Các cách trị cảm lạnh mà ai cũng nên biết

Cảm lạnh là bệnh thường gặp, do đó, ngoài phương pháp sử dụng thuốc để điều trị cảm lạnh mọi người cũng nên có cho mình những mẹ và cách trị cảm lạnh khác. Vậy để biết được các cách trị cảm lạnh hiệu quả mời bạn đọc tham khảo bài viết sau nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Điều trị cảm lạnh
Điều trị cảm lạnh

Có nhiều cách trị cảm lạnh khác nhau, sau đây là một số cách trị cảm lạnh mà Thiên Tri đã tổng hợp được, mời bạn đọc cùng tham khảo.

1. Sử dụng thực phẩm để trị cảm lạnh

Một số loại thực phẩm có tác dụng làm dịu các triệu chứng cảm lạnh, cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể phục hồi nhanh hơn được nhiều người sử dụng.

Đây là cách trị cảm lạnh đầu tiên mà mọi người sử dụng khi gặp tình trạng này vì đây là đều là những phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, an toàn và ít gây tác dụng phụ.

Sau đây là một số loại thực phẩm mà mọi người có thể tham khảo như:

1.1. Nước nóng, chanh và mật ong

Đây là cách trị cảm lạnh đơn giản tại nhà được nhiều người áp dụng và cho hiệu quả rất tốt. Cả 3 nguyên liệu này đều có tác dụng làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh và giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Nước nóng sẽ làm dịu cổ họng bị kích thích, chanh rất giàu vitamin C giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, mật ong là chất kháng khuẩn tự nhiên có tác dụng tiêu diệt virus gây bệnh. 

Cách thực hiện: Pha 1 thìa mật ong và nước chanh vào ly nước ấm, uống 2 lần/ngày. 

1.2. Tỏi

Đây là một trong những cách trị cảm lạnh cho hiệu quả nhanh vì tỏi có chứa vitamin C, selen và một số khoáng chất khác, chúng đều có khả năng phòng ngừa và chữa cảm lạnh. Ngoài ra, tỏi còn hoạt động như một chất dung môi, có tác dụng làm thông mũi và loại bỏ các chất nhầy một cách hiệu quả.

Cách trị cảm lạnh bằng tỏi: Trộn hỗn hợp 2 nhánh tỏi với 1 cốc nước ấm, uống hỗn hợp trên mỗi ngày cho tới khi giảm các triệu chứng khó chịu.

1.3. Nước dừa

Nước dừa là một trong những loại chất lỏng tự nhiên chứa nhiều các chất điện giải cần thiết, giúp bổ sung nước cho cơ thể, tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và cảm lạnh. 

Ngoài ra, nước dừa còn chứa acid caprylic và acid lauric có tính chống nấm, kháng khuẩn. 

1.4. Gừng

Đây là một loại gia vị được sử dụng để chữa cảm lạnh được nhiều người sử dụng. Nó là phương thuốc tuyệt vời có tác dụng chữa ho, cảm lạnh nhờ khả năng ngăn ngừa ho, giảm nghẹt mũi và kháng virus tốt.

Cách trị cảm lạnh bằng gừng: Thêm 1 miếng gừng tươi vào nước nóng cùng 1 lát chanh và 2 muỗng mật ong, dùng uống hằng ngày.

Sử dụng gừng để chữa cảm lạnh
Sử dụng gừng để chữa cảm lạnh

1.5. Nghệ

Nghệ là loại gia vị có chứa một số hoạt chất chống viêm, giúp làm giảm viêm xoang mũi, giảm triệu chứng nghẹt mũi và giảm chất nhầy dư thừa có trong mũi giúp làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh một cách hiệu quả,

Cách trị cảm lạnh bằng nghệ: Trộn 1/4 muỗng cà phê bột nghệ với 1 ly sữa ấm, uống hằng ngày. 

2. Các thuốc trị cảm lạnh

Sử dụng thuốc để trị cảm lạnh không phải là phương pháp mà các bác sĩ khuyên cáo nên sử dụng vì cảm lạnh là bệnh thường gặp, dó đó, các bạn chỉ kê đơn thuốc khi tình trạng của bệnh nhân tiến triển nặng và các cách trị cảm lạnh thông thường không đem lại hiệu quả.

Các nhóm thuốc thường dùng cho người bị cảm lạnh bao gồm:

2.1. Thuốc làm thông mũi, chống nghẹt mũi

Đây là nhóm thuốc bao gồm các thuốc có tác dụng kích thích thần kinh giao cảm đường uống (pseudoephedrine, ephedrine, phenylephrine,...) và các thuốc dùng qua mũi (oxymetazolin, xylometazoline, naphazolin,...). 

Khi sử dụng nhóm thuốc này người dùng có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như: mất ngủ, đau đầu, buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa,... hoặc nghẹt mũi mạn tính nếu dùng trong một thời gian dài. 

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đưa ra khuyến cáo rằng, không nên sử dụng các thuốc làm thông mũi, chống nghẹt mũi cho trẻ em dưới 2 tuổi vì có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

2.2. Thuốc kháng histamin

Nhóm thuốc này có tác dụng giúp người bệnh hạn chế tiết dịch đường hô hấp, giảm phù nề ở niêm mạc đường hô hấp, giảm nghẹt mũi và kích ứng. 

Các thuốc kháng histamin thế hệ 1 (alimemazin, promethazine, clorpheniramin,...) đều có tác dụng an thần, giảm chảy nước mũi, hắt hơi nhưng chúng có thể gây một số tác dụng phụ nhưng buồn ngủ, chóng mặt, rối loạn tâm thần - vận động,... 

Các thuốc kháng histamin thế hệ 2 (cetirizin, fexofenadin, desloratadin, loratadine,...) có thể làm giảm tình trạng hắt hơi, chảy nước mũi và chống ngạt mũi nhưng lại không có hiệu quả rõ ràng. Một số tác dụng phụ hiếm gặp của các thuốc kháng histamin thế hệ 2 như khô miệng, đau đầu, buồn nôn, loạn nhịp tim, đánh trống ngực,...

2.3. Thuốc corticosteroid dùng qua mũi

Nhóm ngày gồm các thuốc như: budesonide, fluticason furoat/propionate,... chúng có thể làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh nhưng cũng mang đến một số tác dụng phụ khi sử dụng như rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi, phản ứng loạn thần,...

Sử dụng thuốc để chữa cảm lạnh
Sử dụng thuốc để chữa cảm lạnh

2.4. Thuốc giảm đau và hạ sốt

Thuốc thuộc dùng ở nhóm này là acetaminophen (paracetamol) và các thuốc thuộc nhóm giảm đau, hạ sốt chống viêm không steroid (aspirin, ibuprofen, naproxen, diclofenac,...). 

Acetaminophen có tác dụng giảm đau, hạ sốt tốt, tuy nhiên chỉ nên dùng thuốc này khi người bệnh có xuất hiện triệu chứng đau đầu và sốt cao. Còn đối với các thuốc nhóm giảm đau, hạ sốt chống viêm không steroid có tác dụng giảm đau đầu. 

Bên cạnh đó người dùng có thể gặp một số tác dụng phụ khi dùng 2 nhóm thuốc này như: dị ứng da, phù, rối loạn tiêu hóa hoặc phản ứng phản vệ (rất hiếm gặp).

2.5. Lưu ý khi dùng thuốc

Mặc dù không phải là cách trị cảm lạnh thường được sử dụng nhưng khi sử dụng thuốc để trị cảm lạnh người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân cần lưu ý một số điểm sau:

Đối với người lớn

  • Khi sử dụng thuốc nhỏ mũi và thuốc kháng histamin chỉ sử dụng tối đa 7 ngày khi có những triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh. Sau đó, tùy thuộc vào tiến triển của bệnh mà bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt và các loại thuốc khác. 
  • Chỉ được sử dụng kháng sinh khi có tình trạng nhiễm khuẩn nặng và kéo dài không khỏi. Người lớn không nên dùng các thuốc giảm ho vì sẽ làm hạn chế cơ chế ho và khạc đờm, gây ứ đọng đờm kéo dài, làm tình trạng bội nhiễm nặng thêm.

Đối với trẻ nhỏ

  • Khi sử dụng thuốc cần hết sức thận trọng. Không sử dụng thuốc thông mũi và thuốc kháng histamin thế hệ 1 cho trẻ dưới 6 tuổi và cân nhắc khi sử dụng cho trẻ từ 6 - 12 tuổi, vì chúng có thể gây ức chế thần kinh trung ương, rối loạn tiêu hóa, hay gây co giật, tăng nhịp tim và tử vong. 
  • Không nên sử dụng các thuốc kháng histamin thế hệ 1 cho trẻ dưới 2 tuổi vì có thể gây suy hô hấp dẫn đến tử vong.

3. Đánh gió

Đánh gió hay còn có tên gọi khác là cạo gió - đây là một biện pháp giúp làm nóng cơ thể và đây cũng là một trong những mẹo trị cảm lạnh được ông bà ta sử dụng từ xưa.

Theo Đông y, cạo gió có thể mang đến nhiều tác dụng như:

  • Đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết: tăng cường thúc đẩy sự trao đổi chất và tkhả năng bài tiết qua da, tăng cường lưu thông tuần hoàn ngoại vi…
  • Giãn cơ, thông lạc, loại bỏ mệt mỏi.
  • Cân bằng âm dương cho cơ thể.
Đánh gió là một trong những phương pháp dùng để chữa cảm lạnh
Đánh gió là một trong những phương pháp dùng để chữa cảm lạnh

Các vị trí thường được dùng cạo gió bao gồm cột sống từ gáy cổ xuống thắt lưng, ở giữa và hai bên cột sống. Cạo gió giữa trán sang hai bên thái dương kèm theo gan lòng bàn tay và bàn chân, bụng và ngực.

Theo dân gian, có rất nhiều cách cạo gió khác nhau. Dưới đây là một vài bài cạo gió thường dùng mà mọi người có thể thực hiện tại nhà.

  • Dùng một đồng bạc bôi thêm chút dầu gió. Đánh gió theo các vị trí kể trên cho đến khi cơ thể người bệnh nóng lên và nổi các vằn đỏ trên da.
  • Trứng gà luộc chín kỹ, bóc vỏ. Sau đó gói vào miếng vải mềm khi còn đang nóng cùng với một đồng bạc rồi đánh gió khắp người. Khi đánh gió xong bạn sẽ thấy đồng bạc bị chuyển sang màu xám. 
  • Sử dụng cám gạo: Cám gạo 1 bát con, rang thơm rồi bọc vào miếng vải mềm xát vào các vị trí đã kể trên. Khi cám gạo nguội thì lại rang cho nóng và xát đến khi da nổi vằn đỏ và cơ thể thấy khoan khoái dễ chịu thì dừng lại.

4. Xông hơi 

Xông hơi cũng là biện pháp làm nóng cơ thể bằng nhiệt hơi nước. Khi xông hơi thường sử dụng các loại lá có tác dụng an thần, kháng khuẩn… giúp cho người bệnh cảm lạnh thấy khoan khoái đỡ mệt mỏi hơn. Các loại lá thường dùng trong xông hơi bao gồm 3 nhóm sau:

  • Nhóm chứa tinh dầu và giúp sát trùng như chanh, bưởi, sả, bạc hà, tía tô…
  • Nhóm có tác dụng kháng sinh như hành, tỏi…
  • Nhóm có tác dụng hạ sốt như tre, duối, cúc tần…

Tùy theo từng địa phương, khu vực sinh sống mà mọi người có thể thay đổi các vị thuốc cho phù hợp. Đây được xem là một trong những mẹo chữa cảm lạnh mang lại hiệu quả rất rõ rệt. Cả trẻ nhỏ và người già đều có thể sử dụng được.

Cách tiến hành:

  • Dùng nồi to, đun nước sôi rồi bỏ các vị thuốc đã chuẩn bị vào. Đun sôi thêm 5 phút thì bắc ra.
  • Người bệnh chọn vị trí ngồi xông rồi đặt nồi nước xông bên cạnh, dùng chăn mỏng trùm kín người, chỉ mặc đồ lót hoặc mặc đồ thật mỏng để cho mồ hôi dễ thoát ra.
  • Xông từ 5 - 10 phút, khi bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và ra mồ hôi thì thôi. Sau đó lau khô mồ hôi và thay quần áo.

Lưu ý: Không được phương pháp này cho mẹ bầu bị cảm lạnh, trẻ em dưới 15 tuổi, người già bị suy kiệt, bệnh nhân thiếu máu, tiêu chảy mất nước.

Xông hơi không được dùng cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai
Xông hơi không được dùng cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai

5. Một số lưu ý khi trị cảm lạnh

Để quá trình điều trị bệnh diễn ra tốt và đạt hiệu quả, khi chữa bệnh người bệnh cũng như người nhà người bệnh cần lưu ý một số điểm sau:

  • Ăn uống đầy đủ: Cần uống nhiều nước, nước trái cây, súp và nước canh để giảm tình trạng nghẹt mũi và ngăn ngừa mất nước. Các loại vitamin C và kẽm cũng giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, phòng ngừa cảm lạnh.
  • Tránh uống rượu, cà phê và đồ uống có ga khi bị cảm lạnh vì chúng có thể gây mất nước nhiều hơn.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Giúp cơ thể cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng, nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau khi bị cảm lạnh.
  • Làm dịu cổ họng: Súc miệng bằng nước muối ấm hằng ngày, ngậm kẹo trị viêm họng để giảm đau họng và ngăn chặn nguy bệnh trở nên nặng hơn.
  • Cố gắng làm đổ mồ hôi: Cách chữa cảm lạnh là làm cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi để giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Làm thông mũi: Thường xuyên nhỏ dung dịch nước muối sinh lý vào mũi để làm mềm chất nhầy, giúp mũi bớt nghẹt.
  • Duy trì độ ẩm trong phòng để tránh tình trạng không khí khô hanh.
Lưu ý khi điều trị cảm lạnh
Lưu ý khi điều trị cảm lạnh

Trên đây là cách trị cảm lạnh thông dụng thường gặp mà Thiên Tri đã tổng hợp được. Hy vọng thông qua bài viết mọi người đã có thêm cho mình những thông tin hữu ích. Hãy like và chia sẻ nó cho nhiều người xung quanh bạn cùng tìm hiểu nhé.

Mọi câu hỏi của bạn liên quan đến các sản phẩm của Thiên Tri vui lòng gọi điện đến hotline 0867 995 518 để được giải đáp ngay.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Nghẹt mũi ở trẻ
Nghẹt mũi khiến các trẻ khó chịu và mệt mỏi thường xuyên khuấy khóc, ngủ không ngon giấc. Xem thêm.
Làm thế nào để hết nghẹt mũi khi ngủ?
Bệnh nghẹt mũi gây ra cảm giác khó thở, bức bối đặc biệt vào ban đêm trước khi đi ngủ. Xem thêm.
 Chữa nghẹt mũi cho bà bầu
Nghẹt mũi trong quá trình mang thai thường khiến cho các bà bầu vô cùng khó chịu. Xem thêm.
Cách trị nghẹt mũi tại nhà
Nghẹt mũi gây ra cảm giác mệt mỏi khó chịu làm người bệnh mất tập trung, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Cách trị nghẹt mũi
Cách trị nghẹt mũi an toàn hiệu quả và cải thiện cảm giác khó chịu cho người bệnh. Xem thêm.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi