Cách chữa viêm amidan đúng chuẩn

Điều trị, chữa viêm amidan dứt điểm là mong muốn của nhiều người. Bởi viêm amidan không những gây khó chịu trong sinh hoạt mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Nắm rõ những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn xác định được hướng điều trị chính xác cũng như chủ động đề ra biện pháp ngăn ngừa chứng bệnh này.

Mục lục [ Ẩn ]
Các các chữa viêm amidan hiệu quả
Các các chữa viêm amidan hiệu quả

1. Phương pháp chẩn đoán viêm amidan

Viêm amidan rất dễ xảy ra ở trẻ em, viêm amidan ở trẻ em thường gặp ở trẻ từ 5 - 15 tuổi. Nếu không điều trị tốt, bệnh sẽ tiến triển thành viêm amidan mãn tính và người bệnh phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như: áp xe amidan, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm thanh phế quản, thấp tim, viêm cầu thận,…

Để chẩn đoán xác định bệnh viêm amidan, bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp như sau:

Trước khi sử dụng dụng cụ, bác sĩ chuyên môn sẽ hỏi bệnh nhân xem có các triệu chứng như: sốt, đau họng, khó nuốt, ói, khó thở, hôi miệng,... Sau đó tiến hành các kĩ thuật khám trực tiếp:

  • Dùng đèn đặc biệt để soi khoang tai, mũi, họng nhằm tìm ổ nhiễm khuẩn. 
  • Khám vùng cổ xem người bệnh có bị sưng hạch bạch huyết hay không.
  • Nghe tiếng ran phổi và tiến hành khám ở vùng nách có bị to hay không.

Các bước trên sẽ giúp bác sĩ kết luận bệnh nhân bị viêm amidan nếu có các biểu hiện:

  • Amidan bị sưng đỏ, có mủ hoặc không.
  • Hạch cổ nhỏ, mềm,

Trong một vài trường hợp, bệnh nhân sẽ được chỉ định xét nghiệm.

  • Xét nghiệm máu toàn phần.
  • Xét nghiệm dịch tiết được lấy từ họng bệnh nhân để tìm nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn. Từ đó xây dựng kháng sinh đồ phù hợp với bệnh nhân.
Lấy dịch tiết từ họng
Lấy dịch tiết từ họng

2. Các cách chữa viêm amidan

Nhiều người thắc mắc rằng: Viêm amidan có chữa khỏi được không? Hãy cùng Thiên Tri đi tìm hiểu các cách chữa viêm amidan hiệu quả và câu trả lời cho câu hỏi trên nhé.

2.1. Viêm amidan có chữa khỏi được không?

Viêm amidan gây nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là các bé nhỏ. Bệnh này có thể chữa trị khỏi, nhất là ở giai đoạn cấp tính, khi bệnh mới khởi phát. 

Nếu bệnh chuyển sang cấp độ mãn tính hoặc viêm amidan hốc mủ thì việc chữa viêm amidan sẽ khó khăn hơn. Tuy nhiên, nếu biết điều trị tích cực với đúng phương pháp kết hợp biện pháp phòng ngừa thì bệnh sẽ không tái phát lại.

Vì vậy, kể cả bệnh nhân bị viêm amidan cấp hay mãn tính thì đều phải đến gặp bác sĩ sớm để được can thiệp kịp thời.

Để chữa viêm amidan, chúng ta có thể áp dụng một hoặc nhiều hương pháp sau:

2.2. Chữa viêm amidan tại nhà

Nhiều người hay áp dụng cách chữa viêm amidan tại nhà bằng một số bài thuốc dân gian sau: 

Uống nước chanh tươi pha cùng mật ong

Chanh tươi chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin P, vitamin C, chất xơ, limonene, acid citric, flavonoid polyphenol, salvestrol Q40,.. Vì vậy, chanh tươi có khả năng tăng cường hệ miễn dịch tuyệt vời. 

Theo quan điểm của Đông y, chanh có tính bình, vị chua ngọt, quy kinh phế, có tác dụng sát trùng, thanh nhiệt nên có thể giúp chữa viêm amidan hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: Chanh tươi, mật ong nguyên chất, nước ấm.
  • Vắt nửa quả chanh để lấy nước cốt, sau đó pha cùng 2 muỗng mật ong và 50ml nước ấm.
  • Uống 1 - 2 lần/ngày cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

Súc miệng với nước muối

Muối có tính sát khuẩn cao giúp loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh trong khoang miệng. Đồng thời, nước muối còn giúp loại bỏ các mảng bám thức ăn và ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi giúp hỗ trợ chữa viêm amidan tốt hơn.

Cách thực hiện: 

  • Hòa tan một chút muối trong cốc nước ấm.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sau đó dùng nước muối để súc họng.
  • Súc miệng ở tư thế mặt ngửa lên trời, đầu ngả về phía sau, khò nhẹ để nước muối tiếp xúc với amidan, sau đó nhổ nước ra.
  • Thực hiện súc họng thêm vài lần, cần cẩn thận để tránh sặc nước muối.
  • Súc miệng lại bằng nước sạch.
Súc miệng với nước muối
Súc miệng với nước muối

Ngậm hỗn hợp gừng và mật ong

Gừng là dược liệu quen thuộc trong nhiều bài thuốc chữa các bệnh về đường hô hấp, trong đó có chữa viêm amidan. Gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng giải nhiệt, chống viêm, trừ hàn. Khi kết hợp gừng với mật ong sẽ giúp giảm sưng viêm và nóng rát họng. 

Tuy nhiên, cả hai nguyên liệu này đều có thể gây nóng trong nên chỉ dùng một lần trong ngày và uống vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Người đang bị nhiệt miệng, huyết áp cao hay nóng trong không nên sử dụng bài thuốc này.

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị: 2 củ gừng tươi và mật ong nguyên chất. 
  • Gừng rửa sạch, gọt sạch vỏ và cắt thành lát hoặc giã dập rồi cho vào chén. 
  • Đổ mật ong vào để ngâm. 
  • Người bệnh viêm amidan nên ngậm hỗn hợp này nhiều ngày cho đến khi các triệu chứng viêm hết hẳn. 

2.3. Chữa viêm amidan bằng thuốc

Viêm amidan có 2 loại chính là viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính. Với mỗi trường hợp sẽ cách điều trị khác nhau.

Viêm amidan thể cấp tính

Theo các bác sĩ chuyên ngành, nếu bạn có sức đề kháng tốt thì bệnh viêm amidan cấp tính sẽ tự khỏi trong vòng 5 - 7 ngày, các kháng thể sẽ trong cơ thể sẽ giúp tiêu diệt các virus xâm nhập gây bệnh. 

Tuy nhiên, trong trường hợp viêm amidan do vi khuẩn gây ra thì dùng kháng sinh để chữa viêm amidan là điều cần thiết. Bạn có thể tham khảo phác đồ điều trị bằng kháng sinh sau:

  • Amoxicillin 80 - 100mg/kg/ngày hoặc Cephalexin 50 - 100mg/kg/ngày.
  • Nếu không đáp ứng với điều trị ban đầu, dùng Cefaclor 30 - 50mg/kg/ngày hoặc Cefuroxim 20mg/kg/ngày.
  • Nếu bệnh nhân bị dị ứng với những kháng sinh trên ta có thể thay thế bằng Erythromycin 30 - 50mg/kg/ngày, Clindamycin 15mg/kg/ngày, Azithromycin 10mg/kg/ngày. 

Hoặc người bệnh có thể chờ kết quả phết dịch amidan điều trị theo kháng sinh đồ. Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi đầy đủ và có thể dùng thêm:

  • Các loại kẹo ngậm hỗ trợ giảm đau rát họng, viêm amidan.
  • Thuốc chống viêm giảm phù nề và thuốc giảm đau.
Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc

Viêm amidan mãn tính

Viêm amidan hốc mủ, viêm amidan quá phát và viêm amidan xơ teo là các thể của viêm amidan mãn tính. Các trường hợp này phải kết hợp điều trị nhiều loại thuốc mới có thể kiểm soát được tình trạng bệnh.

Các loại thuốc thường được sử dụng chữa viêm amidan khi bị mãn tính là:

  • Các thuốc kháng viêm: Oropivalone, betadine, lysopaine,… giúp giảm các triệu chứng viêm của bệnh. Người bệnh có thể sử dụng thêm các thuốc chữa viêm amidan tại chỗ như alpha chymotrypsin, papain,...
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: Paracetamol, thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen, aspirin. Những người bị bệnh gan và viêm loét dạ dày - tá tràng cần lưu ý khi sử dụng các thuốc hạ sốt, giảm đau này.
  • Các loại thuốc kháng sinh: Một số biệt dược như zinnat, cephalexin, clamoxyl,… Các thuốc này đều có liều dùng cho trẻ nhỏ, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cho con.
  • Trường hợp viêm amidan hốc mủ do liên cầu B thì dùng thuốc kháng sinh penicillin G. Sử dụng thuốc tầm 15 ngày.
  • Thuốc giảm ho khan, giảm xung huyết, giảm ho có đờm.
  • Nước muối, dung dịch súc họng, súc miệng.
  • Viên ngậm thảo dược
  • Thuốc xông họng: Pha dexamethasone và gentamycin 80mg với nhau. Xông họng từ 1 - 2 lần/ngày giúp tiêu viêm, giảm sưng họng.

2.4. Phẫu thuật viêm amidan

Phẫu thuật cắt amidan là phương pháp chữa viêm amidan được chỉ định nếu xảy ra các biến chứng khó kiểm soát như: 

  • Khó thở khi ngủ, thở khó khăn, hội chứng ngưng thở khi ngủ do bị chèn ép.
  • Amidan quá phát gây ngủ ngáy, khó nuốt, nói ngọng.
  • Amidan viêm mạn tính có đợt tái phát cấp tính từ 3 - 5 lần/năm.
  • Tình trạng viêm amidan có biến chứng: viêm cầu thận cấp, áp xe quanh amidan, thấp tim, thấp khớp, thấp tim,...
  • Có ổ viêm mạn hốc mủ, hình thành bã đậu gây hôi miệng thường xuyên.
  • Viêm amidan có sỏi.
  • Phế họng Amidan có mầm bệnh như liên cầu khuẩn nhóm A, bạch hầu, nấm.
  • Nghi ngờ ác tính.

Tuy nhiên, một số trường hợp mắc amidan không được chỉ định phẫu thuật cắt như:

  • Người có tiền sử mắc bệnh suy tủy, Hemophilia A, B, C; xuất huyết giảm tiểu cầu, ung thư máu,… hay người có rối loạn đông máu bẩm sinh. 
  • Người đang gặp tình trạng nhiễm khuẩn tại chỗ hoặc toàn thân
  • Người có bệnh mạn tính điều trị chưa ổn định
  • Phụ nữ đang có thai hoặc các chị em đến kỳ kinh nguyệt.

Bác sĩ chuyên môn sẽ mổ dưới gây mê nội khí quản qua đường mũi bằng các phương pháp cắt sau:

  • Cắt amidan bóc tách thòng lọng. 
  • Cắt amidan bằng coblator.
  • Cắt amidan bằng dao điện.
Phẫu thuật viêm amidan
Phẫu thuật viêm amidan

3. Chăm sóc bệnh nhân bị viêm amidan

Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh, cũng như phòng ngừa bệnh viêm amidan tái phát/phát sinh, chúng ta cần áp dụng một số biện pháp đơn giản dưới đây:

  • Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, uống thuốc đủ liều và đúng giờ.
  • Đánh răng và vệ sinh họng tối thiểu 2 lần/ngày. Ngoài ra, bạn cần thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng, súc họng, rửa mũi và vệ sinh tai.
  • Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng. Đặc biệt chú ý tăng cường bổ sung vitamin C để nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể.
  • Hạn chế ăn uống những đồ uống hoặc thức ăn quá lạnh.
  • Giữ ấm họng, vùng cổ vào mùa đông lạnh, hay khi thời tiết thay đổi thất thường.
  • Hạn chế chia sẻ hoặc sử dụng chung vật dụng cá nhân và thức ăn với người đang bị viêm amidan. Cụ thể như chén, đũa, cốc nước, bàn chải đánh răng, khăn mặt,...
  • Thăm khám và chữa khỏi các bệnh lý đường hô hấp. Điển hình như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi,...
  • Không hút thuốc lá, cũng như hạn chế sử dụng các loại rượu bia. Cũng cần tránh nơi có khói thuốc hay môi trường nhiều khói bụi.
  • Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chống lại tác nhân gây bệnh.

Viêm amidan là bệnh lý hô hấp không quá nghiêm trọng, có đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị bảo tồn. Hy vọng với các cách chữa viêm amidan trên, bạn sẽ không còn bối rối nếu gặp phải căn bệnh này.

Nếu thấy bài viết hay, bạn đừng quên ấn like và chia sẻ về tường của mình để ngâm cứu lại nhé. Mọi câu hỏi của bạn liên quan đến các sản phẩm của Thiên Tri vui lòng gọi điện đến số điện thoại 0867 995 518 để được tư vấn ngay.

Xếp hạng: 5 (4 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Các tiêu chí lựa chọn siro ho cho bé
Lựa chọn loại siro an toàn, hiệu quả tốt giúp trẻ giảm ngay triệu chứng ho. Tìm hiểu thêm>>
Tất tật những điều bạn nên biết về bệnh Lao màng phổi
Lao màng phổi là một trong những bệnh lao ngoài phổi nguy hiểm. Tìm hiểu thêm>>>
Phác đồ điều trị lao hiệu quả nhất hiện nay
Cần điều trị bệnh kịp thời để bệnh không tiến triển nặng hơn và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Các triệu chứng lao phổi thường gặp
Triệu chứng của lao phổi có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác.
Những điều bạn cần biết về bệnh lao phổi
Lao phổi là một trong những tình trạng bệnh lao thường gặp nhất.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi