Miếng dán hạ sốt có tốt không? Cách sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ em

Miếng dán hạ sốt rộ lên gần đây và trở thành sự lựa chọn của nhiều phụ huynh, bởi chi phí rẻ và cách dùng đơn giản. Tuy nhiên, có nên dùng miếng dán để hạ sốt cho trẻ không? Cũng như cách dùng chúng như thế nào? Quý bạn đọc hãy cùng Thiên Tri tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Miếng dán hạ sốt cho trẻ
Miếng dán hạ sốt cho trẻ

1. Miếng dán hạ sốt cho trẻ

Miếng dán hạ sốt với thành phần chính là hydrogel. Đây là các polymer dạng chuỗi, không tan và có khả năng hút nước ở vùng da mà chúng tiếp xúc.

Các miếng dán hoạt động theo cơ chế hấp thụ nhiệt ở da, rồi phân tán nhiệt ra ngoài. Do không có chứa thuốc hạ sốt nên chúng chỉ có tác dụng với vùng da được dán mà không giúp hạ nhiệt toàn bộ cơ thể khi trẻ bị sốt

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại miếng dán hạ sốt khác nhau và có loại chứa thêm tinh dầu. Khi tinh dầu bốc hơi cũng có tác dụng giúp hạ nhiệt ngoài da. Do chỉ có tác dụng tại chỗ nên khi dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ thì các bậc phụ huynh có thể kết hợp với thuốc hạ sốt để mang lại hiệu quả tốt nhất.

>>> Xem thêm: Những thông tin cần biết khi trẻ sốt mọc răng

2. Có nên dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ?

Có hai cách cơ bản để hạ sốt đó là: Dùng thuốc hạ sốt và làm mát từ bên ngoài cơ thể.

Với việc làm mát ngoài cơ thể, cha mẹ có thể lau người bằng nước ấm, và/ hoặc đắp khăn ấm lên trán, nách, bẹn của trẻ. Ngoài ra, dùng miếng dán hạ sốt cũng là một biện pháp nhanh chóng, đơn giản để giúp giảm nhiệt cho bé. 

 Các lợi ích dễ thấy khi sử dụng miếng dán hạ sốt:

  • Tiện lợi trong việc sử dụng: Chỉ cần bóc lớp vỏ và dán miếng dán vào trán của trẻ.
  • Hạn chế lạm dụng thuốc hạ sốt: Đối với các bé khó uống thuốc, cũng như với trẻ sơ sinh thì việc cho con uống đủ liều hạ sốt là rất khó khăn. Nhiều bé còn có phản ứng nôn, trớ khi uống thuốc khiến thuốc không đạt được tác dụng. Khi đó, miếng dán hạ sốt là lựa chọn hạ nhiệt hợp lý.
  • Miếng dán hạ sốt dùng được cho trẻ sơ sinh: Các loại miếng dán hạ sốt phần nhiều có thể dùng được cho trẻ sơ sinh, bởi chúng chứa các thành phần lành tính, an toàn, không gây dị ứng và hại da.
  • Hạ nhiệt trong thời gian dài: Khác với thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng trong khoảng 5 tiếng thì miếng dán hạ sốt có thể hạ nhiệt trong thời gian dài, lên tới 10 tiếng.
Miếng dán hạ sốt có thể sử dụng cho cả trẻ sơ sinh
Miếng dán hạ sốt có thể sử dụng cho cả trẻ sơ sinh

Với các ưu điểm như trên, nếu phụ huynh nắm được cách sử dụng miếng dán giữ nhiệt đúng đắn thì đây là một lựa chọn tuyệt vời khi trẻ lên cơn sốt.

3. Cách sử dụng miếng dán hạ sốt cho các bé

Khi trẻ bị sốt cao, phụ huynh hãy cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn và liều lượng bác sĩ chỉ định. Trong khi chờ thuốc hạ sốt có tác dụng thì phụ huynh có thể sử dụng biện pháp tạm thời là miếng dán hạ sốt để làm giảm cơn nóng trong người của bé. 

Cách sử dụng miếng dán này rất đơn giản. Bạn chỉ cần bóc tấm phim rồi dán vào giữa trán của bé. Trước khi dùng cho con, phụ huynh phải lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Đọc kỹ cách dùng, liều dùng, đối tượng sử dụng của miếng dán hạ sốt được ghi trên bao bì sản phẩm.
  • Hỏi ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng miếng dán hạ sốt cho bé nhà mình.
  • Chọn nơi bán sản phẩm uy tín để tránh hàng giả, hàng nhái.
  • Không được dán miếng dán tại vùng da vừa tiêm và vùng da bị thương.
  • Với những trẻ có tiền sử dị ứng thì không nên dùng miếng dán hạ nhiệt 
  • Trong thời gian cho con dùng miếng dán thì phụ huynh phải theo dõi tình trạng của bé, trường hợp xuất hiện dấu hiệu bất thường cần ngưng dùng miếng dán ngay.
Cần quan sát bé khi cho bé sử dụng miếng dán hạ sốt
Cần quan sát bé khi cho bé sử dụng miếng dán hạ sốt

Trên đây là những thông tin hữu ích nhất về miếng dán hạ sốt cho trẻ. Phụ huynh đừng quên ghi chú vào sổ tay của mình những thông tin cần thiết này để chăm sóc tốt cho gia đình nhé. 

Nếu thấy bài viết hay, bạn đừng quên like và chia sẻ về tường để nhiều người cùng biết. Mọi thắc mắc của bạn liên quan đến các sản phẩm Thiên Tri vui lòng gọi điện đến hotline 0867 995 518 để được giải đáp.

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Nghẹt mũi ở trẻ
Nghẹt mũi khiến các trẻ khó chịu và mệt mỏi thường xuyên khuấy khóc, ngủ không ngon giấc. Xem thêm.
Làm thế nào để hết nghẹt mũi khi ngủ?
Bệnh nghẹt mũi gây ra cảm giác khó thở, bức bối đặc biệt vào ban đêm trước khi đi ngủ. Xem thêm.
 Chữa nghẹt mũi cho bà bầu
Nghẹt mũi trong quá trình mang thai thường khiến cho các bà bầu vô cùng khó chịu. Xem thêm.
Cách trị nghẹt mũi tại nhà
Nghẹt mũi gây ra cảm giác mệt mỏi khó chịu làm người bệnh mất tập trung, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Cách trị nghẹt mũi
Cách trị nghẹt mũi an toàn hiệu quả và cải thiện cảm giác khó chịu cho người bệnh. Xem thêm.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi