Viêm họng mãn tính và tất cả những điều bạn nên biết

Viêm họng mãn tính là một trong những tình trạng viêm họng thường gặp, Việc điều trị dứt điểm cần thời gian và nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì nó có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về căn bệnh này mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Tình trạng viêm họng mãn tính
Tình trạng viêm họng mãn tính

1. Viêm họng mãn tính là gì?

Viêm họng mãn tính là tình trạng niêm mạc cổ họng bị viêm kéo dài. Viêm họng mãn tính là hậu quả của bệnh viêm họng cấp tính nhưng không được điều trị kịp thời và bị tái phát nhiều lần.

Ở giai đoạn mãn tính, các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện chậm với mức độ chậm hơn so với khi bệnh đang ở giai đoạn cấp tính. Tuy nhiên so với viêm họng cấp tính thì viêm họng mãn có tính chất dai dẳng, kéo dài và khó điều trị hơn.

Điều trị viêm họng mãn tính cũng rất khó khăn vì để điều trị dứt điểm được viêm họng mãn cần kết hợp điều trị triệu chứng và nguyên nhân. Ngoài ra, cần phải kết hợp các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh để tránh tình trạng bệnh diễn biến phức tạp hơn.

Theo sự tổn thương thực thể, viêm họng mãn tính được chia thành 4 loại chính:

  • Viêm họng mãn tính xung huyết: Đây là giai đoạn đầu của bệnh viêm họng mãn, được điển hình bởi tình trạng niêm mạc họng sưng nóng, đỏ và xuất hiện nhiều mao mạch.
  • Viêm họng mãn tính xuất tiết: Khi gặp phải tình trạng này, cổ họng có xu hướng bài tiết nhiều chất nhầy hơn, thường có màu trong suốt và dính ở thành sau họng và triệu chứng thường gặp là họng sưng viêm và đỏ.
  • Viêm họng hạt: Tình trạng này còn được gọi là viêm họng mãn tính quá phát, nó được đặc trưng bởi sự xuất hiện của các hạt nhỏ ở thành họng có màu hồng nhạt và không gây đau.
  • Viêm họng teo: Tình trạng này thường xảy ra ở những người mắc bệnh về mũi hoặc người cao tuổi. Biểu hiện của tình trạng này là niêm mạc sẽ teo và khô do sự suy giảm hoạt động bài tiết tuyến nhầy.
Viêm họng mãn tính được phân thành 4 loại chính
Viêm họng mãn tính được phân thành 4 loại chính

2. Triệu chứng của viêm họng mãn tính

Viêm họng mãn tính chủ yếu gây ra các triệu chứng thường gặp như sau:

  • Đau họng kéo dài - cơn đau có xu hướng kéo dài trong nhiều tuần.
  • Có cảm giác vướng/ nghẹn ở cổ họng
  • Cổ họng sưng nóng và khô rát
  • Ngứa họng
  • Ho dai dẳng - có thể kèm theo đờm đặc
  • Đau khi nuốt
  • Khan tiếng
  • Có thói quen khạc đờm do đờm ứ đọng tại cổ họng
  • Giảm tiết nước bọt
  • Hơi thở hôi
  • Đi kèm với triệu chứng ợ hơi, ợ nóng và ợ chua nếu viêm họng mãn tính xảy ra do trào ngược dạ dày

Bệnh viêm họng mãn tính khi gây sốt, đau đầu và sưng hạch bạch huyết như giai đoạn cấp tính. Tuy nhiên ở trẻ nhỏ và người sức khỏe yếu, bệnh có thể gây bệnh mệt mỏi, chán ăn hay suy nhược cơ thể.

3. Nguyên nhân gây viêm họng mãn tính

Viêm họng cấp thường xảy ra do nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Tuy nhiên ở giai đoạn mãn tính, bệnh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và một trong số đó là viêm họng có thể là hệ quả của nhiều yếu tố cộng hưởng.

Một số nguyên gây bệnh viêm họng mãn tính thường gặp, như:

  • Nhiễm trùng: Viêm họng mãn tính có thể xảy ra do nhiễm trùng virus hoặc vi khuẩn nhiều lần. Một số tác nhân gây nhiễm trùng thường gặp là liên cầu khuẩn hoặc virus cúm, á cúm, virus sởi, bạch hầu,...
  • Ảnh hưởng của các bệnh hô hấp mãn tính: Viêm họng mãn tính có thể là hệ quả của việc viêm amidan mãn tính, viêm thanh quản hoặc viêm xoang mãn tính. Các bệnh lý này có mối liên hệ mật thiết với nhau vì vậy nếu không được điều trị kịp thời thì viêm họng mãn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp khác.
  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): GERD xảy ra khi acid từ dạ dày trào ngược lên vùng cổ họng và thực quản. Theo thời gian, dịch vị dạ dày có thể ăn mòn niêm mạc họng, dẫn đến hiện tượng sưng viêm và đau rát kéo dài.
Trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân gây viêm họng mãn
Trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân gây viêm họng mãn
  • Dị ứng quanh năm: Dị ứng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây sưng niêm mạc họng và các cơ quan thuộc đường hô hấp khác. Bên cạnh đó, ở một vài trường hợp có những người dị ứng quanh năm, niêm mạc họng có thể bị viêm kéo dài và đau nhức.
  • Hút thuốc lá: Các hoạt chất có trong thuốc lá có thể kích thích niêm mạc hầu họng và gây viêm kép dài. Ngoài ra, thói quen này còn gây ra các bệnh lý hô hấp khác như viêm phế quản, viêm phổi, tràn dịch màng phổi, lao phổi,...
  • Một số nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân gây viêm họng mãn tính đã nêu trên thì vẫn còn một số nguyên nhân khác gây nên tình trạng bệnh này như lạm dụng rượu bia trong thời gian dài, sinh sống trong môi trường ô nhiễm hoặc có các cấu trúc đường hô hấp bất thường,...

4. Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không?

Viêm họng mãn tính thường xuất hiện các triệu chứng khác nhau về mức độ và sự tiến triển. Tuy nhiên căn bệnh này có tính chất là kéo dài và khó để điều trị dứt điểm. Ở những trường hợp không xử lý kịp thời bệnh có thể tiến triển và gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như:

  • Áp xe thành họng: Áp xe thành sau họng là tình trạng viêm nhiễm trùng nghiêm trọng và dẫn đến hiện tượng hình thành ổ mủ. Khi xuất hiện biến chứng này người bệnh sẽ thường xuyên bị nghẹt mũi, sốt cao, da xanh tái, ho có đờm hay chảy nước mũi và có màu vàng xanh,...
  • Gây viêm ở các cơ quan hô hấp trên: Tình trạng viêm họng kéo dài lâu ngày có thể gây viêm ở các cơ quan lân cận như amidan, thanh quản, mũi, xoang,... Ngoài ra, hiện tượng cổ họng sưng viêm còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa và gây tắc ống Eustachian.
  • Gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Các triệu chứng thường gặp đau họng, khó nuốt, vướng víu,... và gây ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống cũng như trong giao tiếp hằng ngày. Không những vậy, viêm họng kéo dài còn gây hôi miệng, tạo tâm lý thiếu tự tin trong cuộc sống hằng ngày.
Viêm họng mãn tính có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Viêm họng mãn tính có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Viêm họng mãn tính là bệnh hô hấp thường gặp, nó có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Dù đây là một trong những bệnh thường gặp nhưng nếu không được điều trị kịp thời nó có thể để lại nhiều biến chứng khác. Vì vậy, khi thấy các triệu chứng đã nêu ở trên kéo dài hơn 5 ngày thì bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ để nhận được chẩn đoán và điều trị chính xác.

5. Chẩn đoán viêm họng mãn tính

Viêm họng mãn tính thường được chẩn đoán chủ yếu thông qua các triệu chứng lâm sàng (triệu chứng toàn thân và tại chỗ). Ngoài ra, bác sĩ có thể dùng đèn quan sát biểu hiện của niêm mạc cổ họng để xác định bệnh.

Tùy vào từng trường hợp bệnh nhân cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định các yêu cầu một số xét nghiệm như:

  • X - Quang phổi: Kết quả từ xét nghiệm này cho phép bác sĩ quan sát được các biểu hiện của phổi và giúp chẩn đoán phân biệt với các bệnh hô hấp khác như viêm phế quản, lao phổi,…
  • Nội soi thanh quản: Đây là thủ thuật chẩn đoán và điều trị phổ biến. Thủ thuật này giúp bác sĩ xác định thể bệnh và biểu hiện của một số cơ quan lân cận của bạn như thanh quản, thực quản và thành họng.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này được thực hiện nếu bác sĩ nghi ngờ viêm họng mãn tính xảy ra do dị ứng. 
  • Các xét nghiệm khác: Ở những trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm khác nhằm chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh.

6. Biện pháp điều trị viêm họng mãn tính

Bệnh viêm họng mãn tính có thể điều trị dứt điểm và hồi phục hoàn toàn nếu bạn được điều trị đúng cách và kịp thời. Trong đó, quan trọng nhất trong quá trình điều trị là điều trị nguyên nhân gây bệnh.

Tuy nhiên, ngoài việc điều trị nguyên nhân thì người bệnh cũng cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ và điều trị làm giảm các triệu chứng cũng như các biến chứng của bệnh.

6.1. Điều trị nguyên nhân

Điều trị nguyên nhân gây viêm họng mãn tính bao gồm: 

  • Điều trị viêm mũi xoang, viêm amidan: Sử dụng khác sinh theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản: Sử dụng các thuốc kháng bơm proton theo chỉ định của bác sĩ.
  • Loại bỏ các yếu tố nguy cơ của bệnh: Tránh xa khói thuốc lá và các chất gây hại có trong không khí.
Điều trị viêm họng mãn bằng cách điều trị nguyên nhân gây bệnh
Điều trị viêm họng mãn bằng cách điều trị nguyên nhân gây bệnh

6.2. Điều trị triệu chứng

Để điều trị triệu chứng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê một số loại thuốc để giảm triệu chứng như thuốc giảm đau, giảm viêm, thuốc giảm ho, chống dị ứng.

Ngoài việc sử dụng thuốc bệnh nhân nên sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi và súc miệng. Bên cạnh đó, người bệnh cần thay đổi lối sống như ăn nhiều rau củ quả để tăng sức đề kháng cho cơ thể, giữ môi trường sống luôn trong lành,…

7. Phòng ngừa viêm họng mãn tính

Viêm họng mãn tính có thể tái phát khi thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể mệt mỏi, hệ thống miễn dịch suy yếu,... vì vậy, khi đã kiểm soát được bệnh bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa nhằm làm giảm nguy cơ tái phát bệnh như sau:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên súc nước muối để loại bỏ được các loại vi khuẩn trong khoang miệng và các bệnh liên quan đến bệnh lý hô hấp trên.
  • Điều trị các nguyên nhân gây bệnh như trào ngược dạ dày thực quản, viêm amidan, viêm thanh quản,...
  • Thiết lập lối sống lành mạnh nhằm nâng cao thể trạng và sức đề kháng của bản thân cũng như người thân trong gia đình.
  • Vệ sinh nhà cửa, các dụng cụ trong nhà, trồng cây xanh và sử dụng máy lọc khí giúp bầu không khí sinh sống lành mạnh, trong sạch hơn.
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vào các thời điểm giao mùa sang mùa lạnh.
  • Hạn chế la hét, hút thuốc lá, sử dụng các loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc cổ họng.

Viêm họng mãn tính là tình trạng bệnh đường hô hấp thường gặp và rất dễ tái phát. Vì vậy, để phòng ngừa và hạn chế các biến chứng của căn bệnh này bạn cần tích cực trong việc phòng ngừa bệnh và điều trị bệnh đúng cách.

>>> Xem thêm: Viêm họng hạt - Nguy hiểm khôn lường, bạn đã biết?

Hy vọng thông qua bài viết bạn đó có những kiến thức khác về viêm họng mãn tính. Hãy like và chia sẻ bài viết này cho mọi người xung quanh bạn cùng tìm hiểu nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành.

Mọi câu hỏi của bạn liên quan đến các sản phẩm của Thiên Tri vui lòng gọi điện đến hotline 0867 995 518 để được giải đáp trực tiếp.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Các tiêu chí lựa chọn siro ho cho bé
Lựa chọn loại siro an toàn, hiệu quả tốt giúp trẻ giảm ngay triệu chứng ho. Tìm hiểu thêm>>
Tất tật những điều bạn nên biết về bệnh Lao màng phổi
Lao màng phổi là một trong những bệnh lao ngoài phổi nguy hiểm. Tìm hiểu thêm>>>
Phác đồ điều trị lao hiệu quả nhất hiện nay
Cần điều trị bệnh kịp thời để bệnh không tiến triển nặng hơn và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Các triệu chứng lao phổi thường gặp
Triệu chứng của lao phổi có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác.
Những điều bạn cần biết về bệnh lao phổi
Lao phổi là một trong những tình trạng bệnh lao thường gặp nhất.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi