Viêm họng liên cầu - Tất tần tật thông tin bạn cần biết

Viêm họng liên cầu khuẩn là bệnh gì? Khi bị viêm họng liên cầu người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng nào? Cần điều trị như thế nào và có lưu ý gì trong quá trình này? Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé!

Mục lục [ Ẩn ]

Bệnh viêm họng liên cầu là gì?
Bệnh viêm họng liên cầu là gì?

1. Bệnh viêm họng liên cầu là gì?

Viêm họng liên cầu là bệnh nhiễm trùng cổ họng do vi khuẩn Streptococcus gây ra. Không những có triệu chứng nặng hơn, viêm họng do liên cầu khuẩn cũng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn so với các chủng vi khuẩn khác.

Viêm họng do liên cầu khuẩn có thể gặp ở nhiều đối tượng nhưng gặp nhiều nhất là ở trẻ em từ 5 - 15 tuổi và những người có hệ miễn dịch bị suy yếu.

2. Các loại viêm họng liên cầu

Có rất nhiều chủng vi khuẩn Streptococcus gây bệnh trên người, trong đó có 3 chủng chính gây ra bệnh viêm họng là:

  • Nhóm liên cầu nhóm A tan máu beta: Loài Streptococcus pyogenes.
  • Nhóm liên cầu nhóm C tan máu beta: loài Streptococcus equi.
  • Nhóm liên cầu nhóm G tan máu beta: loài Streptococcus canis.

Trong đó, viêm họng do vi khuẩn streptococcus nhóm A tan máu beta là phổ biến nhất.

>> Xem thêm: Viêm họng cấp - Bệnh đường hô hấp

3. Triệu chứng viêm họng liên cầu

Khi nhiễm viêm họng do vi khuẩn liên cầu, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác biệt với viêm họng do virus và các nguyên nhân khác. Cụ thể:

  • Sốt cao lên tới 38, 39℃ đi kèm cảm giác rét toàn thân, ớn lạnh.
  • Đau dạ dày, chán ăn, ăn không ngon, buồn nôn, nôn.
  • Phát ban.
  • Đau đầu.
  • Đau, căng cứng cơ.
  • Cổ họng nóng, đau rát, nổi hạch sưng đỏ ở cổ.
  • Xuất hiện cảm giác đau nhói lên tới mang tai, đau rát khi nhai, nuốt và nói chuyện.
  • Xuất hiện lớp màng nhầy trắng bao quanh niêm mạc họng và amidan.
  • Trẻ nhỏ sẽ có biểu hiện quấy khóc, lười ăn, mất ngủ.

Đau đầu là triệu chứng thường gặp khi mắc viêm họng liên cầu khuẩn
Đau đầu là triệu chứng thường gặp khi mắc viêm họng liên cầu khuẩn

4. Nguyên nhân gây viêm họng liên cầu.

Bệnh viêm họng liên cầu xuất hiện do người bệnh nhiễm vi khuẩn liên cầu (chủ yếu là vi khuẩn liên cầu tan huyết nhóm A). Vi khuẩn này có thể thâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp do các nguyên nhân sau:

  • Tiếp xúc gần với người đang mắc viêm họng liên cầu khuẩn qua trò chuyện, ăn uống,...
  • Vệ sinh răng miệng, toàn thân kém, thường xuyên đưa tay lên mặt, mũi tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp xúc với miệng, gây bệnh viêm họng liên cầu.
  • Sống trong điều kiện môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi. Việc hít phải không khí ô nhiễm sẽ khiến bụi bẩn tích tụ trong vòm họng lâu dần gây ra phản ứng viêm.
  • Trẻ em trong độ tuổi từ 5 - 15 thường hiếu động, thường xuyên nghịch đùa với đất cát hoặc cắn móng tay, đưa tay lên miệng,… là những đối tượng dễ mắc bệnh viêm họng liên cầu nhất.

5. Biến chứng viêm họng liên cầu

Bệnh viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm. Bởi nếu bạn không điều trị bệnh từ sớm và điều trị đúng cách, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe như:

  • Viêm nhiễm cho các cơ quan hô hấp lân cận

Liên cầu khuẩn có thể lây lan sang các bộ phận xung quanh như tai, xoang, mũi, amidan, thanh quản, phế quản,… và gây viêm nhiễm các bộ phận này.

  • Gây bệnh cho các bộ phận khác trong cơ thể

Từ các ổ viêm do liên cầu khuẩn tại họng có thể biến chứng thành viêm cầu thận, thấp khớp. Thấp khớp có thể tạo thành các nốt viêm ở khớp, da và cơ. 

Các nốt viêm này cũng có thể hình thành ở cả nội mạc tim, cơ tim và đặc biệt là ở van tim, gây ra sẹo và cản trở dòng máu vào tim. Một vài trường hợp, tổn thương này có thể dẫn tới bệnh suy tim.

Viêm cầu thận do viêm họng nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A
Viêm cầu thận do viêm họng nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A

  • Nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết là biến chứng rất nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong lên tới 40%. Biến chứng này xảy ra khi vi khuẩn liên cầu từ vòm họng xâm nhập vào máu. 

Chỉ từ con vi khuẩn Streptococcus nhỏ bé mà có thể tạo ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới tính mạng. Vì vậy, ngay khi có các triệu chứng bệnh, bạn cần có biện pháp phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

6. Các phương pháp chẩn đoán viêm họng liên cầu

Để chẩn đoán người bệnh bị viêm họng do liên cầu khuẩn hay do nguyên nhân khác, bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng đặc trưng đã được kể trên. Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa cũng sẽ chẩn đoán bệnh dựa vào các phương pháp sau:

  • Lấy mẫu dịch từ cổ họng: Sau đó đem nuôi cấy vi khuẩn nhằm xác định có sự hiện diện của chủng vi khuẩn liên cầu gây bệnh.
  • Xét nghiệm kháng nguyên: Thực hiện phương pháp này khi kết quả từ việc lấy mẫu dịch họng không đáp ứng được yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa.

7. Điều trị bệnh viêm họng liên cầu

Sau khi xác định chính xác mình mắc viêm họng do liên cầu khuẩn, bệnh nhân dễ dàng chọn được phương pháp điều trị thích hợp.

7.1. Điều trị theo Tây Y

Với trường hợp viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn thì người bệnh bắt buộc phải sử dụng kháng sinh. Cụ thể:

Đối với bệnh nhân không dị ứng thuốc:

  • Các nhóm kháng sinh hay được dùng để điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn là penicillin, cephalosporin, macrolid.
  • Trong đó, kháng sinh nhóm penicillin vẫn là lựa chọn đầu tiên trong điều trị viêm họng liên cầu vì dễ sử dụng, chi phí thấp và đem lại hiệu quả cao.

Kháng sinh giúp diệt vi khuẩn
Kháng sinh giúp diệt vi khuẩn

Đối với điều trị cho bệnh nhân dị ứng thuốc:

Trong trường hợp bệnh nhân có tiền sử dị ứng với nhóm thuốc penicillin, các bác sĩ chuyên khoa có thể đổi sang nhóm kháng sinh khác:

  • Nhóm cephalosporin bao gồm: cefixim, cefadroxil, cefuroxim,…
  • Nhóm macrolid: Trước khi sử dùng nhóm thuốc này cần đánh giá kháng sinh đồ trước.

Các thuốc hỗ trợ:

  • Thuốc hạ sốt: Khi sốt cao > 38,5°C, các thuốc hay được sử dụng là paracetamol và nhóm NSAIDs.
  • Thuốc kháng viêm, chống phù nề: Giúp giảm đau, rát vùng hầu họng. Thuốc hay được sử dụng là alpha chymotrypsin.
  • Thuốc giúp tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân như vitamin C.

Tuy nhiên, thuốc tây luôn tiềm ẩn những tác dụng phụ không mong muốn như: loét dạ dày, tiêu chảy, ảnh hưởng đến gan, thận. Do đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

7.2. Sử dụng các bài thuốc Đông y

Mặc dù trong Y học Cổ truyền không đề cập tới khái niệm về vi khuẩn hay virus, nhưng các bài thuốc Đông y đều có khả năng điều trị tốt các thể viêm họng. Và viêm họng liên cầu cũng không ngoại lệ. Một số bài thuốc Đông y giúp trị loại bệnh này thường dùng là:

Bài thuốc 1

  • Chuẩn bị: Cỏ nhọ nồi, Bạc hà, Tang bạch bì mỗi vị 8g; Kim ngân, Sinh địa, Huyền sâm mỗi vị 12g; Xạ can 4g; Kinh giới 16g. 
  • Thực hiện:Sắc các vị thuốc trên với nước, mỗi ngày uống 1 thang chia làm 2 lần uống.

Bài thuốc 2

  • Chuẩn bị: Huyền sâm, Sinh địa mỗi vị 16g; Kê huyết đằng, Tang bạch bì, Thạch hộc, Mạch môn mỗi vị 12g; Xạ can 6g; Bạch cương tàm 8g và Cam thảo nam 2g.
  • Thực hiện: Đem các vị thuốc trên đi sắc thành nước uống mỗi ngày uống 1 thang chia làm 2 lần uống.

Phương pháp Đông y chữa viêm họng liên cầu
Phương pháp Đông y chữa viêm họng liên cầu

7.3. Điều trị theo dân gian

Ngoài các phương pháp điều trị đã nêu trên, trong dân gian cũng lưu truyền nhiều bài thuốc hay để điều trị viêm họng nói chung và viêm họng liên cầu nói riêng như:

Sử dụng tỏi tươi để điều trị viêm họng liên cầu

Tỏi có tính ấm, chứa hoạt chất Allicin có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn. Ngoài ra, các Diallyl Sulfide, Ajoene có trong tỏi còn giúp làm dịu các cơn đau rát cổ họng. 

Cách thực hiện:

  • Tỏi để nguyên vỏ, đem nướng trên bếp cho đến khi vỏ ngoài của tỏi cháy xém và tỏi dậy mùi thơm.
  • Bóc vỏ và nghiền nát tỏi cùng với nước ấm.
  • Chắt lấy nước cốt, uống 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối.

Sử dụng trà gừng

Gừng có vị cay, tính ấm. Sau 3 - 5 ngày uống trà gừng bạn sẽ thấy cổ họng bớt khô rát và thoải mái, dễ chịu hơn.

Cách thực hiện:

  • Củ gừng tươi đem cạo vỏ, rửa sạch và cắt lát.
  • Cho gừng vào tách và đổ tầm 200mL nước sôi, hãm trong 10 - 15 phút.
  • Sau đó uống trực tiếp nước gừng ấm. 
  • Để hiệu quả tốt hơn, bạn có thể thêm 1 thìa mật ong vào trà.
  • Nên uống trà gừng đều đặn 2 lần mỗi ngày (sáng sớm và tối trước khi đi ngủ) hoặc có thể dùng uống thay nước uống.

Sử dụng quất và mật ong

Mật ong và quất giúp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, ngứa rát họng do bệnh gây ra. 

Cách thực hiện:

  • Quất đem rửa sạch, bổ đôi và bỏ hạt.
  • Đem quất ngâm với mật ong nguyên chất.
  • Hấp cách thủy hỗn hợp quất mật ong trong khoảng 15 phút.
  • Mỗi ngày cho người bệnh uống từ 1 - 2 muỗng.

Sử dụng quất mật ong để điều trị viêm họng liên cầu
Sử dụng quất mật ong để điều trị viêm họng liên cầu

Trên đây là những phương pháp điều trị viêm họng liên cầu phổ biến nhất. Tuy vậy, khi bệnh nhân có triệu chứng cấp như sốt cao, đau dữ dội, phát ban,... bạn cần ưu tiên dùng thuốc Tây y trước sau đó có thể kết hợp các biện pháp khác.

8. Chăm sóc và phòng ngừa bệnh viêm họng liên cầu

Để điều trị bệnh viêm họng liên cầu hiệu quả, ngoài việc tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng cần được chăm sóc hợp lý.

8.1. Chăm sóc bệnh nhân viêm họng liên cầu

Trong hầu hết các trường hợp, thuốc kháng sinh sẽ nhanh chóng tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm họng liên cầu. Tuy nhiên, một lối sống lành mạnh sẽ làm giảm nhanh chóng triệu chứng của bệnh:

  • Nghỉ ngơi nhiều, ngủ đủ giấc, hạn chế stress giúp cơ thể hồi phục nhanh.
  • Luôn giữ họng ẩm để làm giảm bớt đau khi nuốt. Đồng thời, uống nhiều nước giúp ngăn ngừa mất nước.
  • Ăn các thức ăn nhẹ nhàng, dễ nuốt. Tránh xa thực phẩm nhiều gia vị hoặc thực phẩm có tính acid.
  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối ấm (tự pha hoặc mua ở tiệm thuốc). 
  • Không sử dụng chất kích thích. Đặc biệt là không hút thuốc lá, bởi thuốc lá gây đau họng và làm tăng khả năng nhiễm trùng như viêm amidan.

8.2. Phòng ngừa bệnh viêm họng liên cầu

Các phương pháp phòng ngừa viêm họng liên cầu khuẩn hiệu quả là:

  • Rửa tay thường xuyên: Rửa tay sau khi đi ra ngoài về, trước khi ăn, hoặc sau khi hắt hơi, đi vệ sinnh,...
  • Đeo khẩu trang khi ra đường, đặc biệt là khi tới những nơi đông người như bệnh viện, trung tâm mua sắm,... 
  • Dùng thuốc đúng và đủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tránh tiếp xúc với người mắc viêm họng do liên cầu khuẩn. 
  • Không dùng chung những đồ vật cá nhân như khăn mặt, ly uống nước, bàn chải đánh răng,...
  • Vệ sinh răng miệng đầy đủ. Nếu có điều kiện hãy súc miệng với nước muối thường xuyên.
  • Không ăn, uống đồ lạnh, hoặc các thức ăn cay.

Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh lây nhiễm
Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh lây nhiễm 

Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc viêm họng liên cầu là gì và những thông tin liên quan tới viêm họng liên cầu? Từ đó có những biện pháp hiệu quả để kiểm soát bệnh. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.

Mọi câu hỏi của bạn về Thiên Tri có thể gọi ngay đến hotline 0867 995 518 để được tư vấn ngay trực tiếp.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Các tiêu chí lựa chọn siro ho cho bé
Lựa chọn loại siro an toàn, hiệu quả tốt giúp trẻ giảm ngay triệu chứng ho. Tìm hiểu thêm>>
Tất tật những điều bạn nên biết về bệnh Lao màng phổi
Lao màng phổi là một trong những bệnh lao ngoài phổi nguy hiểm. Tìm hiểu thêm>>>
Phác đồ điều trị lao hiệu quả nhất hiện nay
Cần điều trị bệnh kịp thời để bệnh không tiến triển nặng hơn và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Các triệu chứng lao phổi thường gặp
Triệu chứng của lao phổi có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác.
Những điều bạn cần biết về bệnh lao phổi
Lao phổi là một trong những tình trạng bệnh lao thường gặp nhất.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi