Bách khoa toàn thư về bệnh viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản là nỗi ám ảnh của nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ. Không khó để phát hiện, cũng như điều trị bệnh nếu nắm được hết những thông tin trong bài viết này. Mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản

1. Viêm tiểu phế quản là bệnh gì?

Viêm tiểu phế quản là tình trạng viêm nhiễm cấp tính các cuống phổi nhỏ hay còn được gọi là các tiểu phế quản. 

Do cấu tạo rất nhỏ (đường kính < 2mm) và mềm nên khi bị viêm, các tiểu phế quản sẽ bị xẹp lại, khiến không khí không đi vào được, dẫn tới tắc nghẽn đường thở. Hậu quả là người bệnh bị khó thở, hoặc thở khò khè, nặng hơn nữa là thiếu oxy để thở.

Căn bệnh này hầu như chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ (trẻ dưới 24 tháng tuổi), thường gặp nhất là các bé từ 3 - 6 tháng tuổi (chiếm tới 80% các ca bệnh). 

Viêm tiểu phế quản diễn biến quanh năm nhưng hay bùng phát khi thay đổi thời tiết, như khi vào mùa mưa (các tỉnh phía Nam), hoặc trời trở lạnh (ở các tỉnh phía Bắc).

Theo nguyên nhân gây bệnh, viêm tiểu phế quản được phân ra làm 2 loại chính:

  • Viêm tiểu phế quản do virus: Hầu hết các trường hợp viêm tiểu phế quản đều là do RSV - virus hợp bào hô hấp gây ra. Virus bùng phát vào mỗi mùa đông và phần lớn gây bệnh cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi.
  • Viêm tiểu phế quản do tắc nghẽn: Tình trạng này hiếm gặp và nguy hiểm ở người lớn. Bệnh để lại sẹo làm chặn đường thông khí, dẫn tới tắc nghẽn đường thở.

2. Triệu chứng viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản thường có triệu chứng ban đầu tương tự như cảm lạnh như:

  • Nghẹt mũi
  • Sổ mũi
  • Sốt nhẹ (có thể có hoặc không)
  • Ho
  • Sau này một tuần có thể khó thở hoặc tiếng huýt sáo khi thở ra (thở khò khè).
  • Một vài trường hợp bị nhiễm trùng tai (viêm tai giữa).

Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh trở nặng với các triệu chứng như:

  • Có tiếng khò khè
  • Nôn
  • Có biểu hiện rút lõm lồng ngực: Xương sườn bị lõm xuống khi người bệnh hít vào.
  • Thở nông và nhịp thở nhanh (trên 60 lần/phút).
  • Với trẻ nhỏ thì có biểu hiện bú kém, li bì.
  • Phản ứng chậm chạp hoặc hôn mê
  • Da móng tay và môi chuyển sang tím tái do thiếu oxy.

Nếu có những triệu chứng nặng như trên thì phải đưa người bệnh nhập viện ngay.

Triệu chứng viêm tiểu phế quản
Triệu chứng viêm tiểu phế quản

3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tiểu phế quản

Đối với viêm tiểu phế quản do nguyên nhân virus thì phần lớn các trường hợp mắc bệnh đều do virus hợp bào hô hấp (RSV) gây ra. Loại virus này thường lây nhiễm cho các bé nhỏ hơn 2 tuổi. 

Ngoài RSV, một số virus khác cũng gây viêm tiểu phế quản như:

  • Rhinovirus
  • Virus á cúm tuýp 3
  • Các nguyên nhân ít gặp hơn là virus cúm A và B, á cúm tuýp 1 và 2, Mycoplasma pneumoniae, Metapneumovirus và adenoviruses. 

Các virus rất dễ lây lan qua đường giọt bắn khi người bị bệnh đang ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Chúng cũng lây qua đường tiếp xúc, khi chúng ta chạm vào các đồ dùng của người bệnh, sau đó chạm vào mũi, miệng hay mắt.

Vì vậy, cần giữ khoảng cách an toàn khi nói chuyện với người bệnh. Cũng như đeo khẩu trang khi ra ngoài và rửa tay bằng xà phòng có tính sát khuẩn khi về tới nhà, trước khi ăn cơm,..

Các yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm tiểu phế quản do virus, bao gồm:

  • Hệ miễn dịch suy yếu như trẻ sinh non, ngạt nước ối,...
  • Có bệnh nền là bệnh tim hoặc các bệnh phổi.
  • Tiếp xúc với khói thuốc lá cả chủ động và thụ động.
  • Trẻ kháng thể kém do không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
  • Sống trong gia đình chật chội, có đông người.
  • Môi trường sống có nhiều người mắc bệnh.

Đối với viêm tiểu phế quản do tắc nghẽn, những nguyên nhân đã xác định được gồm:

  • Biến chứng từ các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác.
  • Mùi từ hóa chất như clo, amoniac, thuốc tẩy.
  • Do phản ứng bất lợi với thuốc.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh này ở người trưởng thành là:

  • Đã thực hiện ghép tủy xương, tim hoặc phổi.
  • Làm việc hoặc sống trong môi trường có hóa chất nguy hiểm.
  • Mắc bệnh mô liên kết tự miễn.
  • Hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá theo phương thức thụ động.
Hắt hơi làm bắt virus ra ngoài không khí
Hắt hơi làm bắt virus ra ngoài không khí

4. Biến chứng của bệnh viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản là bệnh lý tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu người mắc không phát hiện sớm và có biện pháp điều trị đúng đắn, rất có thể bị suy hô hấp và tử vong.

Các biến chứng thường gặp khi mắc viêm tiểu phế quản là:

  • Viêm tai giữa
  • Viêm phổi do bội nhiễm
  • Suy hô hấp
  • Xẹp phổi do tắc đờm

5. Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm tiểu phế quản

Bác sĩ chuyên khoa có thể chẩn đoán bệnh thông qua khám thực thể và nghe phổi. Tuy nhiên, cần khám kỹ để phân biệt bệnh nhân mắc viêm tiểu phế quản hay bị cảm cúm hoặc cảm lạnh.

Nếu bệnh nhân có nguy cơ viêm tiểu phế quản nặng, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn hoặc nghi ngờ vấn đề khác, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm khác như:

  • X - quang ngực: Thường cho thấy hình ảnh cơ hoành hạ thấp, lồng ngực giãn và mờ rốn phổi.
  • Xét nghiệm siêu vi: Bằng cách xét nghiệm mẫu chất nhầy ở mũi, họng nhằm tìm ra virus gây viêm tiểu phế quản.
  • Xét nghiệm máu: Có thể được sử dụng để kiểm tra số lượng tế bào bạch cầu của người bệnh.
  • Đo SpO2: nhằm đánh giá tình trạng bão hòa oxy trong máu. Được chỉ định trong trường hợp thiếu oxy máu và suy hô hấp nặng.

Ngoài ra, bác sĩ phụ trách cũng có thể hỏi phụ huynh về các dấu hiệu mất nước, đặc biệt là nếu người bệnh không chịu uống hoặc bị nôn. Dấu hiệu mất nước bao gồm khô miệng, khô da, mắt trũng, uể oải và ít hoặc không đi tiểu.

6. Các phương pháp điều trị bệnh viêm tiểu phế quản

Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh viêm tiểu phế quản có thể khỏi sau từ 1 - 2 tuần điều trị. Các phương pháp điều trị hay được áp dụng, bao gồm:

6.1. Điều trị viêm tiểu phế quản theo Tây y

Việc điều trị bệnh viêm tiểu phế quản chủ yếu là điều trị triệu chứng. Cần phải thường xuyên làm thông thoáng đường hô hấp bằng cách hút dịch mũi họng và cho uống nước đầy đủ. Đối với trẻ nhỏ, cần phải cho bú mẹ thường xuyên hơn, nếu bé không bú được thì vắt sữa ra, đút từng thìa một.

Sử dụng điều trị viêm tiểu phế quản bằng thuốc
Sử dụng điều trị viêm tiểu phế quản bằng thuốc

Người mắc viêm tiểu phế quản nhẹ hoàn toàn có thể điều trị ngoại trú bằng cách:

  • Uống đủ nước để làm dịu cơn ho, loãng dịch đờm.
  • Sát khuẩn mũi, họng bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.
  • Điều trị triệu chứng: Thuốc hạ sốt như ibuprofen, paracetamol thường được sử dụng nếu có dấu hiệu sốt. Chống chỉ định aspirin cho trẻ dưới 2 tuổi vì có nguy cơ mắc hội chứng Reye khi dùng thuốc. 
  • Kháng sinh chỉ được dùng khi người bệnh có kèm với biến chứng viêm phổi.
  • Có thể uống thuốc long đờm, trị ho theo hướng dẫn của bác sĩ. 

6.2. Điều trị viêm tiểu phế quản bằng thuốc nam

Bên cạnh thuốc Tây, các bạn hoàn toàn có thể tham khảo thêm những bài thuốc dân gian để hỗ trợ điều trị bệnh an toàn và hiệu quả. Dưới đây là 3 bài thuốc nam với thành phần 100% tự nhiên rất hiệu quả với bệnh viêm tiểu phế quản:

  • Hoa đu đủ đực: Hấp cách thủy hoa đu đủ đực cùng đường phèn từ 20 - 30 phút. Sau đó lấy nước uống và ăn cả phần hoa, kiên trì sử dụng từ 1 - 2 tuần sẽ đạt hiệu quả điều trị bệnh tối đa.
  • Gừng và mật ong: Rửa sạch 1 củ gừng già, sau đó cắt lát mỏng và ngâm cùng mật ong từ 6 - 8 giờ. Ngậm trực tiếp hỗn hợp sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình điều trị bệnh bệnh.
  • Mơ hầm: Làm sạch quả mơ, cho vào nồi hầm cùng cam thảo, nước chanh và mật ong trong khoảng 30 phút, cho tới khi hỗn hợp được cô đặc. Dùng thìa nghiền nát quả mơ, rồi lọc qua rây để loại bỏ xơ. Sử dụng 2 lần/ngày, trong vòng 2 tuần để đạt kết quả tối đa.

7. Chăm sóc và phòng ngừa viêm tiểu phế quản

Chúng ta có thể giúp người bệnh viêm tiểu phế quản kiểm soát tốt bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Giúp người bệnh uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ phụ trách.
  • Giữ không khí luôn ẩm: Không khí khô có thể làm tình trạng khó thở thêm nặng nề. Vì vậy nên hạn chế sử dụng máy lạnh. Thay vào đó hãy sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương để làm ẩm không khí.
  • Đảm bảo môi trường của người ốm không có khói thuốc lá.
  • Để người bệnh nằm tư thế đầu cao hơn mình, điều này giúp họ dễ thở hơn.
  • Tránh tình trạng mất nước: Bằng cách cho bệnh nhân uống nước đầy đủ, hoặc dùng nhiều nước ép trái cây để bổ sung khoáng chất.
  • Hướng dẫn hoặc giúp người bệnh nhỏ mũi và súc họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý.
Uống thuốc đúng giờ
Uống thuốc đúng giờ

Một số cách giúp phòng bệnh viêm tiểu phế quản, bao gồm:

  • Hạn chế tiếp xúc với những người cảm lạnh, bị sốt hoặc người lớn bị mắc viêm tiểu phế quản. 
  • Làm sạch và khử trùng bề mặt thường xuyên chạm vào, như tay nắm cửa, đồ chơi,...
  • Che miệng khi hắt hơi và ho. Sau đó rửa tay hoặc sử dụng nước rửa tay có cồn.
  • Uống nước bằng cốc riêng. Đặc biệt đối với những người đang bị bệnh, rất dễ truyền virus sang cho người khác nếu không dùng đồ sinh hoạt riêng.
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng có tính sát khuẩn.
  • Cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để tăng sức đề kháng cho trẻ.
  • Nên tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm cho tất cả mọi người trên 6 tháng tuổi.
  • Với trẻ mắc bệnh phổi, trẻ sinh non hoặc trẻ có hệ thống miễn dịch bị suy giảm, có thể dùng kháng thể đơn dòng palivizumab (Synagis) để giảm khả năng nhiễm RSV.

Sự hiểu biết và chăm sóc đúng cách sẽ góp phần giúp người bệnh hồi phục tốt hơn. Hy vọng những kiến thức trên giúp ích nhiều cho bạn về căn bệnh này. Nếu thấy bài viết thú vị hãy like và chia sẻ nó cho mọi người xung quanh bạn cùng tìm hiểu nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành.

Mọi câu hỏi của bạn liên quan đến các sản phẩm của Thiên Tri vui lòng gọi điện đến số điện thoại 0867 995 518 để được tư vấn ngay.

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh
  • Dược sĩ Đại học Lê Hạnh

    Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Hạnh chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh về tóc và da đầu. Đảm bảo đưa tin chính xác nhanh chóng và kịp thời cũng như giải quyết khó khăn của người bệnh.

     

Bài viết khác

Các tiêu chí lựa chọn siro ho cho bé
Lựa chọn loại siro an toàn, hiệu quả tốt giúp trẻ giảm ngay triệu chứng ho. Tìm hiểu thêm>>
Tất tật những điều bạn nên biết về bệnh Lao màng phổi
Lao màng phổi là một trong những bệnh lao ngoài phổi nguy hiểm. Tìm hiểu thêm>>>
Phác đồ điều trị lao hiệu quả nhất hiện nay
Cần điều trị bệnh kịp thời để bệnh không tiến triển nặng hơn và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Các triệu chứng lao phổi thường gặp
Triệu chứng của lao phổi có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác.
Những điều bạn cần biết về bệnh lao phổi
Lao phổi là một trong những tình trạng bệnh lao thường gặp nhất.

Bình luận

Kết nối với Thiên Tri

Thiên Tri sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu tư vấn, xin hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi