Những thông tin cần biết khi trẻ sốt mọc răng

Trẻ sốt mọc răng là một trong những hiện tượng vô cùng quen thuộc và phổ biến đối với các gia đình có con nhỏ hiện nay. Đây là một dấu hiệu tích cực, là niềm vui chung cho cả gia đình vì nó đánh dấu một bước phát triển quan trọng của trẻ. Vậy các vấn đề mà phụ huynh cần chú ý khi trẻ sốt mọc răng là gì? Bài viết mời quý độc giả tham khảo các thông tin sau đây. 

Mục lục [ Ẩn ]
Trẻ sốt mọc răng và cách xử trí
Trẻ sốt mọc răng và cách xử trí

1. Tình trạng trẻ sốt mọc răng

Tình trạng trẻ sốt mọc răng là một hiện tượng rất phổ biến ở lứa tuổi trẻ em. Trong các giai đoạn trẻ phát triển, hầu như tất cả các bậc phụ huynh đều quen với việc sốt khi trẻ mọc răng. Khi trẻ bị sốt mọc răng là một dấu hiệu rất bình thường báo hiệu trẻ phát triển đúng chu trình trong quá trình lớn lên. 

Tuy nhiên, mọc răng không hề là một vấn đề đơn giản và dễ dàng với cả các bé và phụ huynh. Đây là quá trình khá gian nan và vất vả. 

Trong quá trình mọc răng, các bé sẽ giảm dần số lần bú sữa mẹ trực tiếp và có sốt nóng đi kèm các dấu hiệu như chảy nhiều nước bọt, tiết nước dãi, bứt rứt khó chịu và quấy khóc cả ngày lẫn đêm. Bé có hiện tượng ngứa lợi nên muốn cắn và nhai những vật cứng và dai khi cầm được. 

Đồng thời khi mọc răng, sức đề kháng của trẻ sẽ bị suy yếu đi, do vậy một số trẻ em trong giai đoạn này dễ mắc các bệnh khác bên cạnh sốt nóng. 

Khi mọc răng, trẻ có thể dễ bị nhiễm khuẩn dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Vào giai đoạn này, trẻ thường sốt nhẹ, có thể đi kèm với dấu hiệu đi lỏng. Hiện tượng này được dân gian truyền nhau gọi là tướt mọc răng. 

Khi trẻ sốt mọc răng, các lợi và nướu của trẻ thường bị sưng to và đỏ rõ rệt. Đây có thể được coi là nguyên nhân khiến cho nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn bình thường. 

Tuy nhiên, sốt mọc răng ở trẻ em thường không có nhiệt độ cao như sốt ở các bệnh lý khác. Nếu trẻ sốt cao hơn 38.5℃ và đi kèm tiêu chảy thì có thể ngoài việc trẻ sốt mọc răng còn do một bệnh lý khác gây ra tình trạng sốt cao đó. 

Dưới đây là một số dấu hiệu giúp các bậc phụ huynh nhận biết được thời điểm trẻ bắt đầu mọc răng và tình trạng trẻ sốt mọc răng để có thể đưa ra các biện pháp xử lý đúng:

  • Trẻ chảy nhiều nước dãi
  • Trẻ khó chịu và hay cáu kỉnh
  • Thường quấy khóc, ít nằm chơi mà phải bế nhiều
  • Ngứa lợi, hay nhai và cắm bất kỳ đồ vật gì trong tầm với
  • Nướu bị sưng đỏ và to lên
  • Bỏ bú hoặc chỉ bú rất ít
  • Khó ngủ dẫn đến tình trạng thức đêm và quấy khóc nhiều hơn
  • Đi phân lỏng và bị tướt mọc răng
  • Sốt nhẹ và nóng người.
Trẻ sốt mọc răng thường sốt nhẹ hơn so với các loại sốt khác
Trẻ sốt mọc răng thường sốt nhẹ hơn so với các loại sốt khác

2. Cách hạ sốt cho trẻ mọc răng

Nếu trẻ sốt mọc răng đơn giản thì các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể bình tĩnh để xử trí giúp trẻ có thể vượt qua giai đoạn này dễ dàng hơn bằng cách xoa dịu cơn đau của trẻ và lưu ý một số biện pháp hạ sốt sau:

  • Dùng khăn ấm lau sạch người cho các bé, đặc biệt là vùng nách, bẹn, trán.
  • Chú ý quần áo cho các bé, tránh mặc quá nhiều quần áo gây bí và ra nhiều mồ hôi ướt cơ thể thì dễ bị cảm lạnh và gây sốt cao.
  • Chú ý vệ sinh răng miệng cho các bé. Cần phải thường xuyên lau nước miếng chảy quanh miệng của trẻ bằng khăn xô ít bông và mềm mại. 
  • Nên cho trẻ uống một chút nước sau khi ăn hoặc sau bú mẹ.
  • Trong trường hợp trẻ có biểu hiện sốt cao trên 38℃ thì cha mẹ nên cân nhắc cho trẻ uống các loại thuốc hạ sốt phụ hợp. Trước khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
  • Các cha mẹ nên chủ động mát xa phần nướu bị sưng đỏ của trẻ khi sốt mọc răng nhằm xoa dịu sự đau và khó chịu cho các bé trong giai đoạn này. 
  • Nếu trẻ sốt cao hơn thì bố mẹ có thể dán miếng hạ sốt cho trẻ hoặc sử dụng các loại lá giã lấy nước uống như rau diếp cá, rau má… Bã của các loại lá này có thể dùng để đắp trên trán cho các bé. Ngoài ra, còn có thể sử dụng các sản phẩm có tác dụng hạ sốt từ thiên nhiên cho trẻ chẳng hạn như Siro thảo mộc Thiên Tri,...

3. Nên cho trẻ ăn gì khi bị sốt mọc răng?

Khi trẻ sốt mọc răng thường chán ăn và bỏ bữa nhiều, chính vì vậy cha mẹ nên chú ý đến vấn đề ăn uống và dinh dưỡng cho bé. Vì bé thường bỏ bú và bú ít nên các mẹ có thể chia nhỏ cữ bú ra để tăng lượng sữa mà bé được bú trong ngày. 

Cho trẻ ăn những món ăn nhẹ nhàng khi sốt mọc răng
Cho trẻ ăn những món ăn nhẹ nhàng khi sốt mọc răng

Việc chia nhỏ cữ bú ra sẽ tốt cho các bé hơn trong việc ăn uống và giúp các trẻ không bị đói. Khi trẻ bú ít các mẹ cũng đừng quá lo lắng vì đó là do các nướu lợi sưng đau khiến cho trẻ bị đau. 

Nếu các bé đang ăn dặm thì các mẹ hoàn toàn có thể sử dụng các loại bánh ăn dặm cho trẻ ăn vừa để bổ sung dinh dưỡng, vừa giúp trẻ ít bị ngứa lợi hơn. 

Có thể sử dụng các loại rau củ và hoa quả được cắt nhỏ và hấp mềm để đánh lạc hướng việc sốt mọc răng của trẻ. Đồng thời có thể cho bé ăn những món ăn mát như rau củ hay bánh pudding nếu phù hợp với lứa tuổi của con. 

Các loại thịt mềm hoặc củ quả được cắt nhỏ và hấp mềm chính, cháo, sữa là nguồn dinh dưỡng đặc biệt tốt để bổ sung cho các bé trong giai đoạn này. 

4. Cách giúp trẻ không bị sốt khi bị mọc răng

Trẻ sốt mọc răng thường ở những tháng đầu đời của bé nên nhiều phụ huynh còn tâm lý lo sợ khi sử dụng thuốc tây nhằm mục đích hạ sốt cho con. Bài viết xin khẳng định rằng, tuy các trẻ còn bé nhưng việc sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều theo chỉ định của bác sĩ là hoàn toàn tốt.

Đồng thời, để hạn chế hơn tình trạng trẻ sốt mọc răng, các mẹ có thể áp dụng một số cách hạ sốt cho trẻ tự nhiên an toàn và đơn giản như sau:

4.1. Sử dụng lá hẹ

Theo Y học cổ truyền, lá hẹ được coi là một loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm tốt. 

Chính vì tác dụng này mà lá hẹ thường được sử dụng để giúp tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập tại vị trí lợi bị viêm do mọc răng ở trẻ. Nhờ giảm viêm và sưng nên cũng có tác dụng hạ sốt cho trẻ. Đồng thời, lá hẹ còn hạn chế khả năng chảy nhiều nước dãi ở trẻ sốt mọc răng.

Để sử dụng lá hẹ giảm đau khi trẻ sốt mọc răng, các mẹ cần chuẩn bị các lá hẹ tươi, rửa thật sạch nhiều lần với nước. Sau đó giã lá hẹ và lọc lấy phần nước. Khi trẻ bú xong hoặc sau khi ăn dặm khoảng 30 phút, các mẹ vệ sinh sạch miệng của bé và bôi đều nước cốt lá hẹ lên vùng lợi sưng đang mọc răng. 

Các mẹ có thể sử dụng lá hẹ ngay khi phát hiện dấu hiệu sớm của việc mọc răng ở trẻ thì sẽ giảm được nhiều ảnh hưởng của quá trình mọc răng đối với các con. 

Sử dụng lá hẹ hạ sốt cho trẻ khi mọc răng
Sử dụng lá hẹ hạ sốt cho trẻ khi mọc răng

4.2. Sử dụng đậu xanh

Đậu xanh là một loại hạt giàu dinh dưỡng và vô cùng an toàn với cả trẻ nhỏ. Khi các mẹ bỉm phát hiện các con có dấu hiệu chảy nhiều nước miếng, sưng lợi thì các mẹ hoàn toàn có thể sử dụng đậu xanh để giúp trẻ không bị sốt khi mọc răng.

Để sử dụng đậu xanh để làm giảm tình trạng sốt khi mọc răng, các mẹ nên chọn các hạt đầu loại đẹp, ngâm cho nở ra trong nước ấm. Sau đó đun cho chín nhừ đậu xanh và xay mịn rồi rây lại . Sử dụng đậu xanh đã xay để rơ lưỡi và lợi cho các bé nhằm giảm sốt khi mọc răng, nhưng cần đảm bảo trẻ không bị hóc khi nuốt nước đậu. 

4.3. Sử dụng rau ngót

Trong Đông y, rau ngót có tính mát, vị ngọt có tác dụng giải độc, tăng tiết nước bọt, lợi tiểu, bổ huyết, sát khuẩn và tiêu viêm. Chính vì các tác dụng đó mà người ta sử dụng rau ngót để hạn chế các trường hợp trẻ sốt mọc răng. 

Cách thực hiện rất đơn giản, bất kỳ ai cũng có thể làm được. Mẹ bỉm cần rửa sạch rau ngót, xay nhuyễn với nước và dùng nước rau ngót để rơ vào miệng, lưỡi, lợi của bé. 

4.4. Sử dụng trà xanh

Trà xanh được biết là loại lá có hoạt tính kháng khuẩn kháng viêm tốt. Đồng thời lá trà xanh không gây kích ứng nên khá hợp với các đối tượng trẻ nhỏ. 

Để sử dụng trà xanh giảm viêm lợi, hạ sốt ở trẻ mọc răng thì phụ huynh cần chú ý rửa sạch lá trà nhiều lần với nước sạch sau đó xay với một chút nước và lọc lấy nước cốt. Sử dụng nước cốt trà xanh để rơ lưỡi cho các con đều đặn mỗi ngày khi nhận thấy dấu hiệu của việc mọc răng ở trẻ. 

Nên chú ý rơ lưỡi khi trẻ đã ăn xong hoặc sau bú khoảng 30 phút. Lúc thực hiện cần chú ý các cử chỉ sao cho thật nhẹ nhàng và cẩn thận, tránh chạm mạnh vào phần lợi bị sưng viêm. 

Trước khi rơ lưỡi cho trẻ, mẹ phải đảm bảo trẻ không bị đói bụng và mẹ cần chú ý quan sát và điều tiết lực rơ và mát xa tại lợi, nướu cho trẻ. Đặc biệt mẹ cũng cần chú ý vệ sinh sạch sẽ tay của mình, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào miệng trẻ thông qua tay mẹ.

Sử dụng trà xanh giảm sốt cho bé
Sử dụng trà xanh giảm sốt cho bé

Trẻ sốt mọc răng không phải là trường hợp hiếm gặp nên hầu hết các gia đình có con nhỏ đều cần tự tìm hiểu để cùng nhau giúp con mình vượt qua được giai đoạn khủng hoảng này. Bài viết trên đây đã nêu ra một số thông tin hữu ích đối với cha mẹ có trẻ đang, sẽ trải qua giai đoạn sốt mọc răng này. 

Mọi câu hỏi của bạn liên quan đến các sản phẩm của Thiên Tri vui lòng gọi điện đến hotline 0867 995 518 để được tư vấn ngay.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Nghẹt mũi ở trẻ
Nghẹt mũi khiến các trẻ khó chịu và mệt mỏi thường xuyên khuấy khóc, ngủ không ngon giấc. Xem thêm.
Làm thế nào để hết nghẹt mũi khi ngủ?
Bệnh nghẹt mũi gây ra cảm giác khó thở, bức bối đặc biệt vào ban đêm trước khi đi ngủ. Xem thêm.
 Chữa nghẹt mũi cho bà bầu
Nghẹt mũi trong quá trình mang thai thường khiến cho các bà bầu vô cùng khó chịu. Xem thêm.
Cách trị nghẹt mũi tại nhà
Nghẹt mũi gây ra cảm giác mệt mỏi khó chịu làm người bệnh mất tập trung, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Cách trị nghẹt mũi
Cách trị nghẹt mũi an toàn hiệu quả và cải thiện cảm giác khó chịu cho người bệnh. Xem thêm.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi