Viêm họng cấp - Bệnh đường hô hấp

Thời điểm giao mùa là lúc mà các vi khuẩn và virus hoạt động mạnh mẽ nhất, chúng chủ yếu gây nên các bệnh về đường hô hấp và đặc biệt là gây nên tình trạng viêm họng cấp. Vậy để hiểu rõ hơn về tình trạng này mời bạn đọc tham khảo ngay bài viết sau nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Bệnh viêm họng cấp
Bệnh viêm họng cấp

1. Viêm họng cấp là gì?

Viêm họng cấp tính hay còn là tình trạng viêm cấp tính tại niêm mạc vùng mũi - họng - miệng và thường kèm theo đó là tình trạng viêm amidan khẩu cái, viêm xoang, viêm mũi. 

Bên cạnh đó, một số trường hợp khác còn có thể gặp tình trạng viêm amidan ở đáy miệng. Do đó, viêm họng cấp còn được gọi là viêm họng - amidan cấp. Bệnh này cũng có thể xuất hiện cùng với các bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường hô hấp khác như cảm cúm, sởi.

Bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, cả người lớn và trẻ em đều có thể mắc nhưng tỷ lệ trẻ em mắc bệnh thường cao hơn do trẻ nhỏ có sức đề kháng kém. Bệnh chủ yếu xuất hiện vào mùa thu - đông khi thời tiết thay đổi hay thời gian giao mùa.

Viêm họng cấp thường khởi phát bằng nhiễm virus, từ đó có sự kết hợp giữa độc tố của virus, sức đề kháng của cơ thể cùng các vi khuẩn hội sinh có sẵn ở vòm họng gây nên tình trạng bội nhiễm và gây viêm.

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng, người ta chia viêm họng cấp thành hai dạng chính là viêm họng đỏ và viêm họng do liên cầu (viêm họng có bựa trắng).

  • Viêm họng đỏ: là một trong những thể viêm họng cấp thường gặp và nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do virus và các loại vi khuẩn thường trú trong khoang miệng.
  • Viêm họng do liên cầu (viêm họng có bựa trắng): Đây là tình trạng viêm họng cấp có mức độ nặng và rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm thận, thấp tim,... Tác nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn liên cầu - đặc biệt là nhóm A.

2. Nguyên nhân gây viêm họng cấp

Nguyên nhân gây viêm họng cấp có thể là do cơ thể bị nhiễm trùng hay một số nguyên nhân khác không phải nhiễm trùng nhưng hầu hết tất cả các các bệnh viêm họng cấp đều do nhiễm trùng (virus, vi khuẩn) gây nên và đa số là do virus.

2.1. Viêm họng cấp do virus

Các virus thường gây tình trạng viêm họng cấp ở cả người lớn và trẻ nhỏ như:

  • Adenovirus: Đây là tác nhân phổ biến nhất trong nhóm virus gây bệnh viêm họng. Loại virus này thường gây tình trạng sưng hạch cổ, họng đau nhưng không đỏ ở người bệnh.
  • Các virus cúm: Các triệu chứng thường gặp có thể sốt cao, đau đầu, đau mỏi cơ toàn thân.
  • Epstein - Barr virus: Loại virus này có thể gây sưng hạch, viêm amidan mủ ở người nhiễm.
  • Herpes simplex virus: Virus này có thể có các vết loét miệng
  • Virus sởi
  • Các loại virus khác: rhinovirus, coronavirus, virus hợp bào đường hô hấp và các virus á cúm.
Nguyên nhân gây viêm họng cấp chủ yếu là do vi khuẩn và virus
Nguyên nhân gây viêm họng cấp chủ yếu là do vi khuẩn và virus

2.2. Viêm họng cấp do vi khuẩn

Đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm họng cấp. Một số loại vi khuẩn thường gặp gây nên tình trạng này như:

  • Liên cầu khuẩn (Streptococcus): Đây là vi khuẩn liên cầu nhóm A là nhóm vi khuẩn thường gặp nhất. Chúng thường gây viêm amidan mủ, sốt cao, hạch sưng to và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như thấp tim cũng như gây ra các bệnh van tim do thấp về sau này.
  • Bạch hầu (Corynebacterium diphtheria): Đây là nhóm vi khuẩn thường gặp ở trẻ em và là nhóm vi khuẩn phổ biến trong quá khứ, gây viêm họng rất nguy hiểm vì có thể tạo ra các giả mạc trắng làm tắc nghẽn đường thở gây suy hô hấp cho trẻ. Trong một thời gian dài bệnh bạch hầu đã bị đẩy lùi nhưng gần đây có xu hướng tăng lên vì không được tiêm phòng vacxin đầy đủ.
  • Các nhóm vi khuẩn ít gặp khác: Chlamydia, lậu cầu...

2.3. Viêm họng cấp do các nguyên nhân không nhiễm trùng

Một số tác nhân khác có thể gây nên tình trạng viêm họng cấp như: 

  • Các tác nhân hóa học: hút thuốc lá, thường xuyên sử dụng các thức uống có cồn như rượu bia,...
  • Ô nhiễm không khí, khói bụi
  • Dị ứng
  • Trào ngược dạ dày thực quản,...

2.4. Viêm họng cấp có lây không?

Viêm họng cấp thực tế là do vi khuẩn, virus gây nên, do đó, người bệnh có thể lây bệnh cho người khác khi người bệnh ho, hắt hơi. Khi ho, hắt hơi, người bệnh sẽ làm bắn ra các giọt siêu nhỏ chứa các tác nhân gây bệnh vào không khí, khi người khỏe mạnh tiếp xúc phải những tác nhân này có thể mắc bệnh theo một trong các cách sau:

  • Hít phải các giọt này
  • Tiếp xúc với dịch tiết từ đường hô hấp của người bệnh và chạm lên mặt hoặc mũi
  • Lây nhiễm qua đường ăn uống của người bệnh khi dùng chung
Viêm họng cấp có thể lây qua đường hô hấp
Viêm họng cấp có thể lây qua đường hô hấp

3. Triệu chứng của viêm họng cấp

Triệu chứng của viêm họng cấp thường bùng phát đột ngột, ồ ạt và rất dễ nhận biết hơn so với tình trạng viêm họng mãn tính. Nó thường gây ra các triệu chứng tại chỗ, triệu chứng cơ năng và một số triệu chứng toàn thân.

Triệu chứng tại chỗ

  • Viêm họng đỏ:Toàn bộ niêm mạc họng có sẽ có hiện tượng sung huyết, phù nề và có màu đỏ tươi. Amidan có thể bị sưng viêm và tiết chất nhầy ở dạng trong suốt hoặc bựa trắng ít gặp. Ngoài ra, bệnh này còn có thể gây sưng hạch ở vùng cổ và đau nhức, sưng hạch ở dưới hàm.
  • Viêm họng do liên cầu: Niêm mạc amidan có bựa trắng bao phủ, ban đầu có màu trắng kem sau đó chuyển thành màu xám. Bựa trắng thường xuất hiện ở thành sau của họng và niêm mạc amidan. Bên cạnh đóm Amidan và niêm mạc họng sẽ có màu đỏ sẫm, sung huyết nhưng không gây phù nề.

Triệu chứng cơ năng

  • Viêm họng đỏ: Triệu chứng ban đầu là cảm giác khô nóng ở vùng họng, sau chuyển thành đau rát và mức độ đau tăng lên khi giao tiếp, ho, nuốt, có thể đau lan đến vùng tai. Ngoài ra, bệnh còn gây ho khan, khàn tiếng nhẹ, chảy nước mũi và nghẹt mũi.
  • Viêm họng do liên cầu: Đau khi nuốt, vùng hầu họng đau nhức và có thể đau nhói lên đến tai.

Triệu chứng toàn thân

  • Viêm họng đỏ: Sốt cao từ 39 - 40℃ xảy ra đột ngột kèm với với triệu chứng như ăn uống kém, ngủ kém và ớn lạnh.
  • Viêm họng do liên cầu: Sốt nhẹ hơn viêm họng đỏ, dao động từ 38 - 39℃, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh và rét run. Triệu chứng diễn biến rầm rộ khiến thể trạng của bệnh nhân suy giảm nhanh chóng.
>> Xem thêm: Viêm họng mãn tính và tất cả những điều bạn nên biết

4. Chẩn đoán viêm họng cấp

Các bác sĩ sẽ dựa theo các triệu chứng cơ năng và các biểu hiện của người bệnh và chẩn đoán xem người bệnh có mắc viêm họng cấp hay không.

Bên cạnh đó, khi đã xác định được người bệnh mắc viêm họng cấp thì việc xác định nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn hay virus cũng là một vấn đề khá khó khăn vì bác sĩ phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh thì mới có thể kê đơn thuốc chính xác được cho bệnh nhân và quyết định có cần sử dụng kháng sinh hay không.

Thông thường các bác sĩ thường dựa vào tiêu chuẩn Centor để xem xét khả năng nhiễm khuẩn của người bệnh (viêm họng do liên cầu). Các dấu hiệu có thể xuất hiện như: 

  • Không ho
  • Hạch cổ sưng to, đau
  • Sốt cao hơn 38 độ
  • Amidan xuất tiết, sưng đau
  • Thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi

Hơn nữa, để kết quả chẩn đoán chính xác hơn, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân là một số xét nghiệm khác như: Tế bào máu ngoại vi, procalcitonin, CRP,...

Chẩn đoán viêm họng cấp dựa và các triệu chứng và các xét nghiệm
Chẩn đoán viêm họng cấp dựa và các triệu chứng và các xét nghiệm

5. Điều trị viêm họng cấp

Phương pháp điều trị viêm họng cấp chủ yếu là chăm sóc, nâng cao thể trạng sử dụng thuốc. Nếu tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể đáp ứng tốt và thuyên giảm nhanh thì sau khoảng 7 - 10 ngày.

5.1. Điều trị bằng thuốc

Thuốc điều trị viêm họng cấp chủ yếu được sử dụng để điều trị triệu chứng. Ngoài ra, kháng sinh sẽ được sử dụng trong những trường hợp viêm họng do liên cầu và viêm họng đỏ bội nhiễm.

Các loại thuốc thường được sử dụng như:

  • Thuốc hạ sốt: Chúng được sử dụng để làm giảm nhanh tình trạng sốt cao. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến như Paracetamol, Aspirin. Tuy nhiên, Aspirin không được sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi.
  • Thuốc bôi glycerin borat 5%: Thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và giảm tình trạng lở loét ở lưỡi, niêm mạc miệng. Thuốc được sử dụng trực tiếp lên cổ họng 1 - 2 lần/ ngày để giảm cảm giác đau do viêm họng cấp gây ra.
  • Thuốc nhỏ mũi Argyrol 5%: Thuốc là dẫn xuất của bạc có đặc tính sát trùng và ít gây kích ứng niêm mạc. Thuốc thường được sử dụng để giảm tình trạng nghẹt mũi và chảy nước mũi ở những người bị viêm họng đỏ.
  • Dung dịch súc miệng sát trùng, kháng khuẩn: Bác sĩ có thể chỉ định dùng một số dung dịch súc miệng có đặc tính sát trùng như BBM, clorat kali 1% và nước muối sinh lý. Chúng là các loại thuốc có khả năng làm dịu niêm mạc họng và phòng ngừa bội nhiễm.
  • Kháng sinh: Kháng sinh chỉ được sử dụng trong trường hợp viêm họng do liên cầu và viêm họng đỏ bị bội nhiễm. Chúng được dùng liên tục trong 5 - 10 ngày (tùy trường hợp) để diệt vi khuẩn và ngăn ngừa hiện tượng tái nhiễm.

Tình trạng viêm họng cấp thường diễn ra đột ngột và nhanh chóng, do đó, người bệnh cần sử dụng thuốc điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý điều chỉnh liều hay sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

5.2. Điều trị không dùng thuốc

Ngoài phương pháp sử dụng thuốc để điều trị viêm họng cấp bạn có thể sử dụng các phương pháp sau để điều trị và làm giảm các triệu chứng của viêm họng cấp. Đặc biệt là sử dụng cho trẻ nhỏ và người già.

  • Sử dụng trà mật ong
  • Nấu nước vỏ xoài
  • Súc miệng bằng nước muối
  • ...
Viêm họng cấp chủ yếu được điều trị bằng thuốc
Viêm họng cấp chủ yếu được điều trị bằng thuốc

7. Lưu ý khi bị viêm họng cấp

Để quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả bạn nên lưu ý những điểm sau:

7.1. Lưu ý khi điều trị viêm họng cấp

Trong quá trình điều trị người bệnh nên:

  • Nghỉ ngơi ít nhất 2 - 3 ngày điều trị, nâng đỡ và phục hồi thể trạng.
  • Uống nhiều nước, tăng cường sử dụng rau xanh và trái cây để bổ sung muối khoáng và các vitamin cho cơ thể.
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên và súc miệng với nước muối ấm từ 2 - 3 lần/ ngày.
  • Có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên như mật ong, bạc hà, hoa cúc, gừng tươi,… để pha trà ấm uống mỗi ngày. 
  • Nếu bị nghẹt mũi nhiều, nên xông mũi bằng nước ấm cùng với một số thảo dược tự nhiên như bạc hà, sả, lá trầu,… 
  • ...

7.2. Phòng ngừa viêm họng cấp

Để phòng ngừa bệnh viêm họng cấp, đặc biệt là phòng bệnh cho trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh và mọi người nên lưu ý những điểm sau:

  • Tránh tiếp xúc với những người đang gặp phải các tình trạng bệnh liên quan đến đường hô hấp trên.
  • Hạn chế sử dụng hoặc bỏ sử dụng thuốc lá, rượu bia. Tránh sử dụng các thực phẩm lên men, muối, hay đang ở dạng sống.
  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tạo môi trường sống sạch sẽ, không ô nhiễm.
  • Phòng hộ lao động tốt, chống bụi, chống nóng, vệ sinh răng miệng tốt.
  • Tích cực điều trị các bệnh về đường hô hấp như: mũi xoang, viêm họng, viêm amidan, VA,... nếu có và đang ở giai đoạn mãn tính.
  • Đối với trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần giữ ấm các bộ phận như cổ, lòng bàn tay, lòng bàn chân cho trẻ khi thời tiết trở lạnh. Vệ sinh ăn uống, tạo môi trường sống, vui chơi trong lành, thường xuyên nhắc bé rửa tay bằng xà phòng. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên đưa trẻ đi tiêm phòng cúm để trẻ tạo được miễn dịch chủ động bảo vệ cơ thể khỏi virus và vi khuẩn.
Phòng bệnh viêm họng cấp
Phòng bệnh viêm họng cấp

Trên đây là các thông tin về bệnh Viêm họng cấp mà Thiên Tri tổng hợp được. Hy vọng thông qua bài viết các bạn đã hiểu hơn về căn bệnh này và có cái nhìn toàn diện hơn về nó. Hãy like và chia sẻ bài viết để nhiều người hơn có thể đọc được nó nhé.

Mọi câu hỏi của bạn có liên quan đến các sản phẩm của Thiên Tri vui lòng gọi đến hotline 0867 995 518 để được tư vấn ngay.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Các tiêu chí lựa chọn siro ho cho bé
Lựa chọn loại siro an toàn, hiệu quả tốt giúp trẻ giảm ngay triệu chứng ho. Tìm hiểu thêm>>
Tất tật những điều bạn nên biết về bệnh Lao màng phổi
Lao màng phổi là một trong những bệnh lao ngoài phổi nguy hiểm. Tìm hiểu thêm>>>
Phác đồ điều trị lao hiệu quả nhất hiện nay
Cần điều trị bệnh kịp thời để bệnh không tiến triển nặng hơn và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Các triệu chứng lao phổi thường gặp
Triệu chứng của lao phổi có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác.
Những điều bạn cần biết về bệnh lao phổi
Lao phổi là một trong những tình trạng bệnh lao thường gặp nhất.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi