viêm mũi họng, viêm amidan, viêm VA,... do virus.
  • Các bé có sức đề kháng kém, các bé dưới 6 tháng.
  • Trẻ sinh non (đặc biệt chưa đủ 32 tuần), có tiền sử suy hô hấp sơ sinh.
  • Bệnh tim bẩm sinh: Nhất là trẻ bị tim bẩm sinh có kèm tăng áp lực động mạch phổi.
  • Bệnh phổi mạn tính: Do dị tật đường hô hấp bẩm sinh, loạn sản phế quản phổi, bệnh xơ nang phổi, …
  • Trẻ suy dinh dưỡng
  • Có bất thường trong nhiễm sắc thể: Hội chứng Down,..
  • Mắc bệnh lý thần kinh - cơ: Hội chứng Werdnig - Hoffman,…
  • Có bệnh lý gan mật mạn tính: Vàng da ứ mật bẩm sinh.

4. Biến chứng của viêm tiểu phế quản ở trẻ em

Bệnh viêm tiểu phế quản thường xảy ra ở trẻ dưới 24 tháng tuổi, khi sức đề kháng của trẻ còn yếu. Do đó, bệnh gây ra nhiều biến chứng nặng nề nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Những biến chứng ngay tại lúc mắc bệnh:

  • Ngừng hô hấp: Đây là biến chứng hay gặp nhất ở trẻ bị sinh non.
  • Xẹp phổi: Gần 100% những trẻ bị viêm tiểu phế quản cấp tính nặng thường có các biến chứng xẹp phổi.
  • Tràn khí màng phổi và tràn khí trung thất: Hai biến chứng này không quá phổ biến, dưới 6% trẻ mắc bệnh có biến chứng này.
  • Mất nước: Thường hay xảy ra ở giai đoạn đầu khi con mới mắc bệnh, mất nước lâu có thể dẫn tới rối loạn tuần hoàn rất nguy hiểm.
  • Co giật: Do thiếu oxy lên não hoặc mắc phải một bệnh lý về não do RSV xâm nhập vào bên trong.
  • Viêm tai giữa, viêm phổi: Do bội nhiễm từ ổ virus ở các tiểu phế quản.

Những biến chứng về lâu dài:

  • Tái phát khò khè: Khoảng 40% trẻ xuất hiện hiện tượng khò khè tái phát cho tới khi 5 tuổi và 10% trẻ trên 5 tuổi vẫn thường xuyên có biểu hiện khò khè.
  • Hen phế quản: Có tới 30% trẻ bị viêm phế quản có thể dẫn tới tình trạng hen phế quản.
Biến chứng của viêm tiểu phế quản ở trẻ em
Biến chứng của viêm tiểu phế quản ở trẻ em

5. Phương pháp chẩn đoán viêm tiểu phế quản ở trẻ em

Để chẩn đoán sơ bộ bệnh cho trẻ, các bác sĩ phụ trách sẽ dựa vào các gợi ý lâm sàng như:

  • Tuổi của bé: Dưới 24 tháng tuổi.
  • Triệu chứng ban đầu: Viêm hô hấp trên và/ hoặc chảy nước mũi trong 1 - 3 ngày.
  • Triệu chứng lâm sàng: Thở nhanh và hoặc thở rút lõm lồng ngực, ho, khò khè, nghe phổi có ran ngáy, ran rít hoặc ran ẩm hoặc cả hai.
  • Lưu ý: Ở trẻ nhỏ (đặc biệt là bé dưới 6 tuần tuổi) có thể có ngưng thở luôn mà kèm triệu chứng lâm sàng nào khác.

Bên cạnh đó, để thực hiện chẩn đoán viêm tiểu phế quản ở trẻ chính xác hơn bằng các xét nghiệm cận lâm sàng như: x - quang ngực, xét nghiệm siêu vi, xét nghiệm máu, đô SpO2.

6. Các phương pháp điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ em

Nếu được phát hiện và điều trị viêm tiểu phế quản sớm thì bệnh có thể khỏi sau từ 1 - 2 tuần điều trị. Các phương pháp điều trị hay được áp dụng, bao gồm:

6.1. Điều trị viêm tiểu phế quản theo Tây y

Điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ em chủ yếu là điều trị triệu chứng. Cần phải thường xuyên làm thông thoáng đường hô hấp của trẻ bằng cách hút dịch mũi họng.

Đồng thời chú ý cho bé bú mẹ thường xuyên hơn để bù nước cho con, nếu bé không bú được thì vắt sữa ra cốc, đút từng thìa một cho con.

Trẻ nhỏ mắc viêm tiểu phế quản tốt nhất nên đến bệnh viện để tiện theo dõi, bởi bệnh thường tiến triển nhanh và cần sự can thiệp kịp thời của đội ngũ y bác sĩ.

Kháng sinh dùng khi bội nhiễm
Kháng sinh dùng khi bội nhiễm

Các loại kháng sinh hay được sử dụng khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cấp tính:

  • Amoxicillin: Liều 50 - 100mg/kg/24 giờ, chia thành 2 lần/ngày.
  • Ampicillin: Liều 50 - 100mg/kg/24 giờ, chia thành 2 lần/ngày.
  • Amoxicillin + Clavulanic (Augmentin): Liều 50 - 100mg/kg/24 giờ, chia thành 2 lần/ngày.
  • Ampicillin + Sulbactam (Unasyn): Liều 50 - 100mg/kg/24 giờ, chia thành 2 lần/ngày.
  • Cefuroxim 750mg (Zinacef): Liều 50 - 100mg/kg/24 giờ, chia thành 2 lần/ngày.

Có thể dùng kháng sinh nhóm Macrolid thay thế nếu trẻ bị dị ứng với nhóm Beta - lactam, cách thay như sau:

  • Azithromycin: Liều 10 - 15mg/kg/24 giờ và ngày uống 1 lần khi đói.
  • Erythromycin: Liều 50mg/kg/24 giờ, chia thành 2 lần/ngày và uống khi đói
  • Clarithromycin: Liều 15mg/kg/24 giờ, dùng đường uống, chia thành 2 lần/ngày.

Thời gian điều trị bằng thuốc kháng sinh là 7 - 10 ngày.

6.2. Điều trị viêm tiểu phế quản bằng thuốc nam

Các mẹ hoàn toàn có thể sử dụng thêm một vài vị thuốc nam để hỗ trợ điều trị bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ. Sau đây là 3 vị thuốc nam với thành phần 100% tự nhiên rất hiệu quả và an toàn thường được sử dụng cho trẻ như: Hoa đu đủ đực; Gừng và mật ong; Mơ hầm.

7. Chăm sóc và phòng ngừa viêm tiểu phế quản ở trẻ em

Đối với trẻ đang mắc bệnh viêm tiểu phế quản cấp tính, cha mẹ hãy chăm sóc con theo các gợi ý sau:

  • Để trẻ nằm ở tư thế đúng: Đầu cao hơn thân.
  • Áp dụng những vật lý trị liệu hô hấp: Chủ yếu dùng khi trẻ có biến chứng xẹp phổi.
  • Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn, cho bé ăn đồ ăn loãng.
  • Hút đờm dãi thường xuyên cho con.
  • Dẫn lưu tư thế, vỗ rung lồng ngực: Giúp loãng đờm, và dẫn đờm ra khỏi đường thở.
  • Theo dõi sát sao nhiệt độ, mạch, nhịp thở, bão hòa oxy.

Hiện nay chưa có vacxin đặc hiệu phòng ngừa viêm tiểu phế quản cấp tính. Các biện pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh là:

  • Rửa tay bằng xà phòng có tính sát khuẩn trước khi chạm vào trẻ. Đặc biệt là khi vừa tiếp xúc với người bị cảm cúm, cảm lạnh hoặc bệnh hô hấp khác.
  • Đeo khẩu trang cho trẻ khi đưa bé ra ngoài.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người bệnh.
  • Tiêm chủng theo lịch: Tiêm phòng cúm hàng năm cho các bé từ 6 tháng tuổi trở lên.
  • Cho bé bú mẹ đầy đủ, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
  • Cho trẻ có hệ thống miễn dịch suy giảm, trẻ sinh non dùng kháng thể đơn dòng palivizumab (Synagis) để giảm khả năng nhiễm RSV.
 Chăm sóc và phòng ngừa viêm tiểu phế quản ở trẻ em đúng cách
 Chăm sóc và phòng ngừa viêm tiểu phế quản ở trẻ em đúng cách

Kiến thức về viêm tiểu phế quản ở trẻ em rất cần thiết cho các bậc phụ huynh. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn phản ứng nhanh khi con mình mắc bệnh. Nếu thấy bài viết hay, hãy like và chia sẻ bài viết về tường để có nhiều bậc phụ huynh khác cùng đọc. 

Mọi câu hỏi của bạn liên quan đến các sản phẩm của Thiên Tri vui lòng gọi điện đến số điện thoại 0867 995 518 để được tư vấn ngay.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Các tiêu chí lựa chọn siro ho cho bé
Lựa chọn loại siro an toàn, hiệu quả tốt giúp trẻ giảm ngay triệu chứng ho. Tìm hiểu thêm>>
Tất tật những điều bạn nên biết về bệnh Lao màng phổi
Lao màng phổi là một trong những bệnh lao ngoài phổi nguy hiểm. Tìm hiểu thêm>>>
Phác đồ điều trị lao hiệu quả nhất hiện nay
Cần điều trị bệnh kịp thời để bệnh không tiến triển nặng hơn và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Các triệu chứng lao phổi thường gặp
Triệu chứng của lao phổi có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác.
Những điều bạn cần biết về bệnh lao phổi
Lao phổi là một trong những tình trạng bệnh lao thường gặp nhất.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi